Vũ Khí Của Các Nước Châu Âu
Có thể bạn quan tâm
Vũ khí của các nước Châu Âu
<< < (4/5) > >>
Ngocvancu: Biết thế đã bảo là đỡ ghiền mà ;D
SSX: Heckler und Koch G11, đạn không vỏ (Germany) Cỡ nòng/đạn: 4.7 mm không vỏHoạt động: Gas, khoá nòng xoayChiều dài tổng: 750 mm Chiều dài nòng: 540 mm Khối lượng: 3.6kg rỗng; 4.3kg nạp 2 băngBăng đạn: 50 viên hay 45 viênNói đến đạn không vỏ có lẽ phải kể đến những khẩu thần công dùng đạn bi và thuốc nổ đen nhồi trực tiếp vào nòng, châm lửa bằng bùi nhùi. G11 lần đầu tiên đưa khái niệm đạn không vỏ vào súng trường bộ binh. Để làm được điều đó phải giải quyết rất nhiều vấn đề một cách sáng tạo về cấu tạo súng cũng như thuốc phóng. Dù dự án G11 đã bị ngưng nhưng có thể nói nó tập trung rất nhiều tinh thần và trí tuệ Đức.Chương trình phát triển G11 bắt đầu từ khá sớm, cuối những năm 1960 khi CQ Tây Đức đi đến quyết định thay thế khẩu G3 đã cũ bằng một loại súng mới nhẹ hơn và chính xác hơn. Một thiết kế mới gọi là G11 do Hecler und Koch triển khai cùng với công ty Dynamit Nobel nghiên cứu về thuốc phóng mới và đạn.Những ý tưởng cơ bản của G11 là: dùng một hệ thống trống quay 90 độ độc đáo để nạp đạn tự động. Băng đạn dài được nạp vào khe hẹp song song nằm phía trên nòng súng để tiết kiệm không gian. Sau mỗi phát bắn, viên đầu tiên trong băng được nạp vào trống quay và quay 90 độ thẳng vào hướng nòng súng, sau khi khai hoả, trống sẽ quay tiếp 90 độ để sẵn sàng nạp viên đạn mới. Khi chẳng may viên đạn bị hỏng không nổ, nó sẽ bị viên đạn mới đẩy ra ngoài khi nạp đạn. Không phải can thiệp bằng tay.Một ý tưởng khác là toàn bộ nòng súng, trống quay, bộ nạp đạn, băng đạn được gắn cùng nhau sẽ di chuyển tịnh tiến lùi và trở lại vị trí cũ khi bắn. Nhờ quán tính của một khối nặng như vậy tốc độ bắn của G11 rất thấp, khoảng 600 v/ph, thuộc hàng thấp nhất trong loại súng trường. Tuy vậy ở chế độ bắn loạt 3 viên mức độ sẵn sàng bắn lại chỉ phụ thuộc vào trống quay. Nó đạt đến 60ms so với 130ms 2 viên ở súng tự động thông thường. Điều đó loại trừ rất nhiều khả năng rung giật làm cho các viên đạn trong loạt bắn rất chụm (xem ảnh dưới). Đạn không vỏ được ép (hay đổ chảy) thành khối cùng đầu đạn và được phủ một lớp chống cháy, đây là một bí quyết công nghệ vì khi bắn nhiều súng khá nóng viên đạn không có vỏ cách ly có thể bị nổ sớm gây tai nạn.Cuối những năm 80, quân đội Đức bắt đầu thử nghiệm thực tế G11, sau đó có những cải tiến nhỏ. Bản G11K2 được thử năm 1989, độ chính xác đạt được hơn G3 ít nhất 50%. Khoảng 1000 khẩu G11K2 đã được giao cho quân đội Đức năm 1990. Nhưng đáng tiếc sau đó dự án G11 đã bị đình chỉ. Có nhiều luồng ý kiến giải thích cho điều này: có ý kiến cho rằng chính phủ Đức lúc đó có mối bận tâm lớn lao là thống nhất Đông-Tây Đức nên không chú trọng và bỏ rơi những dự án kiểu G11. Có ý kiến cho rằng chuẩn vũ khí NATO lúc đó đang được triển khai, là một đầu tàu Đức phải thực thi chuẩn này. Cũng có ý kiến