Vũ Khí, Khí Tài Trang Bị Trong Sư đoàn Bộ Binh Việt Nam.

Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
Trang chủ diễn đàn Trợ giúp Đăng nhập Đăng ký
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 22 Tháng Mười Hai, 2024, 08:34:30 pm
1 Giờ 1 Ngày 1 Tuần 1 Tháng Vô hạn Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát
Lịch sử Quân sự Việt Nam > Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc > Từ cây giáo đến khẩu súng... (Quản trị: OldBuff) > Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 » Xuống « Trước Tiếp »
In
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. (Đọc 830406 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan Thành viên * Bài viết: 3405 No sacrifice, no victory WWW
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #180 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:16:39 pm »
Cám ơn huyphong, vậy thì không còn phải nghi ngờ gì nữa.
Logged
Dân ta phải biết sử taCái gì không biết cần tra Gúc gồ
Ngocvancu Cựu chiến binh * Bài viết: 580
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #181 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:59:32 pm »
Trích dẫn từ: hellboy139 trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 04:45:14 pmCác bác CCB nói nhiều đến khẩu maxim mà không thấy nhắc đến khẩu này ạ, đại liên SG-43/SGM (K 53/K 57) GrinSúng được phát triển bởi Goryunov vào năm 1942 nhằm tay thế cho khẩu Maxim 1910. Năm 1943 được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô cho đến giữa thập niên 60. Súng còn được sản xuất tại Trung Quốc và viện trợ cho Việt Nam trong KCCM với tên gọi K53/K 57Cỡ đạn: 7,62x54mmTrọng lượng: 13,8 kg (súng), 41 kg khi đặt trên bánh xeChiều dài: 1150mmChiều dài nòng: 720mmDây tiếp đạn từ 200 đến 250 viên Tốc độ bắn: 500-700 phát/phútKhẩu này còn có tư thế bắn máy bay khi chuyển từ càng có bánh xe ở tư thế bắn mặt đất,sang bắn maý bay.Ảnh thì nhờ dongadoan trích hộ trong cuốn Sử dụng vũ khí bộ binh,tập 1 cuả Lương Bắc và Thu Mai,nhà xuất bản Quân đội 1979,cám ơn dongadoan nhiều.K 57 với giá 3 chân ( hình của bác Đoàn)
Logged
longtrec Cựu chiến binh * Bài viết: 1941
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #182 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 11:55:24 pm »
Các bác Cựu ơi! Các bác ở các đ/v lăn, lê, bò, toài xác nhận hộ em những khẩu đại liên dưới đây các bác đã thấy nó chưa nhé.Đại liên Nikitin PN/PKS( ПН-пулемет Никитина).Đại liên Kalashnikov cải tiến PKM(пулемёт Калашникова модернизированный ).Đại liên Kalashnikov cải tiến có giá đỡ PKMS(пулемёт Калашникова модернизированный станковый).]Đại liên Kalashnikov cải tiến trang bị trên xe tăng PKMT(пулемёт Калашникова модернизированный танковый).Thông số cơ bản : -Cỡ nòng : 7,62x54R --------Trọng lượng(PК / PКS ) : 9 кg (trọng lượng súng) + 7,7 кg (giá đỡ) -Trọng lượng(PКМ / PКМS) 7,5 кg (trọng lượng súng) + 4,5 кg (giá đỡ)) -Trọng lượng(PKMT) :10,5 кg-Dài (PК / PКS ) :1173 мм , (PКМ / PКМS) :1160 мм , (PKMT) :1098 мм-Chiều dài nòng (PК / PКS ) :658 мм , (PКМ / PКМS): 645 мм ,(PKMT):722 мм.-Số lượng đạn trong dây :100v, 200v hoặc 250v .-Tốc độ bắn:(PК / PКS ): 650v/phút, (PКМ / PКМS): 650v/phút, (PKMT) : 800v/phút.Trên cơ sở kinh nhiệm đúc kết trong chiến tranh thế giới lần 2 và tổng kết các kỹ năng chế tạo súng máy của Đức, các chuyên gia vũ khí LX có nhiệm vụ phát triển 1 mẫu đại liên hiện đại để trang bị hỏa lực cho cấp C trong quân đội Xô Viết. Các mẫu thử nghiệm được tiến hành từ những năm 1940 nhưng không thành công. Mãi tới 1957 mới có thiết kế cơ bản cho mẫu đại liên mới đó là mẫu đại liên Nikitin. Đây là mẫu đại liên sử dụng chích khí tự động, dây đạn đươc để trong thùng đạn gắn sát buồng đạn của súng. Năm 1958 Liên Xô cho tiến hành sản xuất hàng loạt mẫu đại liên Nikitin, nhưng ngay từ ban đầu LX đã nhận thấy khẩu đại liên Nikitin bộc lộ 1 số nhược điểm.Cần nhớ rằng trong thời gian này nhóm thiết kế của klashnikov đang bận nâng cấp khẩu AK 47 thành AKM và khẩu trung liên RPK thành RPKM(M là chữ cái đầu của модернизированный : Nâng cấp , hiện đại). Nhóm thiết kế của kalashnikov mặc dù công việc bề bộn nhưng vẫn tiếp tục nhận thêm nhiệm vụ phát triển mẫu đại liên mới. Mẫu đại liên do nhóm thiết kế của Kalashnikov thiết kế được chấp nhận trang bị cho quân đội Xô Viết năm 1961 có tính năng kỹ chiến thuật hơn hẳn mẫu đại liên Nikitin trước đó.Các mẫu đại liên Kalashnikov được sử dụng rộng rãi trong khối Varsava, TQ, Iran, Irac được LX cấp phép sản xuất các phiên bản mẫu đại liên này.