Vua Bãi Rác – Wikipedia Tiếng Việt

Vua bãi rác
Bìa DVD của phim
Đạo diễnĐỗ Minh Tuấn
Tác giảĐỗ Minh Tuấn
Diễn viênVõ Hoài NamNguyễn Bích NgọcCường Túc Trần HạnhDoãn Hoàng Kiên
Quay phimNguyễn Đức Việt
Âm nhạcTrọng Đài
Hãng sản xuấtHãng phim truyện Việt Nam
Phát hànhBM Film International (Hoa Kỳ, Canada)
Công chiếu
  • 6 tháng 10 năm 2002 (2002-10-06) (Hà Nội)
Thời lượng97 phút
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt

Vua bãi rác (tiếng Anh: Foul King[1]) là một bộ phim điện ảnh chính kịch tình cảm của Việt Nam năm 2002 được thực hiện bởi Hãng phim truyện Việt Nam do Đỗ Minh Tuấn làm biên kịch, đạo diễn, với nội dung xoay quanh câu chuyện về người đàn ông nắm quyền cai quản một bãi rác chuyên thu phí nhặt rác cũng như làm cò mồi bán các loại rác. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Võ Hoài Nam, Nguyễn Bích Ngọc, Cường Túc, Trần Hạnh và Doãn Hoàng Kiên.

Tại thời điểm phát hành, Vua bãi rác đã nhận về nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, cũng như trở thành bộ phim điện ảnh đầu tiên do Việt Nam sản xuất ứng cử cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar, dù cuối cùng lại không xuất hiện trong danh sách đề cử chính thức sau đó. Tác phẩm ngoài ra còn được coi là dấu ấn "để đời" của diễn viên Võ Hoài Nam.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủy là một cô gái bán hoa chuối dạo, vì hoàn cảnh nghèo khó nên cô nghe lời bố nuôi đi bán trinh tiết và mại dâm để có tiền chữa bệnh cho mẹ nuôi. Trọng là người khách đầu tiên của cô, nhận thấy hoàn cảnh éo le của Thủy nên Trọng đã tìm cách đón cô về ở cùng. Trọng vốn nắm quyền cai quản một bãi rác, chuyên thu tiền phí từ những người nhặt rác và làm cò mồi bán các loại rác "xịn" thông qua lão Thường. Dù có tính cách giang hồ quen luật rừng và không có sự thương xót với những hoàn cảnh kém may mắn; từ khi có Thủy, Trọng dần thay đổi khiến đàn em không phục và tỏ thái độ chống đối. Những bất đồng quan điểm trong mối quan hệ giữa hai người đã khiến Thủy rời bỏ Trọng và quay về xóm cũ sống, trong thời gian này cô lọt vào mắt xanh của họa sĩ Long, trở thành cảm hứng cho một mối tình đơn phương. Khu xóm mà cô sống sau đó đã bị giải tỏa, cô cùng những người trong xóm dọn đến bãi rác của Trọng, ở đây cô bắt đầu dạy chữ cho bọn trẻ. Long cũng tình cờ đến đây để tìm cảm hứng vẽ và bắt đầu làm thân với Trọng. Tại bãi rác, Long đã dự kiến tổ chức một triển lãm tranh và nghệ thuật, cho đến khi Trọng phát hiện những bức tranh mà Long vẽ về Thủy. Trọng nổi cơn ghen và nghi ngờ Thủy, cho đến khi được giải thích thì anh mới chấp nhận cô.[2][3]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Võ Hoài Nam vai Trọng[4]
  • Nguyễn Bích Ngọc vai Thủy[4]
  • Công Lý vai Hòa[4]
  • Doãn Hoàng Kiên vai Long[5]
  • Lệ Hằng vai Liên ca-ve[4]
  • Trần Hạnh vai Ông Hạnh[4]
  • Đức Long vai Ông Thào
  • Nguyễn Thị Tần vai Bà Thào
  • Duy Hậu vai Thường
  • Minh Phương vai Người hàng chuối
  • Phương Thanh vai Bà chủ quán bar
  • Cường Túc vai Văn