cho là một khẩu súng với đạn không vỏ như thế là không thích hợp về mặt kỹ thuật để trang bị đại trà cho bộ binh trên chiến trường.Dù gì đi nữa thì G11 cũng để lại bài học về tinh thần, ý tưởng sáng tạo của người Đức. ảnh: cấu tạo của đạn không vỏ, khối màu vàng tươi là ngòi nổ như đạn thường,khối hình trụ ở đáy viên đạn có thể là liều thuốc cháy nhanh có tác dụng đẩy đầuđạn vọt lên trước khi khối thuốc chính cháyảnh: mẫu đạn đầu tiên 4.3mm do Dynamit Nobel chế tạoảnh: mẫu đạn 4.7mm dùng cho G11 phiên bản 6ảnh: mẫu đạn HITP-High Ignition Temperature Propellant, nhiệt độ bắt lửa caoảnh: trái tim của G11, khoá nòng dạnh hình trụ quay có khoang nạp đạnảnh: mẫu súng G11K2 cỡ 4.73mm và băng đạn dàiảnh: G11 gắn ống ngắmảnh: G11 phiên bản 11, 12 1979-1980ảnh: G11 phiên bản thứ 13 1981ảnh: G11 phiên bản 14 1982ảnh: so sánh số lượng đạn người lính mang đượcảnh: Eugene Stoner, nhà thiết kế M16 đang bắn thử G11 trong chương trình Advanced Combat Rifle-ARC, thử nghiệm kỹ thuật khẩu G11nguồn tham khảohttp://www.hkpro.com/g11.htmhttp://world.guns.ru/assault/as42-e.htmVideo: trong đoạn video này ta thấy có đến 3 rãnh nạp đạn,tức là tương đương với 150 viên, nhiều hơn cả súng máy hạng nhẹhttp://www.youtube.com/watch?v=pJCrO5j4xNAhttp://www.youtube.com/watch?v=MdErfyYeJeU
vietcong91: Bộ trưởng Czech quảng cáo súng mớiE-mail PrintVietnamDefence - Bộ trưởng Quốc phòng Czech Alexandr Vondra là người duy nhất trong nhóm chính trị gia, quan chức và phóng viên dám bắn súng phóng lựu kẹp nòng của súng trường tiến công mới của Czech CZ 805 BREN khi giới thiệu vũ khí này tại trường thử ở Libavá.Ông Vondra với súng CZ 805 BRENSố người muốn dùng súng này bắn bia còn nhiều hơn, song ông Bộ trưởng Vondra lại xuất sắc hơn cả khi thể hiện độ chính xác và độ chụm khi bắn.“Với thị lực cận 12 diop thì 15 phát trúng bia là kết quả hoàn toàn không tồi, chứng tỏ những phẩm chất tuyệt vời của loại súng mới”, ông bộ trưởng nói. Các phóng viên có mặt tại buổi bắn cho biết, ông bộ trưởng đã lấy tấm bia lỗ chỗ vết đạn làm kỷ niệm.vz. 58 (trên) sẽ được thay thế dần bằng CZ 805 BRENSúng CZ 805 BREN do nhà máy quân khí Ceska zbrojovka ở thành phố Uhersky Brod sản xuất vào cuối năm 2009 đã thắng trong cuộc thầu của Bộ Quốc phòng Czech. Dự kiến, súng sẽ được trang bị dần dần cho tất cả các quân binh chủng của quân đội Czech.Hiện thời, Bộ Quốc phòng Czech đã đặt hàng 8.000 khẩu, một nửa số đó sẽ được cung cấp cho các đơn vị quân đội trước cuối năm nay, số còn lại sẽ bàn giao trong 2 năm tới.Súng trường tiến công mới CZ 805 BREN A1 (và biến thể nòng ngắn A2) là một phần trong dự án “Người lính thế kỷ 21”, vốn tích hợp tất cả các thành phần trang bị cá nhân của người lính.CZ 805 BREN là hệ thống vũ khí module, cho phép lắp các thiết bị bổ sung và khả năng cải tiến tiếp theo.CZ 805 BREN được thiết kế để thay thế súng vz. 58 cỡ 7,62 mm đã lạc hậu, vốn đưa vào sử dụng từ năm 1959.CZ 805 BREN hiện