VR) Là Tổ Chức Trực Thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, Thực Hiện Chức ...
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Lãnh đạo đương nhiệm
- Lãnh đạo qua các thời kỳ
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Chức năng, nhiệm vụ
- Liên lạc
- Tin tức - Sự kiện
- Tin tức chung
- Đường thủy
- Đường bộ - Đường sắt
- Thử nghiệm xe cơ giới
- Tin quốc tế
- Lĩnh vực hoạt động
- Tàu biển
- Phòng Tàu biển
- Phòng Quy phạm
- Trung tâm Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC)
- Các Chi cục - Chi nhánh đăng kiểm
- Phương tiện thủy nội địa
- Phòng Tàu sông
- Sản phẩm công nghiệp
- Phòng Công nghiệp
- Công trình biển
- Phòng Công trình biển
- Phương tiện cơ giới đường bộ
- Phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ)
- Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR)
- Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (VMTC)
- Trung tâm Thử nghiệm khí thải PTCGĐB (NETC)
- Phương tiện đường sắt
- Phòng Đường sắt
- Tàu biển
- Văn bản - Quy chuẩn - Tiêu chuẩn
- Văn bản Quy phạm pháp luật
- Quy chuẩn - Tiêu chuẩn
- Góp ý văn bản dự thảo
- Thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính
- Dịch vụ kỹ thuật
- Dịch vụ công
- Giới thiệu
- Lãnh đạo đương nhiệm
- Lãnh đạo qua các thời kỳ
- Giới thiệu chung
- Cơ cấu tổ chức
- Chức năng, nhiệm vụ
- Liên lạc
- Tin tức - Sự kiện
- Tin tức chung
- Đường thủy
- Đường bộ - Đường sắt
- Thử nghiệm xe cơ giới
- Tin quốc tế
- Lĩnh vực hoạt động
- Tàu biển
- Phòng Tàu biển
- Phòng Quy phạm
- Trung tâm Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC)
- Các Chi cục - Chi nhánh đăng kiểm
- Phương tiện thủy nội địa
- Phòng Tàu sông
- Sản phẩm công nghiệp
- Phòng Công nghiệp
- Công trình biển
- Phòng Công trình biển
- Phương tiện cơ giới đường bộ
- Phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ)
- Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR)
- Trung tâm thử nghiệm xe cơ giới (VMTC)
- Trung tâm Thử nghiệm khí thải PTCGĐB (NETC)
- Phương tiện đường sắt
- Phòng Đường sắt
- Tàu biển
- Văn bản - Quy chuẩn - Tiêu chuẩn
- Văn bản Quy phạm pháp luật
- Quy chuẩn - Tiêu chuẩn
- Góp ý văn bản dự thảo
- Thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính
- Dịch vụ kỹ thuật
- Dịch vụ công
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register - VR) là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm.
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register - VR) là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.
Cục Ðăng kiểm Việt Nam có 24 Chi cục thực hiện kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện thuỷ và công trình biển; có hệ thống 140 Trung tâm/Trạm đăng kiểm kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện cơ giới đường bộ.
Đăng kiểm Việt Nam là thành viên của Hiệp hội đăng kiểm Châu Á (ACS), Tổ chức OTHK, CITA và có mối quan hệ hợp tác song phương với tất cả các thành viên của Hiệp hội phân cấp Quốc tế IACS trên cơ sở những thoả thuận đã ký.
Ðăng kiểm Việt Nam có khoảng 1300 cán bộ, công nhân viên, trong đó có hơn 1000 cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng và đại học, khoảng 100 cán bộ có trình độ trên đại học.
MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG
Mục tiêu Chất lượng của Cục Ðăng kiểm Việt Nam là phục vụ lợi ích công cộng và nhu cầu của khách hàng, góp phần bảo đảm an toàn sinh mạng con người, tài sản và môi trường thiên nhiên, thông qua công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và kiểm tra, giám sát kỹ thuật khi thiết kế, đóng mới, cũng như trong suốt quá trình khai thác các phương tiện đường thủy, đường bộ, đường sắt và công trình biển.
CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
Chính sách chất lượng của Cục Ðăng kiểm Việt Nam là đảm bảo các quy định về quản lý nhà nước và cung cấp các hoạt động khoa học kỹ thuật có chất lượng để thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Các hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường của Cục Đăng kiểm Việt Nam luôn bảo đảm tính trung thực, tin cậy, nhanh chóng, rõ ràng và không ngừng được hoàn thiện.
