Vữa Không Co Ngót Là Gì? - Chống Thấm Dột
Có thể bạn quan tâm
Vữa không co ngót là gì?
1. Khái niệm vữa co ngót
Vữa không co ngót là vữa xi măng thuỷ lực, khi gặp môi trường thích hợp nó sẽ đông kết lại nhưng không co lại. Chính vì vậy mà thể tích cuối cùng lớn hơn hoặc bằng thể tích ban đầu của nó. Nó thường đươc sử dụng như vật liệu truyền tải giữa các kết cấu chịu lực với độ chống ẩm, chống ăn mòn cao và khả năng chịu lưc tốt phù hợp với nhiều công trình.
2. Đặc điểm vữa không co ngót là gì
- Không bị co ngót, dễ kiểm soát được sự giản nở, co giãn của vữa
- Khả năng chống thấm, chống ăn mồn cao
- Độ chảy lỏng cao ngay cả khi lớp vữa mỏng
- Cường độ cao, dễ dàng chỉnh được độ sệt của nó
- Cường độ chịu nén cao có thể đạt mức M400, M600, M800 tùy thuộc vào yêu cầu chịu lực của vữa khi sử dụng
- Mức độ an toàn cao, không độc hại và không bị ăn mòn
- Được trộn sẵn chỉ cần đổ nước vào sử dụng. Rất tiện lợi và tiết thời gian công sức cho người thi công.
Vữa không co ngót tiêu chuẩn
3. Ứng dụng của vữa không co ngót
- Dùng để trộn với bê tông thi công nền móng, trụ cột trong các kết cấu đúc sẵn, các lỗ hổng, hốc tường hay các nơi nhiều thép
- Dùng cho các các trình xây dựng lớn như: Xây cầu cống, các loại cầu dưới nước, đường đi, đường chịu tải, các tòa nhà cao tầng, chung cư
- Thi công các hầm cầu, các công trình lớn chọn vữa không co ngót để đảm bảo khối lượng không bị giảm do quá trình đổ xuống nền móng.
- Ngoài ra vữa không co ngót còn có độ đàn hồi rất tốt, giúp các khối liên kết vào nhau một cách tốt nhất.
- Sửa chữa các kết cấu bê tông, cốt thép bị hư hỏng hoặc bị lỗi bề mặt khi tháo khuôn như cột, dầm, vách lõi thang máy…
- Đổ xung quanh phễu thu sàn, cổ ống nước xuyên sàn
- Sử dụng để trám các vết nứt trên tường, ngăn chặn thấm nước sâu vào bên trong.
4. Tiêu chuẩn vữa rót không co ngót
- Tiêu chuẩn TCVN 9204:2012 được chuyển đổi từ TCVN 258:2001 áp dụng cho sản phẩm vữa xi măng khô trộn sẵn không co dùng trong xây dựng.
5. Định mức của vữa không co ngót
- Định mức vữa không co ngót được tính từ khối lượng và thể tích một bao vữa sau khi đổ bê tông thành phẩm.
Một bao vữa grout có khối lượng 25kg, khi đổ bê tông thành phẩm được 13 lít (0,013 m3). Có nghĩa là để đổ 1 khối bê tông cần 1000/0,013 = 77 bao vữa không co ngót. Tương đương 1925 kg vữa khô.
>>> Định mức vữa không co ngót (kg/m2) = (độ dày thi công theo mm) *1,925 (kg/m2) = Lấy kết quả nhân với giá vữa/kg sẽ ra số tiền vật liệu cho 1m2. Sau đó nhân với toàn bộ diện tích thi công.
*Liên hệ dịch vụ chống thấm uy tín chuyên nghiệp
Top 6 loại vữa không co ngót được sử dụng nhiều nhất hiện nay
1.Vữa lỏng không co ngót Sika Grout 214-11/ Sika grout 214-11 HS
Sika Grout 214-11 HS có thành phần cót liệu trộn sẵn để trộn với nước tạo hỗn hợp vữa rót có độ chảy cao, đồng nhất, tự san bằng, nhanh đạt cường độ cho phép chịu tải sớm. Nó giúp chống lại hiện tượng co ngót của bê tông và vữa, hấp thụ giảm sựu ảnh hưởng sự rung động kết cấu bê tông.
