Vụ án Ôn Như Hầu: Chặn đứng âm Mưu Phản động Của Quốc Dân ...

Logo Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Lịch sử phát triển
    • Ban giám đốc
      • Ban Giám đốc đương nhiệm
      • Ban Giám đốc qua các thời kì
        • Trưởng Ty - Giám đốc Công an Thanh Hóa qua các thời kỳ
        • Phó Ty - Phó Giám đốc Công an Thanh Hóa qua các thời kỳ
  • Tin tức sự kiện
    • Tin An ninh trật tự
      • Tin ANTT trong tỉnh
      • Tin ANTT trong nước
    • Tin hoạt động
      • Vì nhân dân phục vụ
      • Phổ biến, giáo dục pháp luật
      • Triển khai, thực hiện Đề án 06
    • Chống diễn biến hòa bình
    • Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
    • Tin trong nước
      • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Tư liệu
    • Video clips
  • Văn bản
    • Văn bản QPPL
    • Công tác KTGS và kỷ luật Đảng
    • Công tác xây dựng Đảng
  • Dịch vụ công
    • Hướng dẫn thủ tục hành chính
    • Dịch vụ công trực tuyến
      • Cổng dịch vụ công Bộ Công an
      • Cổng dịch vụ công Quốc gia
  • THÔNG TIN CẦN BIẾT
    • An toàn giao thông
      • Đường dây nóng của lực lượng CSGT
      • Bản tin an toàn giao thông
      • Tai nạn giao thông
      • Tuần tra, xử lý vi phạm
      • Tuyên truyền, hướng dẫn luật
      • Thông báo trong lĩnh vực TTATGT
      • Trang TTĐT Cục CSGT đường bộ
      • Trang TTĐT Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa
      • Trang TTĐT Cục Đăng kiểm Việt Nam
    • Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
      • Tình hình cháy, nổ và CNCH
        • Tin cháy, nổ
        • Tin cứu hộ, cứu nạn
      • Hoạt động PCCC và CNCH
        • Tuyên truyền, hướng dẫn PCCC và CNCH
        • Thanh tra, kiểm tra PCCC
        • Điểm nóng về PCCC
    • Quản lý hành chính về trật tự xã hội
    • Thông báo truy tìm
    • Truy tìm tội phạm
    • Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và cách phòng, chống
    • Thông tin đấu thầu
    • Thông báo khác
  • Liên hệ
  • Danh sách dịch vụ công
    • Cấp, quản lý thẻ căn cước công dân
    • Chính sách
    • Đăng ký, quản lý con dấu
    • Đăng ký, quản lý cư trú
    • Đăng ký,quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
    • Khiếu nại,tố cáo
    • Phòng cháy chữa cháy
    • Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    • Quản lý vũ khí,vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
    • Quản lý xuất nhập cảnh
    • Tổ chức cán bộ
    • Lĩnh vực khác
    • Định danh và xác thực điện tử
  • TỐ GIÁC TỘI PHẠM
  • Giới thiệu TTHC mới
  • Phóng sự ảnh

Công an Huyện

  • Công an huyện Thọ Xuân
  • Công an huyện Như Xuân
  • Công an huyện Bỉm Sơn
  • Công an huyện Quảng Xương
  • Công an huyện Sầm Sơn
  • Công an huyện Yên Định
  • Công an huyện Hậu Lộc
  • Công an huyện Thiệu Hóa
  • Công an huyện Thạch Thành
  • Công an huyện Cẩm Thủy
  • Công an huyện Tĩnh Gia
  • Công an Thành phố Thanh Hóa
  • Công an huyện Bá Thước
  • Công an huyện Hoằng Hóa
  • Công an huyện Hà Trung
  • Công an huyện Quan Hóa
  • Công an huyện Như Thanh
  • Công an huyện Quan Sơn
  • Công an huyện Triệu Sơn
  • Công an huyện Vĩnh Lộc
  • Công an huyện Ngọc Lặc
  • Công an huyện Lang Chánh
  • Công an huyện Mường Lát
  • Công an huyện Nông Cống
Liên kết
Liên kết
Bộ Công an
Liên kết
Quốc hội
Liên kết
Chính phủ Next Previous
  1. Trang chủ
  2. Tin tức sự kiện
  3. Tư liệu
Vụ án Ôn Như Hầu: Chặn đứng âm mưu phản động của Quốc dân Đảng Chia sẻ Lưu

Thượng tá công an Trần Duy Hiển, là một người bám sát nhiều nhân vật trong các vụ án nổi tiếng. Ông không chỉ trò chuyện với nhân vật tại thời điểm đó mà còn theo sát nhân vật đến cuối đời. Ông cũng là một trong số rất ít người am hiểu tường tận về vụ án Ôn Như Hầu.