Chính sách này được hiểu, thi hành và duy trì ở mọi cấp của Cục Ðăng kiểm Việt Nam.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Hoạt động đăng kiểm tàu thủy tại Việt Nam được hình thành từ năm 1884, khi lần đầu tiên ở Việt Nam có ụ khô để đóng tàu mới và sửa chữa tàu biển tại Ba Son, Sài Gòn.
- Năm 1960, Phòng Ðăng ký hải sự trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập để thực hiện việc kiểm tra các loại phương tiện vận tải đường thủy. Trụ sở của Phòng Ðăng ký hải sự đóng tại Hà Nội. Cơ quan này là cơ sở tiền thân của Ðăng kiểm Việt Nam ngày nay.
- Ngày 25-4-1964, Ty Ðăng kiểm được thành lập, có trụ sở đóng tại thành phố Hải Phòng. Ngày này được lấy là ngày thành lập của Ðăng kiểm Việt Nam.
- Năm 1970, Ðăng kiểm Việt Nam bắt đầu kiểm tra các tàu buôn chạy tuyến quốc tế ngắn. Từ năm 1975, Ðăng kiểm Việt Nam kiểm tra phân cấp và chứng nhận các tàu chạy tuyến quốc tế xa.
- Năm 1980, Đăng kiểm Việt Nam ký thoả thuận với DSRK về hợp tác và thay thế lẫn nhau trong kiểm tra phân cấp.
- Năm 1981, Đăng kiểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của TSCI.
- Năm 1983, Đăng kiểm Việt Nam được bầu làm thư ký thường trực Văn phòng IMO ở Việt Nam.
- Năm 1984, Đăng kiểm Việt Nam lần đầu tiên tham dự Đại hội đồng IMO với sự uỷ quyền của Chính phủ Việt Nam.
- Năm 1991, Đăng kiểm Việt Nam được chính phủ uỷ quyền chứng nhận các tàu Việt Nam phù hợp với các công ước SOLAS 74/78, MARPOL 73/78, LL66, TONNAG69, COLREG
- Từ năm 1992, Ðăng kiểm Việt Nam bắt đầu tham gia giám sát kỹ thuật và phân cấp các giàn khoan biển.
- Năm 1993, Ðăng kiểm Việt Nam triển khai đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sản phẩm công nghiệp lắp đặt trên phương tiện thủy và các công trình trên bộ.
- Từ tháng 5-1995, VR bắt đầu xây dựng và triển khai hệ thống kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ.
- Ngày 08-04-1998, Trụ sở của Ðăng kiểm Việt Nam chuyển từ Hải Phòng về Thủ đô Hà Nội.
- Năm 1999, Ðăng kiểm Việt Nam mở Văn phòng đại diện tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Từ 01-01-2000, Ðăng kiểm Việt Nam triển khai kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng cho các loại phương tiện xe, máy thi công.
- Từ ngày 29/10/2003, Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với Phương tiện và thiết bị an toàn đường sắt.
- Từ ngày 12/02/2003, Đăng kiểm Việt Nam thi hành Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển(ISPS).
- Từ tháng 09/2003, Đăng kiểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Đăng kiểm ô tô Quốc tế (CITA).
- Năm 2007, Đăng kiểm Việt Nam duyệt thiết kế và giám sát đóng mới tàu hàng rời 20.000 dwt lớn nhất đầu tiền tại Việt Nam theo qui phạm VR.
- Năm 2007, lần đầu tiên một số chủ tàu nước ngoài (Trung Quốc, Malaysia) chấp nhận Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển của VR để phân cấp tàu của họ.
- Năm 2009, Đăng kiểm Việt Nam vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba.
- Năm 2010, Đăng kiểm Việt Nam đưa vào sử dụng Trung tâm thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NECT).
- Năm 2014, Đăng kiểm Việt Nam long trọng Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (25/4/1964 – 25/4/2014).
- Năm 2015, Đăng kiểm Việt Nam vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
HỢP TÁC QUỐC TẾ
Đăng kiểm Việt Nam là một trong các cơ quan chức năng của Việt Nam thường xuyên quan hệ với IMO và tham gia các dự án/seminar của IMO tại Việt Nam. Chuyên gia của Đăng kiểm Việt Nam là thành viên chính thức của đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp thường kỳ của Đại hội đồng, Ủy ban An toàn Hàng hải (MSC), Ủy ban Pháp luật (LC), v.v của IMO.