Báo giá vữa không co ngót giá thành: 580.000 VNĐ
Ưu điểm:
- Độ chảy lỏng cao, kiểm soát được sự giãn nở
- Nhanh đạt cường độ nén cao, cho phép chịu tải sớm nên góp phần giảm chi phí, giảm tối thiểu thời gian chờ để bảo trì và sửa chữa
- Không có Clorua, sẽ không bị rỉ sét, tách nước, không gây hại kim loại khi tách nước hay làm tổn hại kim loại khi tiếp xúc
- Không độc hại, không gây ăn mòn
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thông số kỹ thuật:
- Một bao 25 Kg cho 13 lít vữa
- Lỗ hổng tối đa Xin liên hệ để được tư vấn
- Khả năng bù co ngót khi khô theo tiêu chuẩn ASTM 1107-91.
- Thời gian đông kết ban đầu: 2.3-3.4 giờ
- Thời gian đông kết cuối cùng: 4 – 5.6 giờ
>>> Xem thêm: 7 loại vữa chống thấm chất lượng tốt nhất thị trường
Hướng dẫn thi công vữa không co ngót SikaGrout 214-11 HS
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt bê tông phải sạch, đặc chắc, không dầu mỡ và các tạp chất khác.
- Các bề mặt bằng kim loại sắt, thép phải không có vảy rỉ sét
- Bề mặt hút nước phải được bão hòa hoàn toàn nhưng không được để đọng nước.
Bước 2: Trộn đều
- Bột sẽ được thêm từ từ vào nước đã được định lượng trước sao cho thích hợp với độ sệt mong muốn.
- Trộn bằng máy trộn điện có cần trộn với tốc độ thấp tối đa 500 vòng/phút ít nhất 3 phút cho đến khi đạt độ sệt mịn.
Bước 3: Thi công Rót vữa sau khi trộn
- Đảm bảo không có bọt khí trong vữa. Khi rót vữa vào đế phải duy trì cột áp suất để giữ cho dòng chảy của vữa không bị gián đoạn. Phải đảm bảo ván khuôn được dựng chắc chắn và kín nước.
- Để đạt hiệu quả giãn nở tối ưu, thi công vữa càng nhanh càng tốt. Nhiệt độ thi công tối thiểu là 100C, nếu nhiệt độ thi công thấp hơn 200C thì thời gian ninh kết và cường độ đạt được sẽ chậm hơn.
Rót vữa lỏng ở các bệ máy
- Tưới nước toàn bộ nhưng không để đọng nước ở các bu long.
- Nếu có thể rót vữa lỏng vào các lỗ neo trước, sau đó rót vữa lỏng vào đế và giữ cho dòng vữa chảy liên tục
Rót vữa lỏng vào mặt đáy
- Tưới nước trước khoảng 24h, không để đọng nước.
- Giữ áp suất thủy lực không đổi để cho vữa chảy liên tục.
- Dùng cáp hoặc dây xích để đảm bảo các lỗ hổng được lấp đầy.
- Phải đảm bảo bọt khí thoát ra hết dễ dàng.
- Rót vữa lỏng vào các hốc lớn/ thể tích lớn
- Tuỳ thuộc vào thể tích và lỗ hổng cần được lấp đầy và độ dày của khoảng hở có thể thêm cốt liệu lớn, cốt liệu tròn như sỏi cuội thích hợp hơn cốt liệu đá dẹt. Thêm cốt liệu đá kích thước 4×8, 8×16, 16×32 vào vữa rót Sika grout 214-11 HS theo tỉ lệ từ 50% đến 100% trọng lượng.
2.Vữa rót không co ngót Mixseal G650
Mixseal G650 là dòng sản phẩm có đặc tính cường độ cao, có tính tự san phẳng. Sản phẩm được sử dụng để đổ bù kết cấu, vữa rót cổ ống. Mixseal G650 là sản phẩm của Maxbond sản xuất theo công nghệ Singapore.
Ứng dụng của Mixseal G650
- Mixseal G650 sử dụng cho nền móng máy, bệ máy chịu tải nặng, cổ ống xuyên sàn…
- Thi công cho bệ đường ray, rãnh trượt, băng tải, bệ máy cán dập thép.
- Thi công phần gối, dầm cầu.
- Chống thấm mái bê tông bị nứt.
- Mixseal G650 ứng dụng trong trám các lỗ rỗng, lỗ tổ ong trong bê tông, các khe hở, hốc tường.
