Vũ Đức Tô Châu, Thơ Không Biệt, Lìa đời Sống. - Du Tử Lê
Có thể bạn quan tâm
dutule.com (ngày 19 tháng 6 -2017): Một trong những tác giả không thường xuyên gửi thơ cho trang nhà dutule.com, là nhà thơ Vũ Đức Tô Châu.Dõi theo hành trình chữ, nghĩa của họ Vũ, tôi thấy dường như mỗi một bài thơ gửi đi, là một nỗ lực làm mới - - Chí ít, cũng với chính những sáng tác của ông, trước đó.Trong số rất ít, những bài thơ tôi có của Vũ Đức Tô Châu thì, trăng có vẻ chiếm giữ một tỷ lệ đáng kể. Thí dụ trong bài “Luân khúc cổ cầm”, mấy câu mở vào bài thơ dài, đã là:“Đêm nguyệt vàngThu tàn trước ngõTrăng chờ ai mờ tỏ bên trờiĐiệu cổ cầm thổn thức chơi vơi…”Nhưng khi qua tới bài “Chờ Tình” viết theo thể lục bát, Vũ Đức Tô Châu lại cho trăng của ông cảm, nhập tính thiền:“Ta còn say chén hoàng hônVầng trăng đã tịnh trên cồn bãi xưa”Và, đây, một vầng trăng khác nữa, cũng đi ra từ cõi-giới thi ca Vũ Đức Tô Châu, nhưng đó lại là “Trăng rơi đáy nước hồ không động” - - trong bài thơ nhan đề “Chớm Rụng” chỉ có 4 câu - - Vô tình (?) dung chấp cùng lúc 2 đặc tính liên-tưởng-nghịch và, liên-tưởng-xuôi:“Trăng rơi đáy nước hồ không độngTrên bến lòng ta muôn sóng xôMắt đượm u hoài thu chớm rụng!Sương khói gieo hồn rưng lá khô.” Dường không chỉ với trăng, một hình ảnh quen thuộc tới nhàm chán, cạn kiệt “khí huyết” đã lâu, được họ Vũ cố gắng gắn cho nó một “hồn tính” khác mà, ngay cả với những hình ảnh cũng đã từng được thi ca tận tình khai thác là cây nến, cũng được ông cho nó tương quan lạ…Thay vì viết “lệ nến” hay “bấc nến”, “tim nến” thì Vũ Đức Tô Châu viết:“Đêm mở ngỏ tàn canh vầy nến nát”(Trích “Luân khúc cổ cầm”) Tôi không nghĩ tôi hiểu rõ động từ “vầy” trong câu thơ “vầy nến nát” của họ Vũ. Nhưng hiển nhiên, đấy là một cụm từ ít thấy hoặc, chưa từng thấy trong thơ của chúng ta. Tuy nhiên, dù họ Vũ có hý lộng chữ, nghĩa thi ca của ông qua những kênh, mạch lãng mạn như một đối-lực với thực cảnh xã hội hôm nay, thì, ông vẫn không che đậy, không sử dụng lượng ma-túy-tình-yêu-cao-độ để phủ dụ hoặc, để nguôi ngoai những vết thương thời sự lở loét tử sinh; trơ, bày nhục nhã. Tôi nhìn ra khía cạnh này trong thơ Vũ Đức Tô Châu qua những câu thơ như:“... Mùa xuân ta ngắm biểnNúi sông buồn miên manBiển ngoài kia bật khócCó ai sầu quan san…”(Trích “Mùa Xuân Ta Ngắm Biển”)Hoặc:“… Bên hiên chiều xứ lạTrôi về đâu mây ơi?Ta gửi hồn rưng lệNhớ quê sầu chơi vơi!