Đại tá Trần Tấn Nghĩa. Ảnh: Duy Hiển.

 

Thượng tá Trần Duy Hiển kể lại những tình tiết ít người biết xung quanh việc Đại tá Trần Tấn Nghĩa cùng lực lượng công an cách mạng non trẻ vây bắt thành công bọn phản động tại phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội).

Âm mưu thâm độc

Thượng tá Trần Duy Hiển cho biết, Đại tá Trần Tấn Nghĩa, tức Nguyễn Bá Hùng (SN 1925 tại Lệ Thủy, Quảng Bình) từ nhỏ đã được cha mẹ cho ăn học tử tế, học đến hết bậc Thành chung ông thi đậu vào Trường Thủy quân Ba Son của Hải quân Pháp.

Năm 1944, ông Nghĩa ra Hải Phòng thực tập và được những người yêu nước của Việt Minh tiếp xúc, giới thiệu với Nguyễn Bình (người sau này trở thành một vị tướng nổi tiếng của quân đội ta) và nhiều nhân sĩ, trí thức khác như nhạc sĩ Văn Cao, Văn Chắt... Cách mạng Tháng Tám thành công, với tố chất của một thanh niên sôi nổi, hoạt bát, biết tiếng Pháp lại giỏi võ, ông Nghĩa được đoàn thể lựa chọn vào lực lượng công an non trẻ, tham gia Đội danh dự trừ gian và trở thành đội trưởng trinh sát đặc biệt của Phòng Chính trị, Sở Công an Bắc Bộ.

Từ tháng 3 đến tháng 9/1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tiếp mở mặt trận ngoại giao nhằm tránh một cuộc chiến với Pháp. Nổi bật là Hội nghị Đà Lạt, Hội nghị Fontainebleau và chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới nước Pháp từ tháng 6 đến tháng 9 cùng năm.

Trong thời gian này tại Việt Nam, các tổ chức phản động liên tiếp tổ chức những hoạt động chống phá hòng lật đổ chính quyền cách mạng, đặc biệt nguy hiểm là âm mưu đảo chính được biết đến với cái tên “Vụ án Ôn Như Hầu” dự kiến diễn ra đúng ngày kỷ niệm Quốc khánh Pháp 14/7/1946, nhưng đã bị lực lượng công an cách mạng chặn đứng…

Cuối tháng 8/1945, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch vượt biên giới phía Bắc vào nước ta để giải giáp sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh từ vĩ tuyến 16 trở ra, kéo theo nhiều tổ chức Việt gian phản động. Chúng đã giúp bọn Việt quốc, Việt cách lập chính quyền phản động ở một số nơi như Vĩnh Yên, Yên Bái, Móng Cái.

Quân Tưởng tuyên bố “thời gian ở lại Việt Nam là không hạn định”. Chúng chiếm đóng nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố và luôn tìm cớ khiêu khích, nổ súng vào lực lượng ta. Ỷ thế quân Tưởng, bọn phản động đua nhau tập hợp lực lượng, lập ra “Mặt trận quốc gia chống Pháp” và các tổ chức vũ trang như “Thiết huyết đoàn”, “Thần lôi đoàn”, “Đội hùm xám”… để tiến hành ám sát, bắt cóc, tống tiền.

Chúng đã tổ chức nhiều vụ bắt cóc, trong đó có vụ thủ tiêu ông Trần Đình Long, một cốt cán của cách mạng và tiến hành một số vụ khủng bố, ám sát khác nhằm vào những nhân sĩ, trí thức…

Theo hồi ức của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, cuối tháng 6/1946, lãnh đạo Nha Công an Trung ương nhận được thông tin các đảng phái phản động cấu kết với quân Pháp đang ráo riết thực hiện kế hoạch gây rối, lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh. Nguồn tin được phối kiểm và giao cho hai điệp viên H120 và C3 của ta cài trong hàng ngũ địch làm rõ.