Vữa chống thấm cổ ống
3. Vữa rót gốc xi măng không co ngót QUICSEAL 510
QUICSEAL 510 là vữa xi măng không co ngót được phối trộn sẵn với công thức đặc biệt và phù hợp với nhiều mục đích sử dụng như: sửa chữa nền, đổ bù chân cột, không chứa kim loại và clo, khi sử dụng chỉ cần hòa trộn thêm nước để tạo hỗn hợp vữa tự chảy không co ngót.
Ứng dụng
- Hiện nay Quicseal 510 được sử dụng trong chất dẻo hoặc tình trạng cố định dòng chảy với nhiều ứng dụng như sau:
- Lớp lót nền làm trục đỡ cho mặt phẳng
- Sửa chữa tạm
- Rải lên bê tông đúc sẵn như sàn nền, tường và ống thải phế liệu.
- Quicseal 510 còn đường dùng để lấp dầy các khớp và khe hở đúc sẵn.
Thông số kỹ thuật
Đóng gói | gói 25kg |
Giá bán | 7,600 VNĐ |
Bảo quản | Nơi khô mát, tránh mưa, ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao |
Hạn sản dụng | 12 tháng |
Cường độ nén (MPa) (ASTM C 109 / 109m: 2002) | (ASTM C 109 / 109m: 2002) 3 ngày > 55; 7 ngày > 65; 28 ngày > 80 |
Độ bám dính | (BS EN 12615: 1999) > 6 N/mm2 |
4. Vữa không co ngót Sikagrour GP
SikaGrout GP là vữa rót trộn sẵn, gốc xi măng, tự san bằng, bù co ngót, được dùng cho các mục đích thông thường, với thời gian cho phép thi công được kéo dài để thích ứng với nhiệt độ môi trường tại chỗ.
Ưu điểm
- Độ chảy lỏng tuyệt hảo
- Tính ổn định kích thước tốt
- Cường độ cao, độ sệt có thể điều chỉnh
- Không tách nước
- Không độc hại, không bị ăn mòn
- Dễ sử dụng, đã được trộn sẵn chỉ cần thêm nước
- Kháng va đập và rung động
- Có thể bơm vữa bằng máy bơm thích hợp
Ứng dụng
- Nền móng máy (không rung động)
- Bệ đường ray
- Trụ cột trong các kết cấu đúc sẵn
- Định vị bu lông
- Gối cầu
- Các lỗ hổng
- Các khe hở
- Các hốc tường
- Sửa chữa bê tông
Thông số kỹ thuật:
Hình dạng | Dạng bột màu xám |
Tỷ trọng | ~1.60 Kg/lít (khối lượng đổ đống của bột); 2.20 Kg/lít (khối lượng thể tích của vữa mới trộn) |
Đóng gói | 25 Kg/bao |
Lưu trữ | Nơi khô mát có bóng râm |
Hạn sử dụng | Tối thiểu 6 tháng nếu lưu trữ đúng cách trong bao bì nguyên chưa mở. |
Nhiệt độ thi công | Tối thiểu 10˚C – Tối đa 40˚C |
Lỗ hổng tối thiểu SikaGrrout GP | 10 mm2 |
Thời gian ninh kết ban đầu | ≥ 5 giờ (tiêu chuẩn ASTM C403-90) |
Thời gian ninh kết sau cùng | ≤ 12 giờ (tiêu chuẩn ASTM C403-90) |
Hướng dẫn thi công vữa không co ngót Sikagrour GP
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:
- Bề mặt bê tông phải sạch, đặc chắc, không dính dầu mỡ và các tạp chất khác
- Các bề mặt bằng kim loại sắt và thép phải không có vẩy, rỉ sét hoặc dầu mỡ.
- Các bề mặt hút nước phải được bão hòa hoàn toàn, nhưng không để đọng nước.
Bước 2: Trộn
- Bột được thêm từ từ vào nước đã được định lượng trước sao cho thích hợp với độ sệt mong muốn.
- Trộn bằng máy trộn có cần trộn với tốc độ thấp (tối đa 500 vòng/phút) ít nhất 3 phút cho đến khi đạt được độ sệt mịn.
Thi công rót vữa:
- Rót vữa sau khi trộn. phải bảo đảm không khí bị bí trong vữa được giải thoát hết.
