Vòng Tròn Màu Sắc Và Các Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế Nội Thất

Vòng tròn màu sắc là một nền tảng cơ bản trong các lĩnh vực liên quan đến màu sắc, từ các môn nghệ thuật như hội họa, thời trang đến thiết kế kiến trúc, nội thất. Một nhà thiết kế cần hiểu các kiến thức và quy luật cơ bản về màu sắc, nó giúp việc lựa chọn và phối màu một cách dễ dàng, tạo ra tắc phẩn thú vị và ấn tượng. Ta cùng xem các nguyên tắc phối màu từ chuyên gia công ty Kiến Trúc Hoàng Gia tổng hợp theo kinh nghiệm thực tế

Xem thêm:

>>> Kích thức ảnh thumnail, ảnh bìa Youtube

>>> Kích thước ảnh Banner facebọọk

Vòng tròn màu sắc là gì?

Vòng tròn màu sắc còn gọi là bánh xe màu sắc, là một bảng màu được cấu thành từ 12 màu chủ đạo, từ những màu này phối hợp với nhau tạo thành số lượng màu khổng lồ. 12 màu của vòng tròn màu sắc được chia thành 3 cấp gồm: màu cấp 1(màu cơ bản), màu cấp 2, màu cấp 3.

Vòng tròn màu sắc
Vòng tròn màu sắc áp dụng phổ biến trong kiến trúc, nội thất, hội họa

Từ 2 hoặc nhiều màu bất kỳ trong vòng tròn màu sắc theo các nguyên tắc phối màu được phối hợp với nhau tạo nên 1 màu mới. Cho nên vòng tròn màu này rất quan trọng và là nền cơ bản cho rất nhiều màu khác nhau.

Cấu tạo vòng tròn màu sắc

Gồm có 12 màu như đã nói bên trên, được chia thành 3 cấp độ như sau:

Màu cấp 1-Primary Colour

Đây là 3 màu chủ đạo, 3 màu chính để tạo thành tất cả các màu sắc khác trên thế giới này khi chúng được hòa trộn với nhau theo một tỉ lên nhất định nào đó, sẽ cho ra màu cấp 2 và cấp 3. Những màu cơ bản này là:

  • Màu đỏ- Red color
  • Màu xanh- Plue color
  • Màu vàng- Yellow color

3 màu cấp 1

Màu cấp 2 – Secondary Colour

Màu cấp 2 được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản- màu cấp 1 lại với nhau với cùng tỷ lệ 1-1

  • Tím (purple) được tạo bằng cách trộn xanh và đỏ với nhau
  • Cam (orange) tạo thành từ trộn màu đỏ và vàng
  • Xanh lá cây (green) từ trộn vàng và xanh

chúng ta sẽ có màu cấp hai.

Màu cấp 3 – Tertiary Colour

Được tạo thành từ pha trộn với tỷ lệ 1-1 giữa màu cấp 1 với màu cấp 2 đứng cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Cùng với cách làm tương tự như trên (pha với tỷ lệ bằng nhau giữa các màu đứng cạnh nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc

6 màu cấp 3 gồm:

  • Cam Vàng
  • Cam Đỏ
  • Tím Lam
  • Tím Đỏ
  • Lục Lam
  • Lục Vàng.

Vòng tròn màu sắc

Màu nóng và màu lạnh là gì ?

Vòng tròn màu sắc gồm 12 màu, nhưng chúng được chia thành 2 nhóm khác nhau, bởi chúng có thể gây nên hiệu ứng thị giác trái ngược, đó là màu nóng và màu lạnh:

  • Màu nóng (Warm Colour) là những màu ngả dần về phía màu đỏ như: Vàng, Cam Vàng, Cam, Cam Đỏ, Đỏ… chúng gây cảm giác ấm áp, gần gũi, trong thiết kế nó tựng trưng cho nhiệt độ cao, nhiệt huyết sẵn sàng đương đầu thử thách. Gợi cảm giác ấm áp và gân gũi. Trong nội thất nó là những màu tiến, thích hợp sử dụng cho không gian rộng rãi, là cho người ta cảm thấy hẹp hơn, gần gũi hơn
  • Nhóm màu lạnh (Cool Colour) bao gồm cả màu ngả dần về xanh như: Lục Vàng, Lục, Lục Lam, Lam, Tím Lam, Tím, Tím Đỏ. Tạo cảm giác mát mẻ và sâu lắng, êm đềm. Trong nội thất nó là màu lùi, thích hợp cho không gian hẹp, làm cho mắt nhìn cảm thấy không gian rộng hơn.
Màu nóng và màu lạnh cấu thành vòng tròn màu
Màu nóng và màu lạnh cấu thành vòng tròn màu

Cách phối màu cơ bản nhất theo vòng tròn màu sắc

Phối màu tương phản

Tương phản có nghĩa là 2 màu sắc đối xứng với nhau trên vòng tròn bánh xe màu sắc. Nguyên tắc phối màu tương phản tạo ra những màu đích đầy năng lượng, dễ dàng thu hút sự chú ý của người nhìn. Do vậy, nó thường được vận dụng để tạo ra những điểm nhấn quan trọng trong mẫu thiết kế hoặc trong trang phục.