Chính phủ giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hướng dẫn thực hiện các Công ước IMO ở Việt Nam; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho tàu Việt Nam theo qui định của các Công ước hàng hải quốc tế mà Việt Nam đã tham gia: SOLAS 74/78, MARPOL 73/78, LL66, TONNAGE 69, COLREG 72, INMARSAT 76.
Đăng kiểm Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Đăng kiểm Châu Á (The Association of Asian Classification Societies – ACS từ tháng 2 năm 2010. Đăng kiểm Việt Nam tham đầy đủ các hoạt động của ACS và các nhóm công tác này.
Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức thành viên của Tổ chức Phân cấp tàu (các nước XHCN cũ) - OTHK từ năm 1984 và đã tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học với thành viên của OTHK. Đăng kiểm Việt Nam thường xuyên tham dự các khoá họp Hội đồng và tham gia vào hoạt động của các nhóm công tác.
Quan hệ với Hiệp hội Đăng kiểm Châu Á (ACS)
Hiệp hội Đăng kiểm Châu Á có tên viết tắt tiếng Anh là ACS (The Association of Asian Classification Societies). ACS chính thức thành lập vào tháng 02 năm 2010. Các thành viên chính thức của ACS bao gồm: Đăng kiểm Nhật Bản (NK), Đăng kiểm Trung Quốc (CCS), Đăng kiểm Hàn Quốc (KR), Đăng kiểm Ấn Độ (IRS), Đăng kiểm Indonesia (BKI) và Đăng kiểm Việt Nam (VR).
Hiện nay, Đăng kiểm Việt Nam tham gia đầy đủ các hoạt động của Hiệp hội ACS. Mô hình hoạt động của ACS bao gồm:
- Uỷ ban Điều hành (Executive Committee – EC)
- Nhóm Quản lý kỹ thuật (Technical Management Group – TMG)
- Các nhóm công tác:
- Nhóm công tác về quản lý nước dằn tàu (EV)
- Nhóm công tác về tái sinh tàu (RC)
- Nhóm công tác về thiết kế dựa vào rủi ro (RD)
- Nhóm công tác về khả năng đi biển của máy tàu (MS)
- Nhóm công tác về tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu (GB)
- Nhóm công tác về khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG)
- Nhóm công tác về kiểm tra của chính quyền cảng (PC)
- Nhóm công tác về quản lý chất lượng (QS)
Quan hệ với Hội phân cấp tàu Quốc tế (The International Association of Class Societies - IACS)
Ðăng kiểm Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác và thay thế lẫn nhau về lĩnh vực phân cấp và chứng nhận tàu biển, công trình biển với tất cả các thành viên chính thức của IACS.
Trên cơ sở hợp tác với IACS, hàng năm, Đăng kiểm Việt Nam có hàng chục cán bộ được cử đi thực tập và đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài.
Quan hệ với các tổ chức quốc tế khác
Đăng kiểm Việt Nam có quan hệ với các tổ chức quốc tế khác như: Trường Ðại học hàng hải quốc tế (WMU), CIDA Canada, OSCC Nhật Bản, Cơ quan kiểm tra ô tô của Ðức (TUV), Cơ quan quản lý an toàn ô tô Trung Quốc, SIDA Thụy Ðiển, Trung tâm tiêu chuẩn hóa ô tô Nhật Bản (JASIC), ...
Đăng kiểm Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Đăng kiểm ô tô quốc tế (The International Motor Vehicle Inspection Committee – CITA) từ tháng 9/2003.
Đăng kiểm Việt Nam tích cực tham gia và là thành viên chính thức của đoàn Việt Nam trong các cuộc họp chuyên môn về GTVT thuộc ASEAN.