- Khi rót vữa vào đế phải duy trì cột áp suất để giữ cho dòng chảy của vữa không bị gián đoạn.
- Phải bảo đảm ván khuôn được dựng chắc chắc và kín nước.
- Để đạt hiệu quả giãn nở tối ưu, thi công vữa càng nhanh càng tốt (tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi trộn)
Rót vữa lỏng ở các bệ máy:
- Tưới nước toàn bộ nhưng không để đọng nước trên các lỗ bu lông.
- Nếu có thể, rót vữa lỏng vào các lỗ leo trước, sau đó rót vữa lỏng vào đế.
- Giữ cho dòng vữa chảy liên tục.
Rót vữa lỏng vào mặt đáy
- Tưới nước trước khoảng 24 giờ, không để đọng nước.
- Giữ áp suất thủy lực không đổi để cho vữa chảy liên tục.
- Dùng cáp hoặc dây xích để đảm bảo các lỗ hổng được lắp đầy.
- Phải đảm bảo bọt khí thoát ra hết dễ dàng
Rót vữa lỏng vào các hốc lớn/thể tích lớn:
- Tùy thuộc vào thể tích cần lấp và độ dày của khoảng hở, có thể thêm cốt liệu lớn vào vữa lỏng SikaGrout GP với tỷ lệ 50-100% khối lượng của bột SikaGrout GP.
- Khi rót vữa vào các khu vực có độ dày lớn hơn 60mm, việc dùng thêm cốt liệu lớn hoặc nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ phát sinh trong giai đoạn đông cứng ban đầu.
5. Vữa rót không co ngót AC Grout
. Vật liệu chống thấm AC Grout là vật liệu gốc xi măng, có khả năng tự chảy, tự san bằng, cường độ cao, có khả năng chống thấm và chống ăn mòn cao. AC Grout ứng dụng tại cho các công trình như: Gối cầu, bệ móng máy, bệ đường ray, định vị bu lông, mạch ngừng thi công
Ưu điểm nổi bật của AC Grout
- Khả năng tự chảy, tự san tốt, ổn định về thể tích, không co ngót
- Không bị tách nước, không bị ăn mòn, không có tính độc hại
- Cường độ nén cao, thi công dễ dàng, có thể thi công bằng máy bơm
- Hiệu quả kinh tế cao, khả năng chống thấm và chống ăn mòn cao.
6. Vữa không co ngót Sikadur- 42 MP
Sikadur 42 MP là vữa gốc nhựa Epoxy 3 thành phần không dung môi dùng để rót cho bản đế gối cầu, bệ máy, bu lông định vị và trám các lỗ hổng trong bê tông
Ưu điểm
- Không dung môi
- Độ chảy lỏng cao ngay cả khi lớp vữa mỏng.
- Đông cứng nhanh
- Thích hợp để thi công cả trên bề mặt khô và ẩm.
- Đông cứng không gây co ngót.
- Bảo dưỡng nhanh
- Kháng dầu, dầu nhờn tổng hợp, nước và phần lớn các hóa chất.
- Cường độ cơ học cao.
- Chịu được sự rung động
Vữa không co ngót Sikadur- 42 MP
Thông số kỹ thuật
Dạng / Màu | Hỗn hợp / Màu xám |
Khối lượng thể tích | ~ 2.13 Kg/lít |
Đóng gói | 12 Kg/bộ |
Điều kiện lưu trữ | Lưu trữ trong điều kiện khô mát có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ từ +5°C và +30°C |
Thời hạn sử dụng | 24 tháng nếu lưu trữ đúng cách trong bao bì nguyên chưa mở. |
Hướng dẫn thi công Sika Dur 42MP
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Tất cả các bề mặt phải sạch, không đọng nước và không dính các tạp chất dễ bong tróc
- Bụi xi măng phải được loại bỏ bằng dụng cụ cơ khí ví dụ như máy phun cát.
Bước 2: Trộn
- Trộn 2 thành phần A với B lại với nhau trong vòng ít nhất 3 phút bằng cần trộn điện với tốc độ thấp (không quá 400 vòng/phút).
- Sau đó cho cốt liệu (thành phần C) vào và tiếp tục trộn cho đến khi đạt được vữa chảy lỏng đồng nhất (~ 5 phút)
Bước 3: Thi công
- Khi rót vữa vào dưới các tấm đế, phải đảm bảo đủ áp suất để duy trì dòng vữa rót.
