Vụ Rơi Máy Bay Sukhoi Su-30 Của Không Quân Việt Nam 2016

Vụ rơi máy bay Sukhoi Su-30MK2 ở Việt Nam năm 2016
Chiếc máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 một năm trước vụ tai nạn, với phi công Trần Quang Khải được cho là đang ngồi ghế sau của chiếc tiêm kích trong chính chiếc ảnh này
Tai nạn
Ngày14 tháng 6 năm 2016; 8 năm trước (2016-06-14)
Mô tả tai nạnSự cố trong buồng lái.
Địa điểmĐông Bắc đảo Hòn Mắt, Nghệ An, Việt Nam.
Máy bay
Dạng máy baySukhoi Su-30MK2
Hãng hàng không Không quân Nhân dân Việt Nam
Số đăng ký8585
Xuất phátSân bay Sao Vàng, Thanh Hóa, Việt Nam.
Điểm đếnSân bay Sao Vàng, Thanh Hóa, Việt Nam.
Phi hành đoàn2 (Nguyễn Hữu Cường, Trần Quang Khải)
Tử vong1
Sống sót1

Ngày 14 tháng 6 năm 2016, một máy bay tiêm kích Su-30 MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất phát từ Sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để thực tập huấn luyện, sau đó đã mất liên lạc khi cách đất liền ở Diễn Châu (Nghệ An) khoảng 25 km. Một trong 2 phi công đã sống sót. Trong quá trình tìm kiếm Su-30, một máy bay CASA-212 số hiệu 8983 cũng đã mất liên lạc, trên máy bay có chín người.

Tai nạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng 14 tháng 6, đội hình tiêm kích Su-30 xuất phát từ Sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển.

Đến 7 giờ 29 phút, chiếc Su-30 số hiệu 8585 mất liên lạc khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An.[1]

Lúc đó mục tiêu huấn luyện chỉ còn cách 15 km thì trong buồng lái có tiếng nổ, hai phi công đã nhảy dù thoát ra. Lúc đáp xuống mặt biển, hai người vẫn nhìn thấy dù của nhau.[2]

Vị trí máy bay rơi nằm phía Đông Bắc đảo Hòn Mắt (Nghệ An).[3]

Tìm kiếm

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình tìm kiếm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 14 tháng 06:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện gửi Bộ Quốc phòng và hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa tập trung tìm mọi biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm cứu nạn phi công và máy bay.[4]

  • Ngày 15 tháng 06:

Khoảng 4 giờ 00, khi tàu cá HT-20219TS của ông Phạm Văn Lệ đang đánh bắt hải sản ở khu vực tọa độ 19.14 độ vĩ Bắc và 106.28 độ kinh Đông thì phát hiện và cứu phi công Nguyễn Hữu Cường.[5]

13 giờ, tàu biên phòng BP 34.98.01 của Biên phòng Nghệ An đưa phi công Nguyễn Hữu Cường cập cảng hải đội 2 an toàn.

Đến trưa 15 tháng 06, ngoài các lực lượng quân đội, Quân khu 4 đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức huy động 30 tàu cá ngư dân tham gia tìm kiếm máy bay Su-30 và phi công còn mất tích trên vùng biển từ Thành phố Thanh Hoá theo hướng Đông ra biển 100 km và chạy dọc bờ biển vào giáp với phía Bắc đảo Hòn Mắt (từ 19 đến 20 độ vĩ Bắc). Các lực lượng khác tiếp tục tổ chức tìm kiếm khu vực tọa độ 19 độ vĩ Bắc và 106,04 độ kinh Đông và các vùng lân cận xung quanh vị trí xác định.

Ngoài lực lượng của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Nghệ An huy động 56 tàu bao gồm 6 tàu của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và 50 tàu cá của ngư dân.[6]

  • Ngày 16 tháng 06:
Bài chi tiết: Vụ rơi máy bay CASA C-212 ở Việt Nam năm 2016

Tại cuộc họp với các lực lượng tìm kiếm sáng 16 tháng 06, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo tiếp tục huy động tổng lực, mở rộng diện tích tìm kiếm từ biển Thái Bình vào đến Đà Nẵng với mục tiêu nhanh chóng tìm thấy phi công Khải.[7]

12 giờ 30, trên đường bay tìm kiếm cứu nạn máy bay Su-30, máy bay CASA-212 số hiệu 8983 đã mất liên lạc, trên máy bay có chín người.

