Vụ án ấu Dâm Bị Quên Lãng Tại Hàn Quốc: Một Bộ Phim điện ảnh Và ...

Nếu đã từng sống ở Hàn Quốc những ngày cuối tháng 9 và tháng 10 năm 2011, chắc hẳn bạn sẽ được biết và cảm nhận được phần nào sự phẫn nộ của người dân nước này sau khi một bộ phim về lạm dụng tình dục trẻ em được công chiếu. Đó chính là "quả bom" mang tên Silenced khiến cả xứ sở kim chi sục sôi và quyết đòi lật lại vụ án, không cho những tên tội phạm tình dục đáng sợ được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 1.

Sự im lặng đáng sợ trong bộ phim đầy ám ảnh về nạn lạm dụng tình dục

Ngày 22/9/2011, bộ phim mang tựa đề Silenced (tên tiếng Hàn là Dogani, tên tiếng Anh khác là The Crucible) do Hwang Dong-hyuk làm đạo diễn, đã được công chiếu ở Hàn Quốc. Ngay lập tức, bộ phim đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khán giả. Đến nỗi mà, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, bộ phim đã thu hút gần 1 triệu lượt xem. Người ta truyền tay nhau ở khắp mọi nơi khiến con số cứ tăng vọt từng giờ.

Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 2.Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 3.Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 4.

Những hình ảnh gây ám ảnh trong bộ phim Silenced.

Kịch bản bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ nổi tiếng Hàn Quốc Kong Ji Young. Cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên sự kiện có thật từng xảy ra từ năm 2000 đến 2005 tại trường khiếm thính Inhwa, thành phố Gwangju, gây chấn động xã hội Hàn Quốc.

Như một cơ duyên, trong quá trình tham gia nghĩa vụ quân sự, nam diễn viên Gong Yoo đã vô tình đọc được cuốn tiểu thuyết này. Anh nảy ra ý định và đau đáu trong lòng về một dự án để thay đổi nhận thức của mọi người. Sau khi rời quân ngũ, Gong Yoo gặp nhà văn Kong Yi Young và bày tỏ ý muốn được chuyển thể cuốn tiểu thuyết của chị thành phim. Và sau đó, bộ phim đã ra đời với sự chỉ đạo, dẫn dắt của đạo diễn Hwang Dong Hyuk.

Những gam màu u ám, sự im lặng đến đáng sợ và những ánh mắt của những con người đại diện cho cái ác, đó là vị Hiệu trưởng, Trưởng phòng hành chính, quản lý ký túc xá, bảo vệ, là thanh tra... trong từng khung hình dường như đã xoáy sâu vào tận tâm can người xem, từ đó để lại một nỗi căm tức, phẫn nộ trào dâng trong mỗi người. Bộ phim như dẫn người xem đến một quá khứ có thực đầy đau thương trong một ngôi trường mà đáng lẽ những đứa trẻ phải được nâng niu hơn bao giờ hết vì những sự mất mát, thiếu sót mà các em phải chịu đựng...

Vụ án chìm trong quên lãng

Ở ngôi trường khiếm thính Inhwa, thành phố Gwangju vào những năm 2000 đến 2005 đã xảy ra quá nhiều chuyện mà có lẽ không ai trong số chúng ta dám tưởng tượng và cũng không thể hiểu nổi những con người đứng trên cương vị nhà giáo lại có thể làm ra chuyện đáng khinh bỉ đó với những cô, cậu học trò nhỏ vốn đã phải chịu nhiều mất mát của mình.

Theo hồ sơ vụ án năm đó, từ năm 2000 đã có ít nhất 10 giáo viên bạo hành và lạm dụng tình dục các học sinh khiếm thính trong trường, điều đáng nói là trong đó có cả hiệu trưởng, giáo viên phụ trách khu ký túc xá, trưởng phòng hành chính. Kinh tởm đến mức 2 anh em thầy hiệu trưởng còn có "thói quen" sử dụng những đứa trẻ khiếm thính đáng thương làm trò chơi tình dục cho mình.

Sự thật này bị đưa ra ánh sáng vào tháng 6/2005 sau khi một nhân viên của trường phát hiện và báo lên Trung tâm tư vấn bạo hành người tàn tật. Lúc đó, cảnh sát mới vào cuộc điều tra.

Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 5.

Tháng 7/2005, Ủy ban Chống bạo lực tình dục trường Inhwa do 26 tổ chức xã hội dân sự thành lập ra, yêu cầu phải xử lý thật nghiêm những kẻ bạo hành. Các thành viên trong Ủy ban này đã đứng trước tòa nhà chính quyền thành phố Gwangju, liên tục biểu tình suốt 242 ngày, yêu cầu sa thải những giáo viên thoái hóa biến chất, đặc biệt là người đại diện của ngôi trường này. Thế nhưng mọi nỗ lực dường như vô vọng.

Vào tháng 11 năm đó, giám đốc họ Kim (58 tuổi) và giáo viên phụ trách ký túc xá Lee (36 tuổi) đã bị bắt vì tội bạo hành tình dục. Kim và Lee đã bị kết án tù 1 năm và 2 năm tù tại phiên tòa phúc thẩm vào tháng 8 năm 2006. Kim bị buộc tội tấn công tình dục 6 học sinh khiếm thính trong độ tuổi từ 7 đến 20 trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004.