có 2 biến thể: CZ 805 BREN A1 với nòng dài 360 mm và CZ 805 BREN A2 với nòng dài 277 mm.CZ 805 BREN có trọng lượng 3,5 kg, dung lượng hộp tiếp đạn 30 viên.Biến thể nòng dài CZ 805 BREN A1Biến thể nòng ngắn CZ 805 BREN A2Nòng súng làm bằng thép hợp kim cao, báng súng và một số chi tiết khác làm bằng plastic hiện đại. Trên súng có các giá để gắn súng phóng lựu dưới nòng, khí tài nhìn đêm và máy đo xa laser.CZ 805 BREN sử dụng đạn tiêu chuẩn 5,56x45 mm NATO, song thiết kế module cho phép thay nòng để bắn các loại đạn 7,62x39 mm và 6,8x43 mm. CZ 805 có thể lắp thước ngắm cơ khí gập và có tầm bắn 400-500 m tùy theo độ dài nòng.Quân đội Czech đang sử dụng mấy trăm khẩu súng mới cỡ nòng NATO 5,56 mm để huấn luyện. Nguồn: Army.cz, globalmilitaryreview.blogspot.com, Arms-tass, 16.11.11.
longtrec: Thưa các bạn! Tôi xin được trình bày loạt bài về pháo cao xạ tự động của Cty Oerlikon Contraves (Thụy sỹ). Đây là loại pháo cao xạ tự động có mặt trong trang bị của 30 nước trên thế giới. Chúng được gắn trên xe kéo, xe tăng chiến đấu, tầu chiến với nhiệm vụ chống mục tiêu bay tầm thấp như máy bay, trục thăng, tên lửa hành trình .Hoặc các mục tiêu mặt đất như xe quân sự bọc thép và không bọc thép, BB binh v.v...Đồng thời tôi cũng sẽ đưa loạt bài về các loại pháo phòng không tự động tiêu biểu của LX (trước đây) và Nga (hiện nay). Qua đó chúng ta thấy được 2 hướng phát triển hệ thống pháo cao xạ phòng không, ưu nhược điểm của 2 trường phái NATO-NGA.PHÁO CAO XẠ TỰ ĐỘNG 2 NÒNG 35 mm OerlikonThông số kỹ thuật cơ bản :Chủng : Cao xạ tự động.Trọng lượng 6.700 kg (15.000 lb) không kể đạn.Chiều dài 7,8 m (25 ft 7 in) (lúc hành quân)chiều dài nòng : 3,15 m (10 ft 4 in) Cỡ nòng 35 mm .Được bố trí trên xe kéo 4 bánh, 4 chân chống thủy lực.Tầm bắn : -5 ° đến 92 °.Góc bắn : 360 °Tốc độ bắn : 550 viên / phút/1 pháo .Sơ tốc nòng : 1.175 m / s (3.850 ft / s) .Phạm vi hiệu quả( trần bắn): 4.000 m (13.000 ft).Pháo cao xạ 2 nòng Oerlikon 35 mm được phát triển bởi Cty “Oerlikon Contraves” ( nay đổi tên thành "Rheinmetall AG " sau khi sáp nhập với Rheinmetall trong năm 2009). Hệ thống pháo ban đầu được chỉ định là 2 ZLA/353 ML nhưng sau khi cải tiến , nâng cấp có mã hiệu là : GDF-001. Nó được phát triển vào cuối những năm 1950 , hệ thống pháo cao xạ 2 nòng Oerlikon 35 mm hiện có mặt trong trang bị của 30 quốc gia. Hệ thống pháo cao xạ tự động 35 mm, ban đầu có mã hiệu : 353 MK thuộc sery pháo KD. KD là mẫu pháo cao xạ 35mm được trang bị trên xe tăng Gepard (Leopard 1) , tăng 74( SPAAG 87 ) và pháo cao xạ tự hành T-55 ( Marksman). Hệ thống này có thể được kết hợp với radar kiểm soát hỏa lực Fledermaus, vào cuối những năm 1970 đã được nâng cấp lên thành hệ thống Skyguard.Xe tăng Gepard của Đức có gắn pháo KD-35.Năm 1980, GDF-001 được nâng cấp thành GDF-002, trong đó đặc trưng là miệng pháo được gắn bộ phận kiểm soát kỹ thuật số. Một vài năm sau đó, một phiên bản thứ ba của hệ thống