Chiều 16 tháng 06, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện và trục vớt được một vật nghi là trục bánh của máy bay Su-30. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cũng đã có mặt tại Sở chỉ huy tìm kiếm ở thị xã Cửa Lò, cùng chỉ đạo lực lượng tăng cường phối hợp với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An tìm kiếm mở rộng thêm phạm vi tập trung về phía bắc, kéo dài từ vùng biển tỉnh Ninh Bình đến Đà Nẵng để tìm kiếm phi công Trần Quang Khải.

Tính đến ngày này, đã có hơn 100 tàu của các lực lượng Quân khu 4, Biên phòng, Kiểm ngư, Ngư dân với khoảng 1200 người phối hợp với máy bay trực thăng, thủy phi cơ rà soát trên biển để tìm kiếm phi công Trần Quang Khải và máy bay Su-30.[8]

  • Ngày 17 tháng 06:

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã huy động 191 tàu của Hải quân, Cảnh sát biển và Ngư dân tham gia tìm kiếm. Số người tham gia tìm kiếm lên đến 2300 người.

Khu vực tìm kiếm được chia thành 3 vùng. Vùng gần bờ do lực lượng Quân khu 4 và Bộ đội Biên phòng đảm nhận. Khu vực tiếp theo do lực lượng Hải quân và ngoài cùng là lực lượng Cảnh sát biển đảm nhiệm.

18 giờ 00, tàu cá mang số hiệu NA-90554TS của ngư Đậu Văn Kính (trú ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) trong lúc đánh bắt tại vùng biển cách Đông Đông Nam Hòn Mê, thuộc Thanh Hóa khoảng 33 hải lý đã phát hiện một thi thể cuộn trong dù tại tọa độ 19.02 độ vĩ Bắc, 106.28 độ kinh Đông; sau đó được xác định là phi công Trần Quang Khải.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đóng tại Cửa Lò, Nghệ An đã huy động tàu CN 09 mang số hiệu BP 06.19.01 xuất phát từ cầu Cảng Hải đội 2 – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh Nghệ An tại Cửa Hội để ra tiếp cận tàu cá của ngư dân và đưa thi thể Đại tá, phi công Trần Quang Khải vào đất liền.[9]

Đến khoảng 21 giờ 30, thi thể phi công Khải được bàn giao cho tàu cứu nạn CN 09.

  • Ngày 18 tháng 06:

05 giờ 00, phi công Khải đã được các đồng đội đưa vào bờ từ tàu CN 09 số hiệu BP 06.19.01.

  • Ngày 25 tháng 06:

Tối 25 tháng 06, trong khi đang đánh cá ở khu vực vùng biển giáp ranh giữa Thanh Hóa với Nghệ An. Ở tọa độ 10 độ vị Bắc, 11 độ kinh Đông, cách đảo Mê khoảng 10 hải lý, tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Sơn trú xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) phát hiện một chiếc ghế trôi trên biển, gần khu vực máy bay Su 30MK2 gặp nạn.[10]

  • Ngày 26 tháng 06:

Sáng 26 tháng 06, các cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Trung đoàn 923 (Sư đoàn Không quân 371) đã đến kiểm tra, xác minh đây là ghế ngồi của chiếc máy bay SU 30MK2 gặp nạn.[11]

Lực lượng tham gia tìm kiếm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Quốc phòng:

  • Không quân Nhân dân Việt Nam.
  • Hải quân Nhân dân Việt Nam.
  • Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
  • Cảnh sát biển Việt Nam.
  • Quân khu 4.

Bộ Giao thông Vận tải:

  • Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam.

Địa phương: Ngư dân các địa phương ven biển

  • Nam Định.
  • Thái Bình.
  • Thanh Hóa.
  • Nghệ An.
  • Hà Tĩnh.

