Vụ Ertiga “chờ Chết” Do Thiếu Phụ Tùng: Suzuki Việt Nam Phải Chuộc ...

Chiếc xe Suzuki Ertiga bị tháo tung chờ linh kiện phụ tùng sửa chữa

Thiếu phụ tùng thay thế, hãng xe buộc phải mua lại xe bị tai nạn?

Ngày 3/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, một người thân trong gia đình ông Trần Chí Linh (chủ xe Suzuki Ertiga, trú tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho hay, công ty Suzuki Việt Nam đã cử người đến gặp ông Linh và gia đình để đàm phán mua lại chiếc xe Ertiga bị tai nạn đang nằm tại gara Ngọc Anh.

Sau 2 vòng đàm phán trước và sau kỳ nghỉ lễ, cuối cùng bên gia đình ông Trần Chí Linh đồng thuận bán lại cho hãng Suzuki chiếc xe nói trên với giá 500 triệu đồng. Mọi giao dịch đã hoàn tất trong ngày hôm qua (3/9).

Như vậy, tại thời điểm tháng 10/2019, sau khi bỏ ra khoản tiền 549 triệu đồng mua xe, cộng với các chi phí khác để ra biển tại tỉnh Cà Mau kèm khoản phí bảo hiểm vật chất gần 9 triệu đồng/năm, chiếc xe có tổng chi phí để lăn bánh vào khoảng 624 triệu đồng.

Lăn bánh chưa đầy 1.000km và không may gặp tai nạn, chiếc Suzuki Ertiga kém may mắn đó mất 9 tháng trời nằm xưởng do thiếu phụ tùng, được hãng đàm phán mua lại với giá 500 triệu đồng.

Nếu như chỉ tính bằng vật chất thông thường thì phần thiệt thòi cho chủ xe vào khoảng 124 triệu đồng, nhưng phần thiệt hại vô hình là khó đo đếm, khi chẳng may làm “thượng đế” của một hãng xe và một hãng bảo hiểm như vậy.

Dân mạng ngán ngẩm với thương hiệu Suzuki tại Việt Nam

Sau khi Báo Giao thông đăng loạt bài phản ánh về chiếc xe Suzuki Ertiga bị tai nạn ngập nước ở Cà Mau, phải nằm xưởng 9 tháng mà không có phụ tùng thay thế, hàng trăm độc giả - là những người đang sử dụng xe Suzuki cùng nhiều thành viên cộng đồng ô tô lớn trên mạng xã hội đã lên tiếng phản ánh về tình trạng bất nhất của giá phụ tùng, đặc biệt là sự khan hiếm vật tư thường trực của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam.

Trên nhóm Oto+ có hơn 800 nghìn thành viên, thành viên Nguyễn Xuân Diệp nêu câu hỏi và tự trả lời: “Tại sao xe giá hợp lý mà ít người mua? Mỗi chỗ giá phụ tùng báo giá khác nhau nhé”.

Thành viên Hiếu Đinh nhận xét: "Phụ tùng không có hoặc hiếm, đây là lý do người tiêu dùng ít mua xe của hãng này đây". Người dùng có nickname Tran Dinh Quoc An viết: "Quy chuẩn, quy cách kích thước nó (xe Suzuki) cũng không giống ai nên thay thế cũng khó".

Đồng quan điểm, tài khoản Quốc Tài cho hay: “Trước đây mình sử dụng một chiếc Su cóc (xe tải nhẹ Suzuki), mỗi lần hỏng xe tìm đồ rất khó”. Trong khi thành viên Phạm Hùng nêu ý kiến: “Mấy món thông dụng như ca lăng, đèn pha, ba đờ sốc còn chờ cả tuần nữa là mấy món ít hỏng”.

Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, sau 25 năm hiện diện ở thị trường Việt Nam, mảng phân phối và dịch vụ bảo hành bảo dưỡng của ô tô Suzuki hiện có 37 đại lý chính thức trên toàn quốc. Doanh số bán ra của mảng xe ô tô du lịch hạng nhẹ thương hiệu Suzuki cũng khiêm tốn. Từ dữ liệu thống kê doanh số hàng tháng của hiệp hội VAMA, tháng 7/2020 vừa qua, chỉ có 44 chiếc Suzuki Swift và đúng 1 chiếc Suzuki Celerio đến tay khách hàng, đưa 2 mẫu xe này lọt nhóm 10 xe bán chậm nhất hàng tháng tại Việt Nam.

Theo Báo Giao thông

Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Ô tô dồn dập giảm giá sập sàn tới nửa tỷ đồng

Ô tô dồn dập giảm giá sập sàn tới nửa tỷ đồng

Trong 3 ngày qua, thị trường ô tô Việt Nam dồn dập đón nhận "cơn lốc" giảm giá sập sàn đến từ nhiều thương hiệu với mức ưu đãi cao nhất lên đến hơn nửa tỷ đồng.  

 

Từ khóa » Suzuki Thiếu Phụ Tùng