Đôi khi nâng cốc rượuUống như thuyền ra khơiNghe sóng cuồng bão nổiThương cánh buồn… lẻ loi…”(Trích Bên Hiên Chiều”) Ở đây, tôi không nói tới câu thơ có thể nói là khá mới của Vũ Đức Tô Châu; câu “đôi khi nâng cốc rượu / uống như thuyền ra khơi” mà, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, bi kịch tổ quốc đã được họ Vũ, ghi nhận bằng nỗi đau đớn và nhục nhã theo cách của ông. Ông không dùng những danh từ đao to, búa lớn. Ông cũng không ồn ào lên án, gào thét thê thiết trong thơ. Nhưng, theo tôi, chính tính chất lặn vào bên trong, lắng xuống những nỗi đau nhục giống nòi, tưởng như không thời sự mà, người đọc thấm thía, ngậm ngùi hơn!.!Tôi không biết có phải bắt nguồn từ quan niệm thi ca tới một mức độ nào đó thì phải nhìn nhận (như họ Vũ), rằng: “Những tài hoa thi khách chạm tay đời”, trích từ bài thơ “Mộng đêm qua” của Vũ Đức Tô Châu:“Ta thấy mình đi dạoBước quanh triền quỹ đạo Năm ChâuGặp (Homer) và hội ngộ (Nguyễn Du)Gặp (Du Tử…) phía bên trời ly xứQuần Tiên Tửu âm vang lừng thi tứKhói trầm hương thoảng ngát quyện đôi bờBi tráng đời ai hát thành thơDường bão tố! Biển muôn triều dậy sóngMấy nghìn năm (Sử Thi) đồng vọngTửu Đồ say trên chiếu rượu quên sầu!Khóc ư?Sông núi cũng đổi dời!Cười ư?Mơ (Odyssey) ngày trở lạiTa mộng thấy một trời thơ rất lạNhững tài hoa thi khách chạm tay đời. “Nam việt 2017“·Homer, Odyssey: Các vị Thần Hy Lạp cổ đại ở thế kỷ thứ X trước Công Nguyên.”.Tôi hiểu, tuy là một bộ môn văn chương quan yếu, nhưng thành kiến từ xưa, vẫn cho thi ca là một trò chơi trí tuệ phù phiếm. Vô bổ. Thậm chí còn được “định danh” là… “thơ thẩn”, là “khùng điên" nữa!.!Nhưng Vũ Đức Tô Châu không nghĩ thế.Cái nhìn về thi ca của họ Vũ, hoàn toàn ngược lại. Đó là khi “Những tài hoa thi khách chạm tay đời”… Theo tôi, tùy trình độ, ý thức, vị trí… mà chúng ta có nhiều quan niệm đối nghịch nhau về sự có mặt của thi ca. Cùng lúc với sự xuất hiện của loài người, trước khi nhân loại có chữ viết thì chúng ta đã có thơ truyền khẩu… Sự kiện này cho thấy tính song hành giữa đời sống tinh thần của con người với thi ca.Nên có thể không ít người đã lên án thơ Hồ Xuân Hương, là thơ của một người phụ nữ bị ẩn ức sinh lý… Nhưng ngược lại, thơ của bà lại được các nhà nghiên cứu văn học ghi nhận, đó là tiếng nói đòi hỏi sự bình đẳng nam / nữ sớm nhất trong lịch sử đấu tranh cho nữ quyền của Việt Nam. Nó không hề thuần túy là tiếng than trong đêm trường lạnh lẽo của một người đàn bà bị “bỏ quên” trong cuộc hôn nhân mà, người phụ nữ ấy, chỉ là một thứ vợ lẽ, “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung / Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” (HXH)Cũng thế, người ta có thể dễ dàng kết luận mấy bài thơ của T.T. Kh. chỉ là những bày tỏ thất vọng của một phụ nữ không được phép tham dự vào cuộc hôn nhân của mình, vì những ràng buộc khe khắt của xã hội thời phong kiến. (*) Nhưng cũng không thiếu những nhà phê bình văn học, nghiên cứu xã hội, lại cho rằng, thơ của nữ sĩ TTKh, cho thấy bà là nạn nhân của chế độ cưới gả theo tập quán “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, vì “môn đăng hậu đối”, hứa hẹn trước đó của hai gia đình…. Và, thơ T.T.Kh. chính là