Thông tin phi hành đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Họ tên Năm sinh Quê quán Chức vụ Phi công Thành tích Ghi chú
1 Tập tin:Vietnam People's Air Force Senior Colonel Left.jpg Trần Quang Khải 1973 Lạng Giang, Bắc Giang Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 (Sư đoàn Không quân 371) Cấp I *Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng I *Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng I, II, III Tử nạn[12]
2 Nguyễn Hữu Cường 1977 Bắc Giang Phi đội phó Phi đội 1 - Trung đoàn 923 (Sư đoàn Không quân 371) Cấp III Sống sót

Liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại tá Trần Quang Khải

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thăng quân hàm vượt niên hạn:

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã thăng quân hàm từ Thượng tá lên Đại tá cho phi công Trần Quang Khải.[13]

  • Tang lễ:

Sáng 20 tháng 06, lễ truy điệu - Đại tá Trần Quang Khải được tổ chức long trọng theo nghi thức Quân đội Nhân dân Việt Nam, tại nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4 (Quân khu 4), đường Lê Viết Thuật, Hưng Lộc, Vinh, Nghệ An. Đến viếng có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng

Sau đó, thi hài của phi công Trần Quang Khải được di quan từ Vinh (Nghệ An) về quê Lạng Giang, Bắc Giang để tổ chức lễ viếng tại quê nhà. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tại Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang.[14]

  • Tuyển đặc cách cho vợ Đại tá Khải:

Qua nắm tình hình, được biết vợ Đại tá Khải, bà Trần Thị Hà Thạc sĩ Sinh học hiện là giáo viên hợp đồng tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xem xét việc tuyển dụng bà Hà.

Ngày 18 tháng 06, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các cơ quan liên quan đã thành lập hội đồng để xét đặc cách tuyển dụng cô giáo Trần Thị Hà là vợ của đại tá Khải vào ngành giáo dục.

Trên cơ sở tờ trình của giám đốc Sở Nội vụ về đề nghị phê duyệt kết quả xét tuyển đặc cách và tuyển dụng vào viên chức của Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2016, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định tuyển dụng đặc cách trở thành giáo viên Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Tây Hồ.[15]

Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi trở về đất liền, thiếu tá Cường được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để điều trị.