Sản xuất và phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Minh Tuấn đã tham gia vào cả vai trò đạo diễn kiêm biên kịch của phim.[6] Võ Hoài Nam là người được đạo diễn nhắm đến từ trước vào vai chính trong bộ phim.[7][8] Vai nữ chính thì ban đầu được giao cho một diễn viên múa, tuy nhiên Nguyễn Bích Ngọc sau đó đã thay thế vai trò này vì người trước đó đột ngột bỏ vai không thông báo.[9] Quá trình thực hiện phim mất bốn tháng để hoàn thành;[9] trong đó để tạo lập bối cảnh cho các cảnh quay của bộ phim, đoàn làm phim đã tốn nửa năm để xây dựng một bãi rác trên bãi đất trống ven bờ sông Hồng, cũng như tìm gạch xây các căn nhà trên nền bãi phế liệu.[2]

Trong quá trình quay, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn và diễn viên chính Võ Hoài Nam xảy ra bất đồng, đạo diễn đã có ý định để nhân vật Trọng của Hoài Nam đột tử, thag đổi kết cục của phim. Nhà quay phim Nguyễn Đức Việt đã đứng ra hòa giải giúp giữ lại nội dung phim theo đúng kịch bản.[10]

Bộ phim phát hành trong nước lần đầu vào tháng 10 năm 2002,[3] đồng thời được đem đi công chiếu tại nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, trong số đó có Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương và Liên hoan phim quốc tế Palm Spring.[2][11][12] Tháng 7 năm 2003, Vua bãi rác đã được một hãng phim Canada mua bản quyền phát hành và công chiếu tại các rạp, truyền hình và DVD trong vòng 10 năm,[6][13] cũng như được 8 nước khác mua bản quyền.[14] Năm 2007, bộ phim xuất hiện trong các suất chiếu của phòng chiếu phim IDECAF được tổ chức bởi Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp.[15] Phim cũng phát hành tới khán giả dưới dạng DVD vào năm 2010.[16] Tác phẩm sau đó đã lên sóng trong khung giờ "Phim cuối tuần" trên kênh truyền hình VTV1 vào năm 2014.[11][17]

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm phát hành, Vua bãi rác nhanh chóng có được sự đón nhận của khán giả trong và ngoài nước vì đề cập một cách gai góc, sát gần với những thân phận cơ cực, nghèo khó của một bộ phận người trong xã hội Việt Nam, bằng lối kể chuyện chân thực và diễn xuất "bay bổng" của dàn diễn viên.[2][18][19][20] Viết cho Variety, tác giả Robert Koehler đã xem bộ phim là "bước đột phá lớn" của Đỗ Minh Tuấn, ngoài ra khen ngợi kỹ thuật quay phim do Nguyễn Đức Việt thực hiện cùng phần nhạc phim của nhạc sĩ Trọng Đài.[1] Tác phẩm cũng được coi là dấu ấn "để đời" đối với diễn viên Võ Hoài Nam khi giúp ông giành giải diễn viên trẻ xuất sắc tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 47.[4][21][22]

