Vũ Khí Sử Dụng Trong CTBG Tây Nam Và Chiến Trường K - Quansuvn
Vũ khí sử dụng trong CTBG Tây Nam và chiến trường K
<< < (56/61) > >>
tung677: Trích dẫn từ: binhyen1960 trong 23 Tháng Năm, 2011, 11:51:24 pm Một điều mà các bác lính ta từng quất M79 thấy ít nói đến . ;D Đó là : Khi bắn xong quả đạn M79 thì phải lấy ca tút ra khỏi buồng nòng , tay trái sẽ thao tác rút ca tút ra vứt đi và cái tay đó sẽ rất hôi mùi thuốc súng M79 . Mùi hôi đặc chưng rất khó tả , thum thủm rất khó chịu , sau trận đánh nằm cùng hầm chữ A với thằng mới bắn 5 7 quả đạn M79 thì .. chỉ muốn đạp cho nó văng ra ngoài hầm nằm , cứ thoang thoảng vào mũi mình . ;D Khác với mùi thuốc súng AK , lâu lâu không ngửi thấy nhớ và trong trận đánh ngửi mùi là máu nó hăng lên , thế mới lạ ;DCảm ơn Anh,bây giờ tôi mới biết mùi thuốc súng M79....là vậy. Ờ nhể mấy em lính mới vào trận bắn được vài loạt ..có thằng sợ Quấn ra Đài....nhưng sau đó là quen ngay...hiện tượng say thuốc súng là có thật...hăng lắm,có khi thằng cha sáng chế ra thuốc súng AK nó pha thuốc gây nghiện thì phải ...anh em bắn được vài bi là phê ngay...thế mới tài.
tiensqct: Lâu nay thấy các bác bàn về súng phóng lựu M79. Tôi xin bổ sung một vài chi tiết:- Súng phóng lựu M79 hay còn gọi là cối cá nhân (Sau đây gọi tắt là M79) là hỏa lực đi cùng của tiểu đội bộ binh Mĩ và chư hầu. Trong trang bị của tiểu đội Bộ binh mĩ 9 người thường trang bị 1 súng M79, 2 trung liên 5,56 mm; 1 đại liên 7,62 M60 còn lại trang bị AR15. Về thực chất M79 là hỏa lực ở giữa tầm ném của lựu đạn cầm tay và súng cối. M79 do hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng của Mĩ Col chế tạo và sau này bán lại bản quyền sản xuất cho hãng SAMSUNG của Hàn Quốc. Là loại vũ khí cá nhân trang bị cho 1 người sử dụng, cấu tạo gọn nhẹ, có thể bắn thẳng hoặc bắn cầu vồng. Sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ phá văng mảnh (HE), đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn hóa học (CS). Tuy nhiên nó bắn đạn nổ phá văng mảnh là chủ yếu.- Do là hỏa lực cầm tay đi cùng có thể bắn được mục tiêu sau khối chắn (bắn cầu vồng) lên nó phát huy tốt tác dụng, nhất là trên chiến trường VN (Chiến trường không phân tuyến). Đặc biết trong trận tiến công căn cứ Khe Sanh 1968, M79 đã phát huy tốt tác dụng khi quân ta dùng chiến thuật tiến công vây lấn như khi tiến công cứ điểm ĐBP. Tuy nhiên trên chiến trường VN tuy phát huy tốt khả năng kỹ chiến thuật, nhưng trình độ và bản lĩnh của người bắn là hết sức quan trọng (vì đây là vũ đánh gần). - Thứ 3 hiện nay chúng ta đã đưa vào trang bị hỏa lực cấp tiểu đội BB (cùng B41, RPĐ, RPK, M79), tuy nhiên súng Mĩ nhưng dùng đạn ta. Hiện tại ta đã sản xuất được đạn M79 nhưng chất lượng kém, không bằng đạn của Mĩ, tỉ lệ đạn không nổ cao.
