Vua Trần Duệ Tông Tử Trận, Chu Nguyên Chương Nhăm Nhe Xâm ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đông Tây - Kim Cổ- Võ thuật
- Danh nhân lịch sử
- Hồ sơ mật
- Bí ẩn khoa học
- Bí mật quân sự
- Thâm Cung Bí Sử
Vua Trần Duệ Tông tử trận, Chu Nguyên Chương nhăm nhe xâm lược Đại Việt
Quốc Huy Thứ năm, ngày 28/04/2022 21:31 PM (GMT+7) Năm 1377, sau khi hay tin nước Đại Việt tử trận, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có ý định thừa cơ hội để cất quân sang đánh. Bình luận 0 Dân Việt trên-
Danh tướng nhà Trần nào từng từ chối làm phò mã nhà Nguyên?
-
Soi những nghề lạ trên đường phố Hà Nội đầu thập niên 1990
-
Vì sao Hồ Quý Ly lại sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh?
-
Vì sao vua Gia Long sau khi lên ngôi đã chọn Huế làm kinh đô?
-
Sự thật về Võ Tòng: Không hề đánh hổ, bị hạ sát trong ngục tù
Cuối thế kỷ 14, đương lúc nước Đại Việt chìm trong khủng hoảng và bước vào giai đoạn chuyển giao quyền lực thì ở phương bắc cũng diễn ra những cuộc tranh hùng khốc liệt. Đế chế Nguyên Mông bấy giờ bước vào giai đoạn suy tàn, nhân dân trong nước đồng loạt nổi dậy. Từ trong đống tro tàn của đế chế Nguyên Mông, một đế chế mới ra đời. Chu Nguyên Chương, một trong những lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Nguyên đã đánh đuổi thế lực Nguyên Mông ra khỏi hai đồng bằng Trường Giang, Hoàng Hà.
Thế lực Nguyên Mông vẫn tồn tại ở thảo nguyên phía bắc một thời gian dài, sử gọi là Bắc Nguyên. Đồng thời với việc đánh đuổi quân Nguyên, Chu Nguyên Chương còn lần lượt đánh bại các thế lực quân phiệt mang danh nghĩa chống Nguyên khác để lên ngôi hoàng đế vào năm 1368, sử gọi là Minh Thái Tổ. Kế thừa phần lớn lãnh thổ mà đế quốc Nguyên Mông đã chinh phục trong hàng trăm năm, Minh Thái Tổ đặt tên cho đất nước của mình là Đại Minh, Kim Lăng được chọn làm kinh đô, đổi tên thành Nam Kinh.
Nước Minh ngoài việc thừa kế lãnh thổ rộng lớn của đế quốc cũ, còn tiếp thu nhiều tiến bộ về kinh tế, quân sự, xã hội của thời kỳ trước. Quân Minh vừa có số đông, vừa có nhiều vũ khí tiên tiến và cơ cấu tổ chức phỏng theo quân đội Mông Cổ. Với khí thế của một đế chế mới nổi lên, Minh triều cũng có tham vọng bành trướng và đã sớm nhòm ngó đến nước ta.
Năm 1377, sau khi hay tin vua Trần Duệ Tông nước Đại Việt tử trận, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có ý định thừa cơ hội để cất quân sang đánh. Tuy nhiên bấy giờ Minh triều mới lập, mối đe dọa từ Nguyên Mông vẫn còn lớn. Vả lại nội bộ triều Trần vẫn còn đoàn kết, quân dân vẫn đồng lòng với triều đình nên khiến nước Minh chùn tay. Biết được rằng Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã lập con trai thứ của Trần Duệ Tông là Trần Hiện (tức Trần Phế Đế) lên ngôi thay cho cha mình vừa tử trận, Thái sư Lý Thiện Trường của Minh triều đã can rằng: “Em chết vì nạn nước mà anh lập con của em lên. Xem việc người như vậy, thì có thể biết được mệnh trời”. Vua Minh nghe theo lời ấy, bèn tạm ngưng kế hoạch xâm lược.
Về sau, thế lực Minh triều ngày càng hùng mạnh. Năm 1381, quân Minh tấn công Vân Nam, bấy giờ đang thuộc kiểm soát của Lương vương Mông Cổ tên là Bả Táp Lạt Ngõa Nhĩ Mật (Basalawarmi), quân Minh nhanh chóng chiếm thế thượng phong. Đến năm sau, Lương vương phải tự sát vì thua trận. Minh triều chiếm được Vân Nam, tiến hành tiễu trừ tàn quân Nguyên Mông còn sót lại. Trong quá trình tấn công Vân Nam, vua Minh cho người sang Đại Việt yêu cầu cung cấp lương thực cho quân Minh. Triều đình nhà Trần lúc này bạc nhược nên đành phải nghe theo, đem lương thực đến huyện Thủy Vĩ cấp cho quân Minh. Vậy nhưng Minh triều vẫn chưa vừa lòng vì chúng muốn người nước ta phải đem lương thực giao tận thành Lâm An. Nhà Trần phải Triều phụng đại phu Lê Á Phu, Thiếu trung đại phu Đỗ Tử Trừng dẫn sứ đoàn sang biện giải. Trên đường đi khó nhọc, lam chướng, nhiều người trong sứ đoàn Đại Việt bị chết dọc đường. Rõ ràng khí thế ngoại giao thời Trần mạt khác hẳn với phong độ của nhà Trần lúc hưng thịnh. Thời thịnh thì dù nhún nhường vẫn có phong độ, thời mạt thì thụ động đến thê lương.
