Voucher Du Lịch: Của Rẻ Là Của ôi

Tin nóng
  • Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc
  • Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk
  • Vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn nhiều
  • Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt
  • Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024
  • Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng
Tiêu dùng Voucher du lịch: của rẻ là của ôi - 11/06/2013 10:59 Với mong muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt, không ít người đã chọn mua voucher giảm giá du lịch. Song, chỉ đến khi sử dụng dịch vụ, nhiều người mới “ngã ngửa” của rẻ là của ôi… TIN LIÊN QUAN Voucher du lịch: của rẻ là của ôi

Du khách nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ thông tin về các voucher du lịch trước khi đặt mua qua các website. (Ảnh minh họa)

Ăn quả đắng…

Theo đại diện nhiều công ty lữ hành thì voucher du lịch không còn quá xa lạ với các nước phát triển. Đây là một loại thẻ đã được thanh toán trước.

Ưu điểm lớn nhất của voucher là giúp quý khách được hưởng dịch vụ tốt, phòng nghỉ chất lượng cao mà chỉ cần trả tiền bằng 50% giá công bố của tour du lịch đó hoặc 70% giá bán của các đại lý du lịch. Mặc dù, voucher là một trong những hình thức kích cầu du lịch bởi giá rẻ sẽ thu hút được du khách mua. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn du khách sau khi sử dụng đều có nhận xét chung “của rẻ là của ôi”.

Theo kinh nghiệm của những người đã từng mua voucher giảm giá du lịch thì dịch vụ thực tế không giống như quảng cáo. Gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ, chị Phạm Thanh Thuý, ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng chưa hết bực mình kể: Cách đây 2 tuần, chị đã đặt mua 3 voucher nghỉ 2 đêm tại một khách sạn 3 sao ở Hội An với giá 1.350.000 đồng/đêm. Trước khi mua voucher, chị đã được đơn vị cung cấp voucher quảng cáo đây là loại phòng cao cấp rộng rãi, cửa sổ phòng nhìn ra biển rất đẹp,…

Tuy nhiên, khi cùng gia đình đến khách sạn, chị vô cùng ngỡ ngàng khi được nhân viên khách sạn cho biết loại phòng mà chị đã mua trên voucher là loại phòng standard (phòng tiêu chuẩn) diện tích khá nhỏ, lại ở tầng thấp, không có cửa sổ nhìn ra biển. Cho rằng có sự nhầm lẫn, chị Thuý thắc mắc với quản lý của khách sạn thì nhận được câu trả lời “khách sạn chỉ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp voucher cho khách hàng sử dụng loại phòng tiêu chuẩn”. Nếu khách muốn ở loại phòng tốt hơn sẽ phải trả thêm 500.000 đồng/phòng/đêm.

“Chẳng biết có phải họ phân biệt khách hàng sử dụng voucher với khách hàng đặt phòng thông thường hay không mà mất gần 2 tiếng đồng hồ chờ đợi, tôi mới được nhận phòng. Đã vậy còn chuốc bực vào mình vì mất thời gian giải thích. Tôi rút ra kinh nghiệm là không nên sử dụng các loại voucher giảm giá vì hầu hết các đơn vị đưa ra khuyến mãi kiểu này chẳng khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó” – chị Thuý phản ánh.

Tương tự, anh Bùi Thế Anh- nhân viên một công ty xây dựng cũng phải chịu cảnh ấm ức khi mua voucher du lịch đặt phòng ở Mũi Né trong kỳ nghỉ 1-5 vừa rồi. Khi đến nhận phòng, anh Thế Anh được khách sạn thông báo hết phòng. Sau một vài cuộc điện thoại, nhân viên lễ tân cho biết sẽ đưa gia đình anh đến một khách sạn khác và trấn an dịch vụ tại đây khá tốt. Tuy nhiên, khi đến khách sạn mới, anh không hề nhận được dịch vụ tốt như quảng cáo trên voucher. Vì không muốn chuyến đi mất vui nên anh Thế Anh đành phải trả thêm tiền để được hưởng dịch vụ tốt hơn.

Theo anh Thế Anh, thực chất, những ưu đãi mà đơn vị cung cấp voucher đưa ra chỉ áp dụng trong những dịp số lượng khách du lịch giảm, thậm chí những khách sạn mà những đơn vị này liên kết để cung cấp dịch vụ thường là những khách sạn vắng khách, chất lượng kém, thậm chí là xa trung tâm. “Mua voucher giảm giá tưởng là tiết kiệm chi phí nhưng nếu muốn dịch vụ như ý thì chẳng còn cách nào khác là phải trả thêm phí cho khách sạn. Như vậy còn tốn kém hơn nhiều so với đặt phòng trực tiếp”- anh Thế Anh than phiền.

Nguy hiểm kiểu làm ăn chụp giật

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, chị Nguyễn Hoàng Oanh- nhân viên công ty quảng cáo cho hay, nếu có ý định mua voucher, mọi người nên kiểm tra kỹ phần dịch vụ trong voucher đó. Sau đó, nên gọi điện trực tiếp đến khách sạn để kiểm tra loại phòng, giá cả, nếu chất lượng tốt và giá rẻ hơn thì mới mua. Cách an toàn hơn là đặt trực tiếp tại các công ty lữ hành du lịch, vừa đảm bảo, vừa yên tâm về chất lượng. Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Công ty Du lịch Sapa nhận xét, để đáp ứng nhu cầu du lịch, nhiều công ty lữ hành tung ra hàng loạt tour nội địa và quốc tế bằng hình thức voucher du lịch, áp dụng nhiều hình thức giảm giá phòng, giá tour từ 15-50%. Mặc dù đây là một cách làm hiệu quả để cạnh tranh thu hút khách du lịch nhưng người tiêu dùng cũng nên cảnh giác, bởi nhiều đơn vị không uy tín, làm ăn theo kiểu chụp giật thường tăng giá lên rồi giảm trong voucher hoặc cắt giảm nhiều tiện ích và điều kiện đi kèm, đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng. Chính vì vậy, không ít khách hàng than phiền các tour du lịch dạng này chất lượng dịch vụ kém, khách sạn từ 3, 4 sao được hạ xuống thành khách sạn bình dân, thiếu đủ thứ. Đây là lối kinh doanh ăn xổi, ở thì.

Cũng theo ông Quang, nếu các đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị lữ hành không phối hợp cùng nhau để đưa ra những chương trình phù hợp, đảm bảo quyền lợi khách hàng, thì chính khách du lịch nội địa sẽ mất dần niềm tin vào du lịch trong nước. Bởi khi khách du lịch Việt còn hoài nghi về chất lượng dịch vụ của những tour du lịch trong nước thì thử hỏi du khách nước ngoài sẽ đánh giá thế nào về chất lượng du lịch Việt Nam.

Ngọc Bảo

Theo antd.vn

#Voucher # Du Lịch # Tiết Kiệm # Giảm Giá Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc
  • Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk
  • Giá xăng dầu ngày 26/12 đồng loạt giảm
  • Vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn nhiều
  • Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may
  • Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt
  • Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024
  • Sản phẩm nông nghiệp cần “độc, lạ” để cạnh tranh bền vững
  • Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng
  • Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt
  • Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/12
  • 2 Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn
  • 3 Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá
  • 4 Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
  • 5 Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng
Chuyên đề
  • Sao Vàng đất Việt 2024
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
  • Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
  • Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
  • Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
  • Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
  • VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion

Từ khóa » Nhược điểm Của Thanh Toán Bằng Voucher Du Lịch