Vòng Tua Máy Là Gì? Tất Cả Những Điều Cần Biết Về ... - Kata Vina

Để đánh giá sức mạnh và khả năng hoạt động hiệu quả của một động cơ ô tô người ta thường chú ý đến công suất, mô men và vòng tua máy. Công suất và mô men động cơ khá quen thuộc với người sử dụng khi lựa chọn loại ô tô hay phiên bản ô tô. Tuy nhiên, vòng tua máy lại là một thuật ngữ còn khá xa lạ với nhiều người dùng. Vậy vòng tua máy là gì? Trong bài viết này, KATA sẽ giải đáp những thắc mắc, các vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm về vòng tua máy ô tô.

Cùng với công suất và mô men, vòng tua máy là thông số đánh giá hiệu suất ô tô Cùng với công suất và mô men, vòng tua máy là thông số đánh giá hiệu suất ô tô

1. Vòng tua máy là gì?

Vòng tua máy là một khái niệm để chỉ hiệu suất vận hành của động cơ ô tô. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thực sự của vòng tua máy là gì. Thực tế cho thấy ba thông số công suất, mô men và vòng tua máy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, vòng tua máy được định nghĩa là số vòng quay của động cơ trên một phút, được tính bằng đơn vị rpm.

Vòng tua máy biến đổi tỷ lệ thuận với công suất của ô tô và đạt mức cực đại khi vòng tua ở 5000 vòng/ phút. Vòng tua máy càng nhanh đồng nghĩa với sức mạnh động cơ càng lớn, làm cho khả năng vận hành của ô tô tốt hơn. Khi ô tô đang ở số 1, vòng tua máy rất cao do ô tô cần lực kéo lớn để khởi động từ mốc 0km/h. Sau khi di chuyển đến các số sau vòng tua máy sẽ giảm xuống dần do không cần nhiều lực kéo như ban đầu. Đồng thời, vòng tua máy giảm khi tốc độ di chuyển ổn định sẽ giúp xe vận hành êm ái, mượt mà hơn mà không bị giật.

Mặc dù, vòng tua máy và công suất tỉ lệ thuận với nhau nhưng không thể tăng vòng tua máy quá cao. Nếu vòng tua đạt trên 5000 vòng/ phút, xu-nap khi đó sẽ rơi vào trạng thái lơ lửng, nhiên liệu vào buồng đốt bị thải ra ngoài gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ. Vậy vòng tua máy khoảng bao nhiêu là lý tưởng nhất?

Vòng tua máy khoảng 5000 vòng/phút là mức cực đại Vòng tua máy khoảng 5000 vòng/phút là mức cực đại

2. Vòng tua máy ô tô bao nhiêu là hợp lý

Đối với động cơ xăng, tốc độ quay khởi động của xe đạt 50 vòng/ phút. Ô tô hoạt động ở chế độ không tải, thường vòng tua máy đạt trong khoảng từ 700-750 vòng/ phút. Thời điểm này, nhiệt độ rơi vào khoảng 80-90 độ không quá nóng đảm bảo cho động cơ xe hoạt động ổn định và mượt mà. Còn với động cơ diesel tốc độ quay trung bình khi khởi động động cơ là 90 vòng/ phút

Trong trường hợp xe không hoạt động một thời gian, khi khởi động lại bạn sẽ cảm nhận được các quãng giật cục. Đây là lúc này xe sẽ tự động tăng vòng tua máy lên 1.000 vòng/phút. Bạn cũng không nên quá lo lắng khi thấy vòng tua máy tăng đột ngột trong trường hợp này, đây là một cơ chế bình thường của động cơ ô tô.

Vòng tua máy hợp lý khoảng 1000 vòng/phút Vòng tua máy hợp lý khoảng 1000 vòng/phút

Vòng tua máy của xe nằm ở khoảng từ 1.400 - 1.800 vòng/phút khi vận hành nhằm giúp tài xế dễ dàng chuyển số từ số 1 - 2. Khi chuyển từ số 2 qua số 3 thì vòng tua máy ở khoảng 1.300 - 1.700 vòng/phút, còn xe hoạt động ở số 3 - 5 thì vòng tua khoảng dao động từ 1.200 - 1.600 vòng/phút.

Các tài xế nên lưu ý khoảng vòng tua máy phù hợp với từng số để việc sang số được thuận tiện hơn. Nếu bạn muốn phanh gấp khi di chuyển với tốc độ cao, hãy về số và giảm vòng tua máy để động cơ hoạt động mượt mà hơn.

Mỗi số xe sẽ tương ứng với một khoảng vòng tua máy phù hợp Mỗi số xe sẽ tương ứng với một khoảng vòng tua máy phù hợp

3. Nguyên nhân vòng tua máy ô tô không ổn định

Vòng tua máy không ổn định có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân điển hình thường gặp như:

  • Cảm biến lưu lượng gió bị lỗi

Thông thường, cảm biến lưu lượng gió sẽ phát hiện lưu lượng không khí đi vào hệ thống phun nhiên liệu và thông báo đến ECU. Bộ xử lý ECU dựa vào thông tin này điều khiển để hệ thống nhiên liệu cung cấp một lượng vừa đủ. Tuy nhiên, khi cảm biến bị lỗi, ECU đưa ra tín hiệu không chính xác dẫn đến nhiên liệu cung cấp vào ít hơn hoặc bị thừa. Điều này gây ra tình trạng vòng tua máy không ổn định.
  • Bộ lọc hay vòi phun nhiên liệu bị bẩn

Nếu vòi phun, bộ lọc bị bẩn, bụi bám lâu ngày sẽ làm quá trình phun nhiên liệu vào xi lanh bị cản trở. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu vào động cơ và gây ra hiện tượng ì ạch, tăng tốc chậm hay chết máy ở động cơ.