tiếng nói (tình cảm nhưng mạnh mẽ) tố cáo tập tục này… Tại sao những bài thơ của Hồ Xuân Hương, của T.T.Kh còn truyền tụng đến hôm nay, và sẽ mãi mãi? Theo tôi, bởi vì giá trị tự thân của những bài thơ đó. Là những bài thơ của ““Những tài hoa thi khách chạm tay đời,” theo cách nói của Vũ Đức Tô Châu. Du Tử Lê,(Calif. June 2017) _______Chú thích:(*) Vì hiện tượng T.T.Kh. gây chấn động lớn trong sinh hoạt VHNT, thời tiền chiến, nên đã có rất nhiều bài viết về hiện tượng này. Thậm chí, thời đó, có người còn nhận mình chính là người đàn ông trong mấy bài thơ của T.T.Kh. nữa.Ở đây, chúng tôi chọn gửi tới bạn đọc, 2 tư liệu, tương đối chừng mực, khách quan, mặc dù cũng không chứng minh được tính xác thực của tư liệu. Đó là một bài của Phạm Thanh và, một bài của Hoài Thanh – Hoài Chân. Cả hai, đều có trên trang mạng Wikipedia-mở.“Tác giả: Phạm Thanh “T. T. Kh. là tên tắt của một nữ sĩ xuất hiện trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy xuất bản tại Hà Nội vào khoảng tháng 9 năm 1937, sau bài Hoa ti gôn chuyện ngắn của ký giả Thanh Châu. “Nữ sĩ gởi đến cho nhà báo trên một bài thơ nhan đề là Bài thơ thứ nhất, kế một bài nữa là bài Hai sắc hoa ti gôn. Cả hai, đều ký bút hiệu là T. T. Kh. “Lời thơ rất nhẹ nhàng, rất lâm ly cảm động, khiến có người đã không ngần ngại phê bình cho là những thi phẩm kiệt tác. Và cũng vì T. T. Kh. là ai, không có nhà thơ văn nào biết được, nên có người đã tự nhận là người yêu của mình, nhất là tác giả chuyện ngắn Hoa ti gôn. “Thế rồi, từ đó trở đi, người ta không còn được đọc bài nào của T. T. Kh. Nữ sĩ chỉ có hai bài đã đăng trên báo, nhưng hai bài ấy cũng như tên tác giả, mỗi lần nhắc đến không mấy ai không biết.
“Nhưng thật T. T. Kh. chẳng phải là người yêu của ông nào trong Tiểu thuyết thứ bảy. Nữ sĩ chính là Trần Thị Khánh, một nữ sinh nhà ở phố Sinh Từ, Hà Nội, có tâm hồn thơ lắm. Nữ sĩ có yêu một thanh niên, hai người đã cùng đi lại, hứa sẽ thành hôn, nhưng nửa chừng vì sự ép buộc của gia đình, nữ sĩ đành phải hát khúc chia ly, về làm vợ một người khác tên Nghiêm, làm công cho một hãng buôn nọ. “Nữ sĩ không phải chỉ có hai bài ấy thôi mà còn hai bài nữa là Bài thơ đan áo và Bài thơ cuối cùng, với một bài của người yêu trả lời chưa hề công bố mà tôi sẽ trích dưới đây. “Một điều nữa, chúng ta cũng nên biết là sau khi đem hết tâm hồn và nước mắt trút cả vào mấy bài ấy để khóc mối tình ngang trái kia, T. T. Kh. không còn trở lại thi đàn nữa, và nay cũng như người đã thuộc về dĩ vãng.” (Trích Thi nhân Việt Nam hiện đại - Quyển Thượng của Phạm Thanh)