Vua bãi rác đã trở thành tác phẩm điện ảnh đầu tiên do Việt Nam sản xuất được chọn đem đi ứng cử hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại giải Oscar,[23] kéo theo nhiều bộ phim tương tự sau đó tham gia vào danh sách ứng cử hàng năm của giải, dù cuối cùng không xuất hiện trong danh sách đề cử chính thức do trễ thời hạn đăng ký.[24][25] Vua bãi rác sau đó cùng với hai bộ phim khác của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã được Viện phim Fukuoka, Nhật Bản mua về lưu trữ.[14][26]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2002 Giải Cánh diều Phim truyện điện ảnh Cánh diều bạc [11][18]
2003 Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 47 Diễn viên trẻ xuất sắc NSƯT Võ Hoài Nam Đoạt giải [22]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Robert Koehler (29 tháng 1 năm 2003). “Foul King”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ a b c d Mai Khanh (16 tháng 8 năm 2002). “Vua bãi rác - hiện thực và lãng mạn”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b Hoàng Anh (12 tháng 7 năm 2021). “Võ Hoài Nam khoe ảnh chụp với Công Lý gần 20 năm trước”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f Thúy Vi (24 tháng 4 năm 2021). “Võ Hoài Nam và dàn sao "Vua bãi rác" giờ ra sao?”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Thu Hằng (13 tháng 11 năm 2019). “Nghệ thuật của Doãn Hoàng Kiên”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b Thế Dũng, Thuhang. “Nên bắt tay nhau”. Hànộimới. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Thạch Thảo (8 tháng 12 năm 2015). “'Vua bãi rác' Võ Hoài Nam không hối hận khi bỏ sự nghiệp vì con”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Võ Hoài Nam và dàn diễn viên 'Vua bãi rác' sau 19 năm”. Gia đình.net.vn. Tri thức trực tuyến. 21 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ a b "Vua bãi rác" - cách nhìn mới về số phận con người”. VnExpress. 17 tháng 12 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (9 tháng 11 năm 2010). “Học được nhiều điều khi làm phim cho giới trẻ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  11. ^ a b c “Phim cuối tuần: Vua bãi rác (21h45, VTV1)”. Báo điện tử VTV. 29 tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ “Đỗ Minh Tuấn nói về LHP châu Á - TBD”. VnExpress. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. 13 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ Thanh Nga (18 tháng 7 năm 2003). “Vua bãi rác được hãng phim nước ngoài mua bản quyền”. Hànộimới. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ a b Thiên An, Hoài Phố (6 tháng 4 năm 2008). “Làm phim lịch sử ở Việt Nam: Tiền không phải là tất cả”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ T.Quyên (3 tháng 10 năm 2007). “Phim vua bãi rác chiếu tại IDECAF”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  16. ^ Tr.Uyên (19 tháng 4 năm 2010). “Phát hành DVD 50 phim nổi tiếng của VN”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ H.Lê (19 tháng 6 năm 2014). “Xem lại Vua bãi rác”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  18. ^ a b Huy Nguyên (4 tháng 6 năm 2003). “Hơi ấm tình người trong Vua bãi rác”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  19. ^ “Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Ai bảo tôi đam mê lắm vào!”. VietNamNet. Tuổi Trẻ. 23 tháng 7 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  20. ^ Phúc An (20 tháng 11 năm 2008). “Điện ảnh trước hiểm họa môi trường”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  21. ^ Thúy Hằng, Trung Thu (31 tháng 5 năm 2015). “Sao phim truyền hình ngày ấy, bây giờ: 'Vua bãi rác' làm ông chủ nhà hàng”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  22. ^ a b “Võ Hoài Nam dành giải tại LHP Châu Á - Thái Bình Dương”. VnExpress. Lao Động. 7 tháng 10 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  23. ^ “Việc tham gia giải Oscar của phim Vua Bãi Rác”. Tuổi trẻ. VietNamNet. 14 tháng 10 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  24. ^ Mai Xuân Nghiên (29 tháng 2 năm 2008). “Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Cần vượt qua tâm lý tự ty”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  25. ^ Thu Hằng (15 tháng 8 năm 2008). “Oscar cho phim Việt: Giấc mơ hay ảo vọng?”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  26. ^ Hải Anh (25 tháng 9 năm 2003). “Đỗ Minh Tuấn: 'Điện ảnh VN đã sang giai đoạn mới'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  • x
  • t
  • s
Giải Cánh diều bạc cho phim truyện điện ảnh
2002–2009
  • Gái nhảy / Vua bãi rác / Của rơi (2002)
  • Trò đùa của Thiên Lôi (2003)
  • Thời xa vắng (2004)
  • Trái tim bé bỏng / Nụ hôn thần chết (2007)
  • Trăng nơi đáy giếng / Huyền thoại bất tử (2008)
  • 14 ngày phép (2009)
2010–2019
  • Cánh đồng bất tận / Khát vọng Thăng Long / Vũ điệu đam mê (2010)
  • Long Ruồi / Sài Gòn Yo! (2011)
  • Tèo em / Âm mưu giày gót nhọn (2013)
  • Những đứa con của làng / Lạc giới / Hương ga (2014)
  • Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh / Người trở về / Cuộc đời của Yến (2015)
  • 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy / Tấm Cám: Chuyện chưa kể (2016)
  • Em chưa 18 / Cô gái đến từ hôm qua (2017)
  • Song lang (2018)
  • Hai Phượng / Truyền thuyết về Quán Tiên (2019)
2020–nay
  • Gái già lắm chiêu V: Những cuộc đời vương giả / Trạng Tí phiêu lưu ký (2020)
  • Maika – Cô bé đến từ hành tinh khác / Bình minh đỏ (2021)
  • Nhà bà Nữ / Con Nhót mót chồng (2023)
  • Đào, phở và piano / Móng vuốt (2024)

Từ khóa » Diễn Viên Nguyễn Thị Bích Ngọc Vua Bãi Rác