Chính vì nhận thấy sự bạc nhược của vua tôi nhà Trần, nước Minh được thể càng ngày càng lấn tới, hết đòi giúp lương, cống phẩm đến đòi cống người. Nhà Trần trước tiên phải cống những đàn ông đã bị thiến sang nước Minh làm thái giám. Về sau có thái giám người Việt tên là Nguyễn Tông Đạo được vua Minh tin dùng. Tông Đạo kề cận vua Minh tâu rằng: “Tăng nhân nước Nam biết dựng đạo tràng giỏi hơn tăng nhân phương Bắc”. Vua Minh Thái Tổ nhân đó mà sai sứ sang đòi Đại Việt phải cống nhà sư. Nhà Trần tuyển lấy 20 nhà sư đem sang Kim Lăng cống cho ngoại bang. Việc cống người xưa nay là mối nhục cho quốc gia mà các bậc minh quân nước ta luôn tìm cách tránh khỏi. Nhưng bởi vì Trần triều bấy giờ đã suy yếu, lại bị uy hiếp ở cả hai hướng bắc (nước Minh) và nam (nước Chiêm Thành) nên phải chịu nhục.
Kế đó, Tông Đạo lại tâu: “hoa quả phương Nam có nhiều thứ ngon”. Vua Minh cũng nghe lời, sai người sang nước ta đòi nộp các giống cây cau, vải, mít, nhãn… Đại Việt sai sứ đem giống sang nộp nhưng dọc đường cây giống đều chết rét. Nguyễn Tông Đạo là người nước Đại Việt nhưng khi làm quan cho Minh triều thường đem sự tình nước Đại Việt khai báo cho vua Minh biết, từ việc nội tình triều chính, nhân vật hay dở đến việc cỏ cây, sản vật… Tông Đạo là người giỏi xu nịnh, thường đem sự trù phú nước ta ra để khoe mẽ với vua tôi nước Minh, khiến cho họ nổi lòng tham, liền năm nào đòi người, đòi của. Triều đình Đại Việt sợ thế lực quân Minh đang lên nên liên tiếp chiều theo. Việc đó càng làm Tông Đạo được tin dùng. Tông Đạo nhân đó càng khua môi mưu cầu danh lợi, nuôi thêm ý chí xâm lăng của Minh triều. Đại họa của nước ta bắt đầu từ những kẻ xu nịnh như Nguyễn Tông Đạo.
Năm 1386, Minh triều mượn tiếng sắp đem quân đi đánh Chiêm Thành, sai Cẩm y vệ xá nhân Lý Anh sang Đại Việt đòi mượn đường, đòi Đại Việt phải đặt dịch trạm dài từ biên giới đến tận Nghệ An cho quân Minh đi qua, yêu cầu nước ta phải cung cấp lương thảo cho quân Minh và đem 50 thớt voi cống sang Vân Nam. Triều Trần phải làm dịch trạm tích trữ lương thực rồi đem sang Vân Nam. Riêng việc cống voi là việc khó nên không thể làm được. Mặc dù trên thực tế nước Minh vẫn chưa đủ tiềm lực để tiến sang nước ta trong năm này nhưng với hành động làm dịch trạm để đón giặc, vua tôi nhà Trần đã làm mất đi tính tự chủ của đất nước đối với phương bắc.
Đến năm 1388, Trần Nghệ Tông nghe lời gièm của Lê Quý Ly giết vua Trần Phế Đế, lập con mình là Trần Ngung lên ngôi, tức vua Trần Thuận Tông. Kể từ đó, cương thường của triều Trần càng loạn. Nước Minh có ý nhòm ngó Đại Việt nên thường dung túng cho bọn đầu trộm đuôi cướp đã thất thế ở nước ta mà chạy trốn sang đất Minh nương náu. Trong chiến sự Đại Việt – Chiêm Thành, những lúc Chiêm Thành thắng thế thì một số thổ hào Đại Việt ở biên giới phía nam đã theo giặc. Đến năm 1390, Đô tướng Trần Khát Chân đánh đuổi được quân Chiêm, giết chết vua kiệt hiệt của người Chiêm là Chế Bồng Nga, thế quân Đại Việt lại lên. Chiêm Thành bại trận phải rút quân, triều đình Đại Việt sau khi giành lại quyền kiểm soát các châu phía nam đã tổ chức đánh dẹp các thổ hào địa phương theo giặc. Một số thổ hào sợ hãi, sớm giải giáp đầu hàng nên được tha. Một số khác họp nhau chống lại, tuyên truyền lừa dối nhân dân và bắt phải theo chúng đánh lại triều đình. Quân nhà Trần đánh bại các kẻ cầm đầu chống đối là Nguyên Đĩnh, Nguyễn Động, Nguyễn Doãn, Hoàng Khoa, Nguyễn Khang, Trần Tông… Nguyên Đĩnh, Trần Tông phải nhảy sông tự sát. Thuộc hạ của Trần Tông là Nguyễn Khang chạy thoát được, trốn sang nước Minh, đổi họ tên thành Trần Thiêm Bình, mạo xưng là con cháu họ Trần. Thiêm Bình được Minh triều thu nhận, cùng nhữngvong bản khác làm tay sai phục vụ cho mưu đồ bành trướng về sau.