Giả thuyết về T.T.Kh. (Thi nhân Việt Nam)Tác giả: Hoài Thanh, Hoài Chân “Hồi septembre 1937, Tiểu thuyết thứ bảy đăng một chuyện ngắn của ông Thanh Châu: Hoa ti gôn. Ít ngày sau tòa báo nhận được một bài thơ nhan đề Bài thơ thứ nhất, rồi lại nhận được bài nữa: Hai sắc hoa ti gôn. Hai bài đều ký T. T. Kh. và đều một nét chữ run run. Từ đấy tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy không nhận được bài nào nữa và cũng không biết T. T. Kh. ở đâu. “Nhưng sau khi hai bài thơ kia đăng rồi, xóm nhà văn bỗng xôn xao. Có đến mấy người nhất quyết T. T. Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt. Có kẻ không ngần ngại cho hai bài ấy là những áng thơ kiệt tác. “Nói thế đã đành quá lời, nhưng trong hai bài ấy cũng có những câu thơ xứng với vẻ lâm ly của câu chuyện. Cô bé T. T. Kh. yêu. Người yêu của cô có nét mặt rầu rầu và có lẽ đã đọc nhiều văn Từ Trẩm Á. Cô kể: những buổi chiều thu, đứng dưới dàn hoa ti gôn,
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, Thở dài trong lúc thấy tôi vui; Bảo rằng: "Hoa giống như tim vỡ, Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!" “Cô bé ngây thơ không tin. Ai ngờ lời nói văn hoa kia bỗng thành sự thực. Chàng đi...
Ở lại vườn Thanh có một mình, Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh, Yêu trăng lạnh lẽo rơi trên áo, Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu Cả chồng tôi nữa, lúc đi theo Những tà áo đỏ sang nhà khác! - Gió hỡi, làm sao lạnh rất nhiều?” “Ngày ấy buồn nhất trong đời nàng: “Người xa xăm quá - Tôi buồn lắm Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.” “Từ đó mùa thu qua, rồi mùa thu qua, nàng vẫn luôn luôn tưởng nhớ, nhưng tin buồn chàng nào có hay; cho nên nàng tự hỏi: Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi! người ấy có buồn không?“Một nỗi đau đớn trần truồng, không ẩn sau liễu Chương Đài như nỗi đau đớn của nàng Kiều ngày trước. “Cho đến hôm nay, xem chuyện, tình cờ lại thấy cánh hoa xưa. Nàng không sao cầm lòng được:
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ Nhỏ xuống thành thơ, khóc chút duyên! "Bốn năm đã qua từ ngày tờ báo vô tình hé mở cho ta một cõi lòng. Ai biết 'con người vườn Thanh' bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối? Novembre 1941 (Trích Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân)
Từ khóa » Bài Thơ Chơi Núi Tô Châu
-
Bài Thơ: Lên Chơi Núi Đại Tô Châu (Đông Hồ - Lâm Tấn Phác)
-
Bài Ca Dao: Chiều Trông Về Núi Tô Châu
-
Núi Tô Châu Qua Các Giai đoạn Thời Gian (Hà Tiên)
-
Tô Châu (Quang Nguyên) | Trung Học Hà Tiên Xưa
-
“Những Bài Thơ Dở” Mà Hay Về đời - Báo Cần Thơ Online
-
“Chinh Phục” Ngọn Núi Tô Châu Hà Tiên "duyên Dáng - Vntrip
-
Thơ VŨ ÐỨC TÔ CHÂU - * Sai Mon Thi Dan
-
Hà Tiên – Nơi Hòn đá Cũng Làm Lưu Luyến Trái Tim Du Khách
-
Không Có Tiêu đề
-
Văn Mẫu Hay: Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh (Hà Tiên)
-
Những điểm đến Hấp Dẫn Không Thể Bỏ Qua Khi Du Lịch Hà Tiên.
-
Ngỡ Ngàng Hà Tiên đẹp Mê Hồn Nơi Xứ Biển Miền Tây