Sau đó, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc đã tiến hành điều tra và phát hiện ra nhiều tội trạng cùng những người liên quan khác. Trong đó bao gồm giáo viên Kim (58 tuổi) và giáo viên phục hồi chức năng (60 tuổi) đã bị truy tố về tội bạo lực tình dục và hành hung trẻ em. Hiệu trưởng Kim và giáo viên Park đã bị kết án 5 năm tù giam và 10 tháng tù giam trong phiên tòa đầu tiên nhưng đã được thả tự do trong phiên xử thứ hai với biện pháp quản chế vào tháng 7 năm 2008. Tòa đưa ra lý do là họ không có hồ sơ hình sự trước đó và đồng ý với thỏa thuận giảm phí học tập cho các gia đình của các bé gái bị xâm hại. Hiệu trưởng Kim, không bị quản chế, nhưng chết vì ung thư tuyến tụy vào tháng 9 năm 2009.

Điều đáng buồn nữa là phần lớn phụ huynh có con bị xâm hại đều có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí cả bố mẹ cũng là người khiếm thính nên không có đủ sức khỏe, tiền bạc và kiên nhẫn để kháng án. Kết quả là, chỉ có 4 giáo viên bị kết án ở mức rất nhẹ, thậm chí được tự do trước thời hạn với lý do cải tạo tốt, không có tiền án, có người vẫn quay về trường làm việc.

Vụ án tưởng chừng chìm vào quên lãng thì bộ phim Silenced được công chiếu như một "quả bom" làm dấy lên sự căm phẫn trong dư luận Hàn Quốc.

Chính quyền phải sửa đổi luật về tội phạm tình dục

Với sự quan tâm của cộng đồng đến bộ phim "Dogani", người dân trên khắp Hàn Quốc đã yêu cầu nhà chức trách điều tra lại vụ việc và có những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những tên tội phạm tình dục.

Ủy ban Chống bạo lực tình dục đã kêu gọi cộng đồng mạng tham gia ký tên yêu cầu lật lại vụ án, đòi xét xử công minh. Chỉ trong vòng 2 ngày, đã có hơn 22.000 chữ ký và ước tính lên tới 50.000 chữ ký vào ngày 20/10. Diễn đàn mang tên "Dogani" được lập ra vào ngày 26/9 trên trang Naver cũng thu hút hơn 14.000 thành viên tham gia yêu cầu nhà chức trách xét xử lại vụ án. Tuy nhiên, khả năng tái điều tra rất khó xảy ra vì những vụ mà tòa án đã đưa ra phán quyết không thể mở lại lần nữa.

Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 6.Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 7.

Người dân trên khắp Hàn Quốc đã yêu cầu nhà chức trách điều tra lại vụ việc và có những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những tên tội phạm tình dục.

Tuy vậy nhưng bộ phim Silenced đã có sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Bộ phim đã được trình chiếu cho Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Lee Myung Bak. Sau khi xem, Tổng thống nói rằng xã hội cần thiết có ý thức để bảo vệ người khuyết tật, tránh nạn lạm dụng tình dục và đưa vấn đề tranh luận tại cuộc họp Quốc hội.

Rồi mọi nỗ lực của rất nhiều người cũng đã được đền đáp xứng đáng, điều kỳ diệu đã đến vào tháng 10/2011 khi quốc hội Hàn Quốc nhất trí thông qua dự luật sửa đổi về tội phạm tình dục hay còn gọi là "Luật Dogani". Luật Dogani ra đời nhằm bảo vệ các nạn nhân là trẻ em và người khuyết tật. Theo đó, thời hiệu đối với tội phạm tình dục trẻ em dưới 13 tuổi và người khuyết tật được loại bỏ. Vì trước đây, tội phạm hiếp dâm người khuyết tật bị kết án 7 - 10 năm thì giờ lên đến mức án "tù chung thân".

Vụ án ấu dâm bị quên lãng tại Hàn Quốc: Một bộ phim điện ảnh và 50 nghìn chữ ký để kêu gọi xét xử lại - Ảnh 8.

Sau làn sóng phẫn nộ, nhà chức trách đã sửa đổi luật pháp để bảo vệ các nạn nhân là trẻ em và người khuyết tật.

Đại diện Park Jun-sun, từ Quốc đại (Grand National Party), tuyên bố rằng luật này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới những tên phạm tội tình dục rằng họ sẽ bị theo dõi "đến cùng".

Đại diện Lee Choon-suak của đảng Dân chủ đối lập nói rằng sự ủng hộ rộng rãi của người dân khi luật này được ban hành cho thấy họ đã vô cùng tức giận đối với những tên tội phạm tình dục trẻ em, đặc biệt là sau khi bộ phim Silenced được phát hành.

Quả thật, Silenced không chỉ là một bộ phim giải trí đơn thuần mà nó còn là một "công cụ" có sức mạnh to lớn trong việc đấu tranh đòi lại công bằng cho trẻ em nói riêng và quyền con người nói chung.

Quá khứ đã qua đi nhưng vẫn còn đó những nỗi đau, tổn thương không chỉ là về thể xác mà còn cả tâm hồn. Những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng không đáng phải chịu nỗi đau như vậy. Xin mọi người đừng bao giờ im lặng trước những kẻ ấu dâm bởi hành động tàn phá tuổi thơ, đập tan tâm hồn non nớt của những đứa trẻ đã, đang và sẽ không bao giờ được chấp nhận dù ở bất cứ đâu trên thế giới này...

(Nguồn: Tổng hợp)

Từ khóa » Buộc Phải Im Lặng Review