- Phải để bọt khí thoát hết. Với thể tích lớn nên thi công nhiều lớp, phải chắc chắn lớp vữa rót trước đã thi công cứng và nguội.
Vì sao phải dùng vữa rót không co ngót?
- Vữa không co ngót thay thế các loại vật liệu thông thường vì khả năng chịu lực nén cao, chống mòn tốt và giúp kết chặt các vật liệu cấu trúc bên trong bê tông giúp kéo dài tuổi thọ của công trình.
- Công trình dân dụng như giao thông cầu đường yêu cầu phải chịu được độ rung và độ nén nến của các phưng tiện đi lại nên chỉ có vữa không co ngót mới dấp ứng được.
- Vữa không ngót được sử dụng trám các vết nứt trên tường, sàn nhà và lấp đầy các cổ ống nhà vệ sinh giúp ngăn chặn nước thấm sâu vào bên trong cấu trúc bê tông làm hư hại công trình của bạn.
- Khí hậu ở nước ta thay đổi thất thường nên bề mặt các công trình có dấu hiệu nứt bề mặt, nước thấm sâu vào trong.
- Không gây hại gây ảnh hưởng sức khỏe của thợ thi công và người dùng.
Liên hệ địa chỉ mua vữa không co ngót tốt nhất
Với mục tiêu mang đến không gian tuyệt vời nhất cho khách hàng, Xây dựng Nhân Thuỷ luôn là địa chỉ tin cậy của bao gia đình. Là đơn vị thi công vữa không co ngót uy tín chất lượng, chúng tôi:
- Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thi công chống thấm, vữa không co ngót tại các công trình lớn nhỏ tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
- Quy trình thi công đúng chuẩn, thực hiện đúng với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng, thời gian đúng tiến độ, kết quả công trình đẹp và bên vững.
- Chi phí thi công giá rẻ, giá cạnh tranh, thường xuyên có nhiều ưu đãi
- Đội ngũ thi công giỏi, tỉ mỉ trong công việc, tận tâm và có ý thức trong công việc cao. Nhân viên của chúng tôi thường xuyên được bồi dưỡng và nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
- Chúng tôi luôn đảm bảo mọi quyền lợi cho khách hàng
- Phục vụ hỗ trợ tư vấn cho khách hàng 24/7, có mặt ngay khi khách hàng cần
Thông tin liên hệ
CÔNG TY XÂY DỰNG NHÂN THỦY
MST: 0315858955
HOTLINE Tư Vấn 24/7: 0981.878.997
Hỗ trợ chat zalo: (0981878997)
Website: https://xaydungnhanthuy.com
Email: xaydungnhanthuy@gmail.com
Xem thêm: sika chống thấm tốt nhất hiện nay - cách khử mùi sơn nhà mới xây hiệu quả - phương pháp chống nóng mái tôn hiệu quả
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Vữa Không Co Ngót
-
Vữa Không Co Ngót - Tiêu Chuẩn, định Mức Và Giá?
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9204:2012 Về Vữa Xi Măng Khô Trộn Sẵn ...
-
TCVN 9204:2012 - Vữa Xi Măng Khô Trộn Sẵn Không Co (Vữa Tự Chảy
-
Vữa Không Co Ngót Là Gì? Nó được Sử Dụng Như Thế Nào?
-
TCVN-9204-2012-Vua-xi-mang-kho-tron-san-khong-co
-
Vữa Không Co Ngót Là Gì?Các Loại Vữa Nhiều Người Sử Dụng Hiện Nay
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4314:2003 Về Vữa Xây Dựng - IsoQ
-
Thí Nghiệm Vữa Rót Không Co Ngót Sika Grout - Kiểm định Toàn Cầu
-
Thi Công Vữa Tự Rót Không Co Ngót đúng Cách
-
Vữa Không Co Ngót Cường độ Cao Chất Lượng Hiệu Quả
-
Sikagrout 214-11-25Kg Vữa Rót Gốc Xi Măng Không Co Ngót
-
SikaGrout 214-11- Vữa Rót Không Co Ngót - Vật Liệu Chống Thấm
-
SIKA GROUT GP Vữa Bù Cho Bê Tông Không Co Ngót ( Mác 400)
-
Sika Grout 214-11 Vữa Không Co