pháo cao xạ 35mm được nâng cấp thành : GDF-003, nó tương tự như GDF-002, nhưng bao gồm một số cải tiến như tự bôi trơn và có vỏ bảo vệ tích hợp.Trong năm 1985, một mô hình nâng cấp hơn nữa đã được sản xuất: GDF-005, với, tính năng Gunking 3D, máy tính điều khiển thị giác , máy laser đo xa và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số.Một trong những phiên bản GDF-005 của Áo (FIAK85) được gắn các thiết bị đo sơ tốc đạn trên mỗi nòng súng .Phát triển các loạt pháo KD bắt đầu khoảng năm 1952, Oerlikon tính toán rằng cỡ đạn 35 mm là kích cỡ tối ưu cho pháo cao xạ. Các khẩu pháo sery pháo KD được phát triển trên nguyên mẫu có từ sau chiến tranh thế giới lần 2 với cỡ nòng 20 mm 204 KAA Gk. Một vài thiết kế được phát triển, bao gồm cả một thiết kế làm mát nòng súng bằng nước, Mk 352, đã được thử nghiệm do hải quân Mỹ. Thiết kế cuối cùng là Mk 323, được phát triển hai biến thể, một phiên bản là KDA, và một phiên bản khác là KDC.Phiên bản cho Hải quân với 2 pháo KDA.Башня Marksman: 1 —контейнер для боеприпасов типа APDS-Т; 2 — автоматическая пушка KDA калибра 35 мм; 3 — контейнер для боеприпасов типа HEI; 4 — датчик скорости ветра; 5 — наблюдательные приборы командира, 6 — наблюдательные приборы наводчика-оператора; 7 — гироскоп; 8 — перископ; 9 — радар; 10 — электрогенератор; 11 — система заряжания; 12 — элементы системы наведения; 13 — консоль системы управления огнемPhiên bản Hải quân 35 mm/90 KDC.Radar Super Fledermaus:Hệ thống radar được công ty Contraves phát triển thiết lập trên xe 4 bánh E / F hoạt động bởi xung động doppler với khả năng theo dõi mục tiêu trong phạm vi 15 km. Hệ thống radar Super Fledermaus được sử dụng trong hệ thống điều khiển hỏa lực trên SPAAG Gepard(Đức).Một phiên bản radar khác mà Oerlikon Contraves phát triển cho Không quân Áo là Skyguard .Radar Skyguard của Không quân Áo.Hệ thống radar Skyguard được gắn trên xe kéo 4 bánh ,radar hoạt động tìm kiếm, theo dõi mục tiêu bởi xung động doppler và một máy ảnh truyền hình đồng trục, một máy phát điện nhỏ dùng xăng và 1 carbin làm việc cho kíp chắc thủ 2 người.
saruman: Nhân tiện em nghĩ bác Longtrec nên giới thiệu thêm cả pháo Bofor 40mm nữa cho đủ bộ pháo PK châu Âu.
Navigation
[0] Message Index
[#] Next page
[*] Previous page
Từ khóa » Khoá Nòng Xoay
-
Khóa Nòng Xoay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khóa Nòng Xoay Là Gì? Chi Tiết Về Khóa Nòng Xoay Mới Nhất 2021
-
Khóa Nòng: Thứ Làm Thay đổi Vĩnh Viễn Lịch Sử Nhân Loại - Kiến Thức
-
Soạn Giáo Dục Quốc Phòng 11: Bài 4. Giới Thiệu Súng Tiểu Liên AK ...
-
Bộ Nạp Khóa Mông - Wiko
-
Mô Hình Kim Loại Lắp Ráp 3D Súng Nòng Xoay Gatling Gun 1862
-
[PDF] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-
Sức Công Phá Khủng Khiếp Của Súng Máy "hỏa Thần" 6 Nòng M134
-
CẤU TẠO - TÍNH NĂNG SỬ DỤNG CỦA SÚNG AK - Tài Liệu Text
-
M134 - Wiki Là Gì
-
[PDF] Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Huế