Đại liên Kalashnikov gồm các phiên bản sau:-Đại liên Kalashnikov PKS (пулемёт Калашникова станковый) -Đại liên Kalashnikov trang bị trên xe tăng PKT(пулемёт Калашникова танковый ) -Đại liên Kalashnikov trang bị trên thiết giáp xa PKBT(пулемёт Калашникова бронетранспортёрный ) -Đại liên Kalashnikov nâng cấp PKM (пулемёт Калашникова модернизированный)-Đại liên Kalashnikov nâng cấp có giá đỡ PKMS (пулемёт Калашникова модернизированный станковый)-Đại liên Kalashnikov nâng cấp trang bị trên xe tăng PKMT (пулемёт Калашникова модернизированный танковый).
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 12:17:48 am gửi bởi longtrec » Logged
tung677 Cựu chiến binh * Bài viết: 608
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #183 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:48 pm »
Năm 1981, tôi lên Cao Bằng, thì đơn vị tôi đã thấy có 2 khẩu K-53 và 1 khẩu K-57( riêng khẩu này có 3 chân trống)...mỗi tiểu đội có 1 súng bắn tỉa Hung,+ 1 RPD + 1 B-41...còn lại là AK....mỗi 1 B có thêm 1 khẩu M-79....nhưng khẩu này đạn hiếm lắm...?hôm tôi sang Lạng Sơn chơi thấy anh em bên đó được trang bị PKM thấy mà thèm...?
Logged
hellboy139 Thành viên * Bài viết: 232
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #184 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:42 pm »
Ngoài đại liên PK, vũ khí cấp C còn được trang bị khẩu K67 của Trung Quốc làm nhái kiểu dáng của đại liên PK nữa ạ Grin Nguồn : http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4243.310 và worldguns.ruK67 là khẩu súng máy đầu tiên Trung Quốc tự sản xuất nhằm thay thế cho loại đại liên SG-43/SGM (K53/K57) sản xuất theo giấy phép của Liên Xô. Khẩu súng này kết hợp các tính năng vay mượn từ các khẩu súng khác, đã có nhiều biến thể và hiện vẫn còn phục vụ trong lực lượng PLA. Súng được phát triển vào năm 1959, với nguyên mẫu đầu tiên được thử nghiệm năm 1963. Được thông qua vào năm 67 và được cải tiến thành kiểu 67-1 năm 78 và kiểu 67-2 năm 82 có trọng lượng nhẹ hơn. Súng được viện trợ cho Việt Nam trong KCCMCỡ đạn: 7.62x54mmRTrọng lượng: 11kg (súng)+13kg (giá 3 chân) hoặc giá 3 chân 5 kg loại K67-2Chiều dài: 1345mmDài nòng: 605mmDây tiếp đạn 100-250 viên đạnTốc độ bắn 650-700 phát/phútK67-1K67-2
Logged
Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước, mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù...
huyphongssi Thành viên * Bài viết: 1515
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #185 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:49 pm »
Trích dẫn từ: tung677 trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:48 pmNăm 1981, tôi lên Cao Bằng, thì đơn vị tôi đã thấy có 2 khẩu K-53 và 1 khẩu K-57( riêng khẩu này có 3 chân trống)...mỗi tiểu đội có 1 súng bắn tỉa Hung,+ 1 RPD + 1 B-41...còn lại là AK....mỗi 1 B có thêm 1 khẩu M-79....nhưng khẩu này đạn hiếm lắm...?hôm tôi sang Lạng Sơn chơi thấy anh em bên đó được trang bị PKM thấy mà thèm...?Loại súng bắn tỉa Hung anh đã thấy có phải loại M44 Mosin Nagant này không ạ:
Logged
Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
tung677 Cựu chiến binh * Bài viết: 608
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #186 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 10:33:03 pm »
Trích dẫn từ: huyphongssi trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:49 pmTrích dẫn từ: tung677 trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:48 pmNăm 1981, tôi lên Cao Bằng, thì đơn vị tôi đã thấy có 2 khẩu K-53 và 1 khẩu K-57( riêng khẩu này có 3 chân trống)...mỗi tiểu đội có 1 súng bắn tỉa Hung,+ 1 RPD + 1 B-41...còn lại là AK....mỗi 1 B có thêm 1 khẩu M-79....nhưng khẩu này đạn hiếm lắm...?hôm tôi sang Lạng Sơn chơi thấy anh em bên đó được trang bị PKM thấy mà thèm...?Loại súng bắn tỉa Hung anh đã thấy có phải loại M44 Mosin Nagant này không ạ:Đúng nó rồi bạn ạ....anh em cứ gọi là tỉa Hung....tại sao vậy...? bạn nào biết chỉ giùm....xin cảm ơn trước....