Phối màu tương phản
Phối màu tương phản dễ tạo ra tác tượng hoặc rối rắm

Đây là cách phối màu ấn tượng, tuy nhiên nó như con dao hai lưỡi, nếu thiết kinh nghiệm và làm không đúng rất dễ gây nên sự rối rắm

Cách phối màu tương phản: Cách này đơn giản, chỉ cần cho mình một màu chủ đạo, sau đó quan sát bánh xe màu sắc, chọn màu đối xứng qua tâm vòng tròn với màu chủ đạo vừa chọn.

Nguyên tắc phối màu tam giác (bổ túc bộ ba)

3 màu cách đều hoặc gần đều gắn kết nhau theo hình tam giác trên vòng tròn màu. Kiểu phối màu này tạo cảm giác cân bằng, hài hòa cho người xem.

Phối màu tương đồng

Cách phối màu tương đồng có nghĩa là phối những tông màu gần kề nhau trên bánh xe màu sắc. (thông thường sẽ là ba màu). Những gam màu được phối theo nguyên tắc này tạo ra một màu đích vô cùng nhã nhặn và có sức thu hút.

Phương pháp này nhằm tạo ra sự đa dạng trong màu sắc, là sự kết hợp giữa các màu này đứng liền kề nhau trên bánh xe màu, nên nó không quá khác biệt về tông màu nên tạo ra những màu sắc khá dịu nhẹ và bắt mắt, tạo hiệu ứng dễ chịu với thị giác người nhìn.

Cách phối màu tương đồng: Bạn lựa chọn ra một màu chủ đạo, sau đó chọn 2 màu kề bên (quan sát trên bánh xe màu sắc) để tương tác với màu chính.

Phối màu bổ túc bộ 4 (vuông hoặc chữ nhật)

Bao gồm một gam màu chính và ba màu bổ sung (1 màu sẽ có tác dụng làm nhấn). Tất cả bốn màu được phân phối đều xung quanh bánh xe màu, tạo thành hình vuông hoặc chữ nhật. Phương pháp này tạo cảm giác phong phú và cân bằng giữa các sắc thái

Trên đây là lý thuyết cũng như công thức và cấu tạo của bánh xe màu được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong ngành thiết kế thời trang, nội thất, hay bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Phối màu 60-30-10 theo vòng tròn màu và nguyên tắc vàng

Cách phối màu được sử dụng nhiều trong kiến trúc tối giản, tuy nó không gây ra hiệu ứng và kích thích như phối màu tương phản. Nhưng cần sự khắc khe trong nguyên tắc và kinh nghiệm người thiết kế. Nguyên tắc này dựa trên tỷ lệ vàng, thường được áp dụng trong kiến trúc và nội thất tối giản

Cách phối màu như sau : Chọn một màu chính để làm chủ đạo, sau đó chọn màu trang trí, và màu điểm nhấn. 3 này này theo tỷ lệ tương ứng 60%, 30%, 10%

Màu sắc chủ đạo 60% Khi áp dụng thực tế, trong thiết kế nội thất các căn phòng (nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ) thì các mảng lớn (như mảng tường, trần, vách …) được dành cho màu sắc chủ đạo.

Màu trang trí chiếm hoảng 30% không gian còn lại (kể cả đồ nội thất) được sơn màu này

Màu điểm nhấn chiếm 10% không gian và đồ nội thất được trang hoàng bằng loại màu sống động mang tính nhấn mạnh (có thể là màu nóng – xem thêm tính chất màu sắc).

Lịch sử vòng tròn màu sắc- Bánh xe màu sắc

Bánh xe màu sắc tiếng Anh là Color Wheel được phát minh vào năm 1666 bởi một nhà bác học không hề xa lạ Isaac Newton. Ông đã ánh xạ phổ màu lên một vòng tròn, tạo nên một công cụ tham chiếu màu sắc được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế. Bánh xe màu là cơ sở của lý thuyết màu sắc, bởi nó cho thấy mối quan hệ rõ ràng nhất giữa các màu.

Từ những phát minh của ông, qua nhiều quá trình bổ sung và phát triển thêm của những người đi sau, ta được một vòng tròn màu hòa thiện như ngày nay.

Các lý thuyết và kiến thức về vòng tròn màu sắc và nguyên tăc phối màu giành cho người mới và người không chuyên với lời khuyên từ chuyên gia Kiến Trúc Hoàng Gia, hy vọng cung cấp cho các bạn kiến thức bổ ích trong lĩnh vực nghê thuật. Để chúng ta có thể có những giải pháp lựa chọn đúng, khi gặp phải trong thực tế khi có cơ hội đối diện trong các lĩnh vực kiến trúc, nội thất, hội họa.

Từ khóa » Vòng Tròn Nhiều Màu