Theo đó, Pháp sẽ tổ chức diễu binh trên một số đường phố Hà Nội dịp Quốc khánh Pháp 14/7. Quốc dân đảng sẽ bố trí người ném lựu đạn vào tốp lính da đen đang diễu binh. Nhân đó, phía Pháp đổ lỗi cho Việt Minh khiêu khích, không giữ được trật tự trị an và dùng quân đội đang diễu binh tấn công vào các vị trí trọng yếu của chính quyền cách mạng, vây bắt cán bộ cao cấp của Chính phủ; đồng thời thành lập một chính quyền tay sai... 

Lúc này, điệp viên C3 báo tin tại trụ sở của Quốc dân đảng số 132 phố Duvigneau (nay là Bùi Thị Xuân - Hà Nội), bọn phản động đang in truyền đơn. Đến ngày 11/7/1946, C3 báo tiếp một tin quan trọng là từ ngày 12/7, Quốc dân Đảng sẽ phân tán lực lượng, rút vào bí mật, chuẩn bị tiến hành bạo động tại Hà Nội và một số nơi khác...

Di tích cách mạng số 7 Nguyễn Gia Thiều. Ảnh: Minh Đức.
 

Chặn đứng phản động

Trước những tin mật từ điệp viên, lãnh đạo Nha Công an Trung ương quyết định chọn trụ sở 132 Duvigneau là điểm tập kích đầu tiên. Rạng sáng 12/7, lực lượng công an đột nhập vào trụ sở này, khống chế tất cả các đối tượng có mặt, thu được nhiều tang vật gồm vũ khí, truyền đơn phản động kêu gọi lật đổ chính quyền cách mạng, máy in. Từ những chứng cứ này, lệnh tổng trấn áp các trụ sở của bọn phản động được ban hành và giao đại tá Nghĩa làm đội trưởng, có nhiệm vụ vây bắt bọn phản động ở số 7 Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều - Hà Nội).

Theo ông Hiển, Đại tá Trần Tấn Nghĩa kể lại chi tiết diễn biến vụ đó như sau: “Khoảng 7h ngày 12/7, chúng tôi đến trụ sở số 7 Ôn Như Hầu. Bọn lính gác chỉ cho mình tôi vào sau khi đã giữ lại vũ khí của tôi. Chúng đưa tôi đến sảnh đường và Phan Kích Nam đón tôi ở đây. Hắn to cao, đeo súng ngắn và mang kiếm dài lê thê theo kiểu nhà binh Nhật, mắt đeo kính trông rất hung dữ.

Hắn tự giới thiệu: “Tôi, Phan Kích Nam, đại biểu Quốc hội, Trung ương Ủy viên Quốc dân Đảng, Tư lệnh đệ nhất chiến khu...” rồi hỏi tôi: “Vậy tôi được vinh dự nói chuyện với ai đây?”. Tôi ôn tồn xưng tên, đưa lệnh khám xét và nói rõ mục đích đến gặp Phan Kích Nam.

Nhìn qua lệnh khám xét, Nam cười ngạo nghễ và nói: “Chú em ngây thơ ơi! Chú đội trưởng trinh sát đặc biệt ơi, tại sao các người kí lệnh bắt, khám xét trụ sở của một đảng? Ta là đại biểu Quốc hội, là bất khả xâm phạm mà người kí lệnh bắt ta lại là Phó Chủ sự Việt Minh, là cái thá gì mà có sự lạ đời như vậy... Thôi chú em về đi”. Tôi bực lắm nhưng nhớ chỉ thị của cấp trên, nếu có gì vướng mắc phải thỉnh thị nên nhân cơ hội hắn nói vậy, tôi tỏ ra nghe lời và nói sẽ về báo cáo lại, có gì sẽ quay lại sau. Phan Kích Nam tỏ ra đắc chí: “Có thế chứ, có thế mới đúng cách xử sự của người Nhà nước chứ”, rồi hắn gọi vệ sĩ đưa trả súng cho tôi và tiễn tôi ra về.