Sáng 24 tháng 06, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tới Bệnh viện 108 thăm hỏi thiếu tá Nguyễn Hữu Cường.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hai phi công Su-30 nhìn thấy nhau khi rơi xuống biển VnExpress
  2. ^ Phi công Nguyễn Hữu Cường mong bình phục để bay tiếp VnExpress
  3. ^ Bộ quốc phòng công bố nguyên nhân SU-30MK2 rơi Báo Giao thông
  4. ^ Hành trình cứu hộ hai phi công máy bay SU 30 mất tích Báo Tuổi Trẻ
  5. ^ Ngày trở về của phi công Su-30 ​Nguyễn Hữu Cường Báo Tuổi Trẻ
  6. ^ Huy động 50 tàu mở rộng vùng tìm kiếm phi công mất tích Báo Tuổi Trẻ
  7. ^ Mở rộng vùng tìm kiếm phi công Khải đang mất tích Báo Tuổi Trẻ
  8. ^ Tai nạn kép: Máy bay cứu nạn mất tích Báo Tuổi Trẻ
  9. ^ Đã đưa thi thể phi công Trần Quang Khải vào bờ Báo Tuổi Trẻ
  10. ^ Ngư dân tìm được ghế máy bay của phi công Su-30MK2 VnExpress
  11. ^ Tìm thấy ghế phi công máy bay Su30-MK2 Báo Tuổi Trẻ
  12. ^ Thăng quân hàm Đại tá cho phi công Trần Quang Khải Báo điện tử Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam
  13. ^ Thăng quân hàm Đại tá cho phi công Trần Quang Khải Báo Tuổi Trẻ
  14. ^ Ngàn người tiễn đưa phi công SU-30MK2 Trần Quang Khải Báo Giao thông
  15. ^ Tuyển dụng chính thức vợ phi công Trần Quang Khải vào ngành giáo dục Báo Tuổi Trẻ
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến hàng không này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tai nạn và sự cố hàng không năm 2016 (năm 2016)
  •  8 tháng 1   Chuyến bay 294 của West Air Sweden
  • 14 tháng 1   Vụ va chạm máy bay của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
  •  2 tháng 2   Chuyến bay 159 của Daallo Airlines
  • 24 tháng 2   Chuyến bay 193 của Tara Air
  • 26 tháng 2   Vụ rơi máy bay của Air Kasthamandap
  •  9 tháng 3   Vụ rơi máy bay An-26 của True Aviation
  • 15 tháng 3   Vụ rơi máy bay Arava của quân đội Ecuador
  • 19 tháng 3   Chuyến bay 981 của Flydubai
  • 29 tháng 3   Chuyến bay 181 của EgyptAir
  • 29 tháng 3   Vụ rơi máy bay Mitsubishi MU-2 ở quần đảo Magdalen
  •  4 tháng 4   Chuyến bay 7703 của Batik
  • 13 tháng 4   Vụ rơi máy bay của Sunbird Aviation
  • 29 tháng 4   Chuyến bay 241 của CHC Helikopter Service
  • 18 tháng 5   Vụ rơi máy bay An-12 của Silk Way Airlines
  • 19 tháng 5   Chuyến bay 804 của EgyptAir
  • 27 tháng 5   Chuyến bay 2708 của Korean Air
  • 26 tháng 6   Vụ rơi máy bay trực thăng của quân đội Colombia
  • 27 tháng 6   Chuyến bay 368 của Singapore Airlines
  •  1 tháng 7   Vụ rơi máy bay Ilyushin Il-76 của Bộ Tình huống Khẩn cấp Nga
  • 22 tháng 7   Vụ mất tích máy bay An-32 của không quân Ấn Độ
  • 30 tháng 7   Vụ rơi khinh khí cầu tại Lockhart
  •  3 tháng 8   Chuyến bay 521 của Emirates
  •  5 tháng 8   Chuyến bay 7332 của ASL Airlines Hungary
  • 18 tháng 10   Vụ rơi máy bay Airbus Helicopters EC-130 ở Vũng Tàu
  • 21 tháng 10   Vụ rơi máy bay Mil Mi-8 của Skol Airlines
  • 24 tháng 10   Vụ rơi máy bay Fairchild Merlin tại Malta
  • 28 tháng 10   Chuyến bay 383 của American Airlines
  • 28 tháng 10   Chuyến bay 910 của FedEx Express
  • 31 tháng 10   Vụ rơi máy bay DHC-4 của Alfa Indonesia
  • 29 tháng 11   Chuyến bay 2933 của LaMia
  •  7 tháng 12   Chuyến bay 661 của Pakistan International Airlines
  • 18 tháng 12   Vụ rơi máy bay Lockheed C-130 Hercules của không quân Indonesia
  • 20 tháng 12   Chuyến bay Aerosucre 157
  • 23 tháng 12   Chuyến bay 209 của Afriqiyah Airways
  • 25 tháng 12   Vụ rơi máy bay Tupolev Tu-154 của Bộ Quốc phòng Nga
2015   ◄   ►   2017
  • x
  • t
  • s
Tai nạn và sự cố hàng không Việt Nam
Thế kỷ 20
  • Vụ bắn rơi máy bay C-130 tại Khâm Đức (1968)
  • Chuyến bay 706 của Air Vietnam (1974)
  • Tai nạn C5 Tân Sơn Nhứt (1975)
  • Chuyến bay 474 của Vietnam Airlines (1992)
Thế kỷ 21
  • Vụ máy bay Mi 171 rơi ở Hà Nội (2014)
  • Vụ va chạm Su-22M4 đảo Phú Quý (2015)
  • Vụ rơi máy bay Sukhoi Su-30 (2016)
  • Vụ rơi máy bay CASA C-212 (2016)
  • Vụ rơi máy bay Aero L-39 Albatros (2016)
  • Vụ rơi máy bay Airbus Helicopters EC-130 của Vietnam Helicopters (2016)
  • Chuyến bay 356 của Vietjet Air (2018)
  • Vụ rơi máy bay Su-22UM3 (2018)
Bài viết liên quanDanh sách vụ máy bay Việt Nam rơi ở nước ngoài

Từ khóa » Su 30 Rơi