tung677: Trích dẫn từ: tiensqct trong 25 Tháng Năm, 2011, 06:44:13 pmLâu nay thấy các bác bàn về súng phóng lựu M79. Tôi xin bổ sung một vài chi tiết:- Súng phóng lựu M79 hay còn gọi là cối cá nhân (Sau đây gọi tắt là M79) là hỏa lực đi cùng của tiểu đội bộ binh Mĩ và chư hầu. Trong trang bị của tiểu đội Bộ binh mĩ 9 người thường trang bị 1 súng M79, 2 trung liên 5,56 mm; 1 đại liên 7,62 M60 còn lại trang bị AR15. Về thực chất M79 là hỏa lực ở giữa tầm ném của lựu đạn cầm tay và súng cối. M79 do hãng sản xuất vũ khí nổi tiếng của Mĩ Col chế tạo và sau này bán lại bản quyền sản xuất cho hãng SAMSUNG của Hàn Quốc. Là loại vũ khí cá nhân trang bị cho 1 người sử dụng, cấu tạo gọn nhẹ, có thể bắn thẳng hoặc bắn cầu vồng. Sử dụng nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ phá văng mảnh (HE), đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn hóa học (CS). Tuy nhiên nó bắn đạn nổ phá văng mảnh là chủ yếu.- Do là hỏa lực cầm tay đi cùng có thể bắn được mục tiêu sau khối chắn (bắn cầu vồng) lên nó phát huy tốt tác dụng, nhất là trên chiến trường VN (Chiến trường không phân tuyến). Đặc biết trong trận tiến công căn cứ Khe Sanh 1968, M79 đã phát huy tốt tác dụng khi quân ta dùng chiến thuật tiến công vây lấn như khi tiến công cứ điểm ĐBP. Tuy nhiên trên chiến trường VN tuy phát huy tốt khả năng kỹ chiến thuật, nhưng trình độ và bản lĩnh của người bắn là hết sức quan trọng (vì đây là vũ đánh gần). - Thứ 3 hiện nay chúng ta đã đưa vào trang bị hỏa lực cấp tiểu đội BB (cùng B41, RPĐ, RPK, M79), tuy nhiên súng Mĩ nhưng dùng đạn ta. Hiện tại ta đã sản xuất được đạn M79 nhưng chất lượng kém, không bằng đạn của Mĩ, tỉ lệ đạn không nổ cao. Hay quá,bây giờ súng M79 trang bị đến cấp tiểu đội rồi à?...hồi mình ở BGPB thì M79 chỉ được trang bị ở cấp trung đội thôi,thường thì mỗi A lúc đó có 1 RPD, 1 B 41, 1 bắn tỉa,còn lại là AK...còn mỗi B có 1 M79,nhưng đạn hạn chế lắm..
svailo: Trích dẫn từ: tung677 trong 22 Tháng Năm, 2011, 10:50:04 pmKhẩu súng trên đúng là súng phóng lựu M - 79 đó bạn. Ảnh đẹp....nhưng để nghiêng nhìn miệng nòng súng khônh thấy rãnh khương tuyến đâu?nếu có nó thì bức ảnh sẽ đẹp hơn...? *************88 M79 - Hình 3D công nhận là đẹp . Nhưng ở góc độ nghiêng này thì chưa thể nhìn thấy 6 đường khuơng tuyến của nòng súng đâu tung677 à ! Cách miệng nòng 5 cm là các đường khương tuyến chấm dứt , không ra tới tận đầu nòng như các loại súng khác . Mình rất băn khoăn và thắc mắc nhiều về điều kỳ lạ chắn chắn có ý đồ ưu thế gì đó của nhà thiết kế . Mãi chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng . Chỉ thấy : Khi hành quân , cắm luôn quả đạn dự bị vào đầu nòng ( như 1 cái nút ) là không sợ gì gì rơi vào nòng súng . Khi bắn , tay trái rút quả đạn ra ,tay phải Cóc - Oành quả sẵn trong bầu nòng xong , là nạp luôn quả dự bị này vào Cóc tiếp - Rất nhanh . Cắm vào - Lấy ra rất dễ dàng ( vừa khít , không lỏng không chặt đâu nha ) . Nếu có khương tuyến ra hết nòng , thì khó cắm đầu đạn vào lắm Nhưng chả lẽ đường khuơng tuyến " hụt " chỉ để có như vậy thì ... Vô lý . Lính Mỹ đâu có đi bộ chui rừng tối ngày như lính ta đâu , mà sợ dị vật rơi vào nòng súng ?