Logged
longtrec Cựu chiến binh * Bài viết: 1941
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #187 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:23:52 am »
Mosin Nagant sao lại gọi là súng trường bắn tỉa Hung ?Các bài viết về súng bắn tỉa nói chung và súng Mosin Nagant nói giêng tôi viết Ở ĐÂY!
Logged
huyphongssi Thành viên * Bài viết: 1515
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #188 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 08:32:25 am »
Trích dẫn từ: longtrec trong 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:23:52 amMosin Nagant sao lại gọi là súng trường bắn tỉa Hung ?Các bài viết về súng bắn tỉa nói chung và súng Mosin Nagant nói giêng tôi viết Ở ĐÂY!Em cho rằng Hung được chuyển giao mẫu chế tạo loại súng này và có viện trợ cho một số đơn vị bắn tỉa của ta, nên mọi người gọi là súng bắn tỉa Hung.
Logged
Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
longtrec Cựu chiến binh * Bài viết: 1941
Re: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam. « Trả lời #189 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2010, 03:20:49 am »
Ngoài Trung liên RPD , RPK và đại liên các loại trang bị hỏa lực cho cấp C. Theo biên chế chuẩn của LX là 2 khẩu cối 60mm/C (VN ta cũng áp dụng chuẩn này).Súng cối 60mm và lịch sử ra đời:Súng cối có lẽ là loại súng bắn đạn trái phá đầu tiên mà người ta dùng, do dễ làm, giá thành hạ. Súng cối đến thế kỷ 18 đã bắn được đạn 60kg đi xa 4km( Louisbourg năm 1758), nười pháp đã dùng súng cối cỡ nòng 325mm nhưng hiệu quả kém vì sức nổ yếu, không chính xác.Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 công nghệ luyện kim chưa đáp ứng được để sx súng cối đạt chuẩn. Đồng thời, các phương pháp đo đạc cũng chưa cho phép chỉ huy pháo binh bắn gián tiếp nhanh và chính xác. Lúc đó, các cỡ pháo mặt đất có nhiều ưu điểm hơn súng cối do bắn thẳng dễ trúng. Pháo mặt đất lúc đó chiều dài nòng của nhiều loại pháo rất ngắn, thậm chí ngắn hơn cối bây giờ, nên khó phân biệt pháo mặt đất và súng cối. Trong suốt thế kỷ 19, thiết kế súng cối gần như không có thay đổi. Henri-Joseph Paixhans là người đã nỗ lực sử dụng đạn trái phá và tăng tầm súng lớn cho pháo bờ biển. Ông cũng chế khẩu cối "Monster" bắn trái phá 500kg dùng ở "Antwerp" năm 1832 (nay thuộc Bỉ).Đến dầu thế kỷ 20, khi người Đức chế tạo được súng lớn, nòng dài và đạn xuyên phá, thì sự khác biệt về pháo và cối được đặt ra. Sau trận chiến 1907 Port Arthur (Cảng Đại Liên ), người ta nhận thấy ngoài đại bác nòng dài bắn đạn xuyên phá tầm xa còn cần đến súng bắn trái phá nhanh mạnh có thể tác chiến ở khu vực có vật cản. Ban đầu, người ta làm khẩu cối cỡ nòng 250mm, bắn đạn nặng 95kg chứa 50 kg thuốc nổ, (năm 1910). Tiếp theo, các cỡ nòng khác xuất hiện, như khẩu 305mm đạn nặng 955kg (đầu chiến tranh thế giới lần 1 có 44 khẩu 280mm và 305mm, 116 khẩu 170mm). Những khẩu này tuy chưa có giá cối như ngày nay, nhưng cơ chế hoạt động khá giống với khẩu cối ngày nay.Đặc điểm của súng cối 60mm:-Súng có nòng ngắn, nòng trơn, súng có 2 chân giá đỡ, và bàn đế ở cuối nòng súng.Quả đạn với cấu tạo : -Thuốc nổ được nén trong vỏ quả đạn, thuốc nổ được kích nổ bởi ngòi nổ được gắn ở đầu quả đạn.-Có ống cánh đuôi bên trong chứa liều phóng.