Bộ lọc bị bẩn là nguyên nhân dẫn đến vòng tua máy không ổn định Bộ lọc bị bẩn là nguyên nhân dẫn đến vòng tua máy không ổn định

  • Bugi hỏng hoặc bị lắp sai

Khi bugi lắp không đúng hay hư hỏng, động cơ thường có hiện tượng bị rung, có âm thanh trượt hoặc căng do không được làm nóng khi vận hành. Nếu không được sửa chữa kịp thời, tình trạng này sẽ là nguyên nhân vòng tua máy thấp hay nguyên nhân vòng tua máy cao.

  • Rò rỉ chân không

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận hành của ô tô đó là rò rỉ chân không. Tình trạng này làm cho khả năng điều chỉnh tỷ lệ không khí và nhiên liệu không hợp lý. Nếu không sửa chữa kịp thời sẽ làm giảm công suất, tăng tốc kém.

Rò rỉ chân không cũng ảnh hưởng đến vòng tua máy ô tô Rò rỉ chân không cũng ảnh hưởng đến vòng tua máy ô tô

  • Động cơ không hoạt động một thời gian

Bạn dễ dàng nhận thấy số vòng tua máy vào buổi sáng sớm thường không ổn định do động cơ không được hoạt động trong nhiều tiếng trước đó. Điều này rất dễ hiểu và rất bình thường vì nhiệt độ động cơ thấp, dầu bôi trơn bị đặc sánh nên chưa thể vận hành trơn tru, mượt mà và đạt công suất lớn nhất được.

4. Cách khắc phục tình trạng vòng tua máy không ổn định

Khắc phục vấn đề vòng tua máy không ổn định người dùng có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:

  • Vệ sinh kim phun bộ lọc sạch sẽ theo định kỳ thường xuyên để phát hiện lỗi hư hỏng. Đồng thời xử lý kịp thời, sửa chữa hoặc thay thế những linh kiện, chi tiết hư hỏng, tránh gây nên những hậu quả lớn hơn.
  • Điều chỉnh lại tỷ lệ nhiên liệu và không khí sao cho hệ thống cung cấp lượng nhiên liệu ở trạng thái lý tưởng nhất để hoạt động.
  • Tài xế cần tạo thói quen chủ động quan sát đồng hồ số vòng tua thường xuyên và chuyển số phù hợp với số vòng tua máy để động cơ ô tô vận hành trơn tru, mượt mà hơn.

Vệ sinh kim phun thường xuyên để phát hiện hư hỏng kịp thời Vệ sinh kim phun thường xuyên để phát hiện hư hỏng kịp thời

5. Cách tăng vòng tua máy

Những chiếc xe ô tô hộp số sàn chạy bình thường ở số 2 với vòng tua máy là 1000 vòng/ phút. Khi bạn muốn tăng vòng tua máy lên 1500 vòng/ phút thì chuyển về số 1 theo nguyên tắc số càng thấp số vòng tua càng cao. Để tăng số vòng tua máy ô tô bạn chỉ cần chuyển số nhỏ hoặc tăng tốc độ động cơ. Tuy nhiên, tăng vòng tua máy lên cao sẽ làm động cơ ồn và tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Chuyển số nhỏ hoặc tăng tốc động cơ có thể tăng số vòng tua máy Chuyển số nhỏ hoặc tăng tốc động cơ có thể tăng số vòng tua máy

6. Cách quan sát máy đo vòng tua động cơ

Để quan sát máy đo vòng tua động cơ, tài xế có thể dựa vào đồng hồ đo vòng tua rpm qua các dấu hiệu khi ô tô hoạt động ở chế độ không tải. Một số dấu hiệu của vòng tua máy để nhận biết tình trạng ô tô như:

  • Nếu vòng tua máy dao động 100 vòng/ phút sau mỗi 10 giây và điều hòa tắt bật liên tục, xe vẫn hoạt động tốt.
  • Nếu vòng tua máy giảm vài trăm rpm hay tăng trên 1000 rpm sau khi đã làm nóng động cơ, ô tô cần được kiểm tra kỹ thuật
  • Nếu vòng tua máy tăng bất ngờ là dấu hiệu của lỗi cảm biến lưu lượng khí.
  • Thông thường, xe hoạt động ở một chế độ sẽ đạt số vòng tua nhất định. Nhưng nếu vòng tua tăng hoặc giảm đột ngột dù vẫn hoạt động ở một chế độ là dấu hiệu động cơ gặp vấn đề lớn.

Người lái cần học cách quan sát máy đo vòng tua động cơ Người lái cần học cách quan sát máy đo vòng tua động cơ

Với những thông tin hữu ích trên về vòng tua máy, KATA tin chắc người dùng sẽ có thêm hiểu biết để điều khiển ô tô một cách hợp lý. Thông qua số vòng tua máy ô tô tài xế có thể nhận biết được tình trạng ô tô, điều khiển ở chế độ phù hợp vừa nâng cao tuổi thọ động cơ vừa tiết kiệm nhiên liệu.

xem thêm Cấu Tạo Ô Tô Cơ Bản Người Không Chuyên Cũng Có Thể Hiểu

Từ khóa » Xe Vòng Tua Cao