VMH: Cái này thì đơn giản thôi, bác svailo. Đây là thiết kế có tính toán của nhà sản xuất nhằm giảm áp suất trong nòng súng sau phát bắn. Khẩu M-79 có nòng dài 375mm và cỡ đạn là 40mm, trong khi đó khẩu AK-47 cỡ đạn 7,62mm mà nòng dài những 415mm. Chưa kể, AK còn trích khí để lùi bệ khóa nòng. Áp suất trong lòng nòng súng khi là hệ kín (đạn đang di chuyển trong nòng và đầu đạn miết vào rãnh khương tuyến tạo kín) là rất lớn, nòng càng dài thì áp suất này càng giảm (theo chiều đi của đầu đạn), M-79 ưu tiên tính năng gọn nhẹ nên nòng súng ngắn, đạn thì to nên nhà sản xuất bắt buộc phải để trơn miệng nòng nhằm giải phóng nhanh áp suất khí thuốc, giúp cho việc tháo vỏ đạn, nạp viên đạn tiếp dễ dàng hơn.Còn việc đầu đạn M-79 vừa khít đoạn đầu nòng không rãnh khương tuyến thì càng đơn giản hơn. Gọi là đạn 40mm nhưng thực tế đầu đạn M-79 lớn hơn 40mm, cái có số đo đúng bằng 40mm là khoảng cách của đỉnh các khương tuyến đối diện trong lòng nòng súng. Chỉ như thế, khi dưới áp lực tăng đột biến của thuốc phóng thì đầu đạn có vỏ đồng mềm mới chui vào lòng nòng và xoay miết trên các rãnh khương tuyến, đồng mềm sẽ bịt kín phần lõm của rãnh với tác dụng làm kín để bảo tồn áp suất khí thuốc. Đầu đạn quay theo chiều xoay của rãnh khương tuyến tạo độ xoay của đạn khi ra khỏi miệng nòng làm cho đạn bay ổn định hơn, giảm độ tản mát.P/s: Ngày trước còn có bác cựu tuyên bố là M-79 nòng trơn cơ! ;D
Navigation
[0] Message Index
[#] Next page
[*] Previous page
Từ khóa » Súng M79
-
Việt Nam Sản Xuất Thành Công Súng Phóng Lựu M79-VN Tại Nhà Máy ...
-
Súng Phóng Lựu M-79 Hoạt động Như Thế Nào - How A M79 Grenade ...
-
Sản Phẩm MớiSúng Phóng Lựu M79 Súng đồ Chơi Cho Bé Trai Và Trẻ ...
-
Tìm Hiểu Về Chiến Tranh Việt Nam (Viet Nam War) - Súng Phóng Lựu ...
-
Soi Kỹ ưu, Nhược điểm Của Súng Phóng Lựu M79 Mỹ
-
Soi Kỹ ưu, Nhược điểm Của Súng Phóng Lựu M79 Mỹ - Báo Mới
-
Súng M79 - Báo Tuổi Trẻ
-
Súng Phóng Lựu M79 - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Súng Phóng Lựu M79 Trong Chiến Tranh Việt Nam
-
Đào Móng Nhà 'được' Hàng Chục Quả đạn Súng M79
-
Việt Nam Sẽ Thay Thế Súng Phóng Lựu M79 Của Mỹ Bằng MGL Nội địa?
-
Test Thử Súng M79 Và Cái Kết - Lão Gió - TV360
-
Những Giải Pháp Thay Thế Súng Phóng Lựu M79 Của Mỹ Tại Chiến ...
-
Cách Sử Dụng Súng Phóng Lựu Trong Garena Free Fire - Thủ Thuật
-
Mô Hình Súng Phóng Lựu M79 - RAMBO SHOP
-
Sửa Chữa Lớn Súng Phóng Lựu M79 - Báo Quân đội Nhân Dân