-Ngòi nổ gắn ở đầu quả đạn với ốp bảo hiểm, có thể tháo dời .Cối 60mm mẫu " Mle1937" (của Mỹ) nhưng được sx năm 1939. Sau này mẫu " Mle1937" được cung cấp cho quân đội Đức, dưới tên : "Gr.W.203 ,5 cm " - 5cm Granatenwerfer 203 .Pháp là nước có công lớn khi hoàn thiện các loại súng cối.Mẫu "Mle1935" là một trong rất nhiều mẫu Edgar Brandt được trang bị cho quân đội Pháp. Mẫu "Mle1935" được Pháp mua lại giấy phép sx của Mỹ gọi là cối 60mm M1(Sau này có phiên bản M2 và M19).Thiết kế cối 60mm "Mle1935" rất đơn giản gồm 1 ống nòng chơn, với 2 chân có tay quay nâng giá đỡ. Thanh ngang giúp di chuyển hướng bắn của súng (phạm vi hẹp), Dưới ống nòng là bộ phận bàn đế.TQ sao chép mẫu súng cối 60mm "Mle1935" gọi là "Type 31", mẫu súng cối "Mle1935" được sử dụng trong quân đội Đức, gọi là : Gr.W.225 cm 6 (Granatenwerfer 225 ).Mẫu "Mle1935" khi được Pháp sx đã nâng tầm bắn lên 1000m, với sơ tốc nòng 158m/s , tầm bắn tối thiểu 100m.Khẩu súng cối có ưu điểm là đến và tác chiến ở những khu vực mà pháo không thể đến như các cao điểm hoặc tác chiến ở những khu vực có vật cản như núi rừng, hoặc tác chiến trên đường phố. Ai cũng có thể nhận thấy khả năng cơ động và tác chiến của súng cối ở những khu vực có địa thế phức tạp. Trong 2 cuộc chiến trang thế giới và các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa sâu này , cối 60mm theo chân người lính BB cơ động khắp các chiến trường, có mặt ở mọi điểm cao, ở mọi địa hình, là hỏa lực hữu dụng cho người lính BB.Súng cối 60 có 2 cách bắn : Bắn qua kính ngắm quang học (Đòi hỏi phải dựng cọc chuẩn) và bắn ứng dụng. Người lính BB Việt Nam rất giỏi bắn cối 60 ứng dụng(Không qua kính ngắm, không cần cọc chuẩn, không cần bàn đế) nhưng rất hiệu quả, rất nhanh. Những pháo thủ cối 60mm có kinh nghiệm chỉ cần 1-2 quả đạn bắn chỉnh là có thể rót chính xác vào mục tiêu.Thông số kỹ thuật mẫu " Mle1937" :Cỡ nòng : 50 mm Chiều dài nòng : 415 mm .Trọng lượng ở vị trí bắn : 3,65 kg.Góc tầm : 45o(Cố định)Góc hướng : 8oTốc độ bắn 20-25 quả đạn/phút.Chủng nổ : Phân mảnh.Trọng lượng vật liệu nổ: 0,435 kg .Tầm bắn : 695m.Sơ tốc nòng :70 m / giây.Ảnh chỉ có tính chất minh họa có bác nào có ảnh cối 60mm xin đưa lên.Còn tiếp.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2010, 12:38:15 am gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 » Lên
In
« Trước Tiếp »
Chuyển tới: Chọn nơi chuyển đến: ----------------------------- Thông tin chung ----------------------------- => Bảng tin => Chung sức xây dựng website ===> Trao đổi thông tin về sách ===> Mặt trận Wiki => Giúp đỡ tìm người ----------------------------- Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ----------------------------- => Cha ông ta đánh giặc => Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tự dịch => Văn học chiến tranh ----------------------------- Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc ----------------------------- => Từ thuở mang gươm đi mở cõi... => Quyết tử cho Tổ quốc... => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Anh ở biên cương... => Từ cây giáo đến khẩu súng... => Kiến thức quốc phòng ----------------------------- Máu và Hoa ----------------------------- => Một thời máu và hoa => Về người lính hôm nay => Hình ảnh - Kỷ vật => Về lại chiến trường xưa... ----------------------------- Văn hoá - Thể thao - Giao lưu ----------------------------- => Quán nước cổng doanh trại => Du lịch => Xem phim bãi => Văn công => Chiến sỹ khoẻ ----------------------------- Chợ xép ngoài rào doanh trại ----------------------------- => Hàng sách cũ
Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM
Loading...

Từ khóa » Súng Máy K53