Hợp tác với 21 tổ chức đăng kiểm lớn và tổ chức nước ngoài khác về thay thế lẫn nhau giám sát kỹ thuật:
- Ðăng kiểm Tiệp (CRS); Năm ký 1997
- Ðăng kiểm Anh (LR); Năm ký 1993 và 1999
- Ðăng kiểm Nga (MRS); Năm ký 2001 và 2007
- Ðăng kiểm Ba Lan (PRS); Năm ký 1984
- Ðăng kiểm Cu Ba; Năm ký 1984 và năm 2007
- Ðăng kiểm Bungary; Năm ký 1984 và năm 2001
- Ðăng kiểm Nhật Bản (NK); Năm ký 1987, 1996 và 2005
- Ðăng kiểm Triều Tiên (JoSon); Năm ký 1992
- Ðăng kiểm Trung Quốc (CCS); Năm ký 1993 và 2009
- Ðăng kiểm Pháp (BV); Năm ký 1994 và 2006
- Ðăng kiểm Nauy (DNV); Năm ký 1994 và 2007
- Ðăng kiểm Mỹ (ABS); Năm ký 1994, 1999 và năm 2007
- Ðăng kiểm Hàn quốc (KR); Năm ký 1997, 2004 và năm 2006
- CETE Apave (APAVE); Năm ký 1997
- Ðăng kiểm Ý (RINA); Năm ký 1998
- Ðăng kiểm Ukraina; Năm ký 2001
- Ðăng kiểm Inđonêsia (BKI); Năm ký 2001
- Ðăng kiểm Hy Lạp (INSB); Năm ký 2001
- Ðăng kiểm sông Nga (RRR); Năm ký 2000
- Ðăng kiểm Ðài Loan (CR); Năm ký 2001
- Ðăng kiểm ấn Ðộ (IRS); Năm ký 2001
- Thông tin chung
- Bộ phận Một cửa
- Thông báo kỹ thuật tàu biển
- Danh sách tàu biển bị lưu giữ
- Thông báo về lĩnh vực Xe cơ giới
- Thông tin triệu hồi Xe cơ giới
- Kế hoạch Đào tạo
- Thông tin tuyển dụng
- Danh mục SP Công nghiệp được công nhận
- Danh mục tổ chức kiểm định KT ATLĐ và XMCD trong lĩnh vực GTVT
- Danh sách cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo 116/2017/NĐ-CP
- Thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu xe mô tô, xe gắn máy
- Thông tin tra cứu dán nhãn năng lượng xe sử dụng điện và hybrid điện
- Danh sách các cơ sở đóng tàu thủy nội địa
- Danh sách đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
- Thông tin về phương tiện thủy nội địa có gắn máy móc, thiết bị hút cát, sỏi
- Dữ liệu Tàu biển / Ship Survey Status
- Dữ liệu GCN Tàu biển / Ship Certificate Database
- Xác thực GCN Tàu biển / Certification Authentication
- Dữ liệu An toàn / An ninh / Lao động hàng hải
- Dữ liệu Cơ sở đóng tàu
- Dữ liệu Cơ sở dịch vụ
- Danh sách tàu biển quá hạn đăng kiểm
- Báo cáo tiêu thụ nhiên liệu tàu biển
- Thông tin kiểm tra công trình biển
- Dữ liệu tàu sông
- Phương tiện cơ giới nhập khẩu
- Phương tiện cơ giới lắp ráp
- Thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu XCG
- Phương tiện cho các đơn vị đăng kiểm
- Phương tiện cho Sở Giao thông vận tải
- Phương tiện cho Cảng biển, Tổng cục ĐB, Cục QLĐB
- Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện
- Danh sách xe tải, sơ mi rơ moóc tự đổ
- Xe cơ giới quá hạn Kiểm định
- Danh sách XCG hết niên hạn
- Tổng hợp số lượng GCN cấp cho XCG
- Tiếp nhận HS công bố hợp quy
- Rút gọn thủ tục đăng kiểm
- Chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý và xử lý vi phạm
Từ khóa » Cục đăng Kiểm Việt Nam Thuộc Bộ Nào
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ - Cục Đăng Kiểm Việt Nam
-
Cục Đăng Kiểm Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cục đăng Kiểm Thuộc Bộ Nào - Thông Tin Cho Lái Xe
-
Quy định Về Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Và Cơ Cấu Tổ Chức Của ...
-
Quyết định 862/QĐ-BGTVT Cục Đăng Kiểm Việt Nam
-
Nhân Kỷ Niệm 55 Năm Ngày Thành Lập Ngành (25/4/1964
-
Quy định Về đăng Kiểm Tàu Biển
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn, Cơ Cấu Tổ Chức Của Cục ...
-
Quyết định 1303/QĐ-BGTVT 2020 Chức Năng, Nhiệm Vụ Chi Cục ...
-
Bộ Giao Thông Vận Tải - Chi Cục đăng Kiểm Bạc Liêu
-
Số: 3141/QĐ-TCCB-LĐ - Bộ Giao Thông Vận Tải
-
Lịch Sự Phát Triển Cục đăng Kiểm Việt Nam
-
GIỚI THIỆU - Kiểm định