Sau khi xin ý kiến lãnh đạo Nha Công an Trung ương, chúng tôi trở lại số 7 Ôn Như Hầu lần thứ hai nhưng vẫn chưa có thời cơ ra tay. Trưa 12/7, sau khi được lãnh đạo Nha Công an Trung ương đồng ý phương án khống chế, bắt Phan Kích Nam, chúng tôi trở lại số 7 Ôn Như Hầu lần 3 và quyết tâm thực hiện bằng được. Lúc này, bọn lính gác trụ sở tỏ ra chủ quan, một tên đưa tôi vào gặp Phan Kích Nam. Tôi chủ động tháo thắt lưng đeo súng đặt lên bàn. Phan Kích Nam rót nước mời tôi, thái độ hắn rất tự mãn. Hắn sung sướng ra mặt và nói “Có thế chứ, phải nể mặt Phan Kích Nam này chứ”. Sau khoảng 10 phút, tôi đứng dậy cáo biệt ra về và vờ quên súng.

Phan Kích Nam liền cầm khẩu súng của tôi và đi theo nhắc: “Này chú em, quên súng à?”. Trúng kế rồi, tôi rút khẩu súng Colt giấu trong người, chĩa thẳng vào Nam và quát: “Đứng im, động đậy tao bắn vỡ sọ” và bằng động tác nhanh gọn ra đòn khiến Nam lảo đảo khụy xuống. Tôi bẻ quặt tay hắn ra sau và ra lệnh cho bọn lính gác còn đang ngỡ ngàng chưa kịp hiểu điều gì xảy ra: “Phải bỏ súng không được chống cự”... Việc bắt được Phan Kích Nam mở đầu cho cuộc tổng trấn áp các tổ chức phản động, đập tan âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng hồi đó.

Nguồn: https://tienphong.vn/71-nam-sau-vu-an-on-nhu-hau-chan-dung-am-muu-phan-dong-cua-quoc-dan-dang-post974100.tpo Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá Click để đánh giá bài viết Tin liên quan Thông tin cần biết
  • Bản tin an toàn giao thông
  • Bản tin PCCC
  • Thông báo tìm chủ sở hữu phương tiện
  • Thông báo truy tìm
  • Các thủ đoạn hoạt động của tội phạm và cách phòng chống
  • Thông tin đấu thầu
Thông tin cần biết
  • An toàn giao thông
  • Quản lý hành chính về trật tự xã hội
  • Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Thông báo truy tìm
  • Truy tìm tội phạm
  • Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và cách phòng, chống
  • Thông tin đấu thầu
  • Thông báo khác
Dịch vụ công mức 3,4
  • Cổng dịch vụ công Bộ Công an
  • Cổng dịch vụ công Quốc gia
Dịch vụ công
  • Cấp, quản lý thẻ căn cước công dân
  • Chính sách
  • Đăng ký, quản lý con dấu
  • Đăng ký, quản lý cư trú
  • Đăng ký,quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
  • Khiếu nại,tố cáo
  • Phòng cháy chữa cháy
  • Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Quản lý vũ khí,vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
  • Quản lý xuất nhập cảnh
  • Tổ chức cán bộ
  • Lĩnh vực khác
  • Định danh và xác thực điện tử
Xem thêm Thăm dò ý kiến noData Không có dữ liệu ×

Kết quả bình chọn

Liên kết website --- Chọn liên kết --- Cục Cảnh sát giao thông Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa Trang thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an Cục Hải quan Thanh Hóa Cục Đăng kiểm Việt Nam Sở Tài chính Thanh Hóa Cục Thuế Thanh Hóa Bộ Công an UBND tỉnh Thanh Hóa Quốc hội Chính phủ Cổng dịch vụ công Quốc gia

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG AN TỈNH THANH HÓA

Giấy phép số 05/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cấp ngày 03/12/2018

Người chịu trách nhiệm nội dung: Đại tá Dương Văn Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban biên tập Cổng TTĐT

Websites: www.congan.thanhhoa.gov.vn, www.conganthanhhoa.gov.vn, www.conganthanhhoa.vn

Địa chỉ: 15A Hạc Thành, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa. Điện thoại: 02373 852697, E-mail: thanhhoapsf@gmail.com

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Công an tỉnh Thanh Hóa.

Khi sử dụng lại thông tin, đề nghị ghi rõ nguồn "Công an tỉnh Thanh Hóa"

Từ khóa » Hình ảnh Về Vụ án ôn Như Hầu