Sự ngang ngược của Minh Thái Tổ lên đến đỉnh điểm khi vào năm 1395, nhân lấy cớ đánh dẹp các tù trưởng ở phía nam nước Minh, vua Minh sai sứ là Nhâm Hanh Thái sang Đại Việt xin giúp cho 5 vạn quân, 50 thớt voi, và 50 vạn thạch lương thực dẫn đến biên giới để quân Minh dùng cho việc đánh dẹp. Thực ra đấy chỉ là kế hù dọa vua tôi nhà Trần để tiện tay bắt người ở ngoài biên mà nhà Trần không dám chống lại, rồi sau đó đưa ra những yêu sách khác nằm trong khả năng đáp ứng của Đại Việt. Nhâm Hanh Thái sang đến nước ta, mật báo với triều đình Đại Việt biết mưu. Vì vậy, vua Trần chỉ đem một ít gạo xấu đến Đồng Đăng giao nộp. Liền sau đó có sứ giả Minh triều sang đề nghị cống nhà sư, phụ nữ xoa bóp, người bị thiến, mỗi loại một ít.
Mặc dù tỏ thái độ hạch sách, thực sự trong toan tính của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lúc bấy giờ vẫn chưa hạ quyết tâm xâm lược nước Đại Việt. Chiến tranh với Bắc Nguyên bào mòn quốc lực của nước Minh rất nhiều, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của đế chế. Vua Minh cũng vướng vào cuộc đại thanh trừng nhắm vào các kiêu binh, hãn tướng của mình. Nội bộ Minh triều có quá nhiều vấn đề, không cho phép Minh Thái Tổ mạo hiểm đem quân tấn công Đại Việt. Triều đình nhà Trần chỉ thấy được sức mạnh của nước Minh mà không thấy được sự khó khăn của họ nên rất sợ hãi và thụ động, trúng vào kế của Chu Nguyên Chương, trước sau bị đe dọa mà chịu mất mát người và của, chịu chèn ép đủ điều. (còn tiếp)
Cậu học trò nghèo và âm mưu lật đổ... vua Tự Đức 28/04/2022 18:32
Thành phố nào ở nước ta sở hữu 3 vịnh biển tuyệt đẹp? 28/04/2022 08:30
Vì sao 3 anh em nhà Tây Sơn "nồi da nấu thịt"? 26/04/2022 21:43
Vua chúa nước Đại Việt và chuyện “Thiên tử không có nói đùa” 26/04/2022 18:31
Loạt ảnh không thể không xem về Hà Nội năm 1991 25/04/2022 20:31
- Trần Duệ Tông
- vua Trần Duệ Tông
- Chu Nguyên Chương
- Đại Việt
- Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương
- đại minh
- Trần Nghệ Tông
- Trần Phế Đế
- nhà Trần
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
Ngày sinh Âm lịch "cất giữ vàng bạc", ai sở hữu sẽ cùng Thần Tài về nhà, càng lớn tuổi càng nhiều tiền
-
Tháng 12 Âm lịch, 4 con giáp không còn cảnh nghèo khó, oán hận, đón Tết Ất Tỵ no ấm
-
Điều gì khiến Tôn Ngộ Không trung thành với Đường Tăng đến vậy?
-
Ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
-
Người có chỉ số IQ cao nhất Việt Nam: Hơn cả Einstein
-
Nửa cuối tháng 12, 3 con giáp đón cầu vồng, công việc thuận lợi, tài lộc rủng rỉnh, tình duyên ngọt ngào
-
Vị vua nhà Mạc dâm loạn, trốn vào chùa vẫn mang theo 2 kỹ nữ
-
Vị tướng vô ơn nhất Tam Quốc, chuyên giết hại ân nhân là ai?
-
Tào Tháo giết người yêu vì sĩ diện: Hành động lạnh lùng khiến thiên hạ kinh hoàng
-
Liên Xô đã dùng tình báo công nghiệp để ăn cắp công nghệ của Mỹ ra sao?
Từ khóa » Triều Tiên Duệ Tông
-
Duệ Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Triều Tiên Duệ Tông - Wikiwand
-
Triều Tiên Duệ Tông – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Triều Tiên Duệ Tông - Tieng Wiki
-
Triều Tiên Duệ Tông - Wiki Là Gì
-
Triều Tiên Duệ Tông – China Wiki 2022 - Tiếng Việt
-
Trinh Hi Vương Hậu – Wiki Tiếng Việt 2022
-
Triều Tiên Thế Tổ Là Gì? Chi Tiết Về Triều Tiên Thế Tổ Mới Nhất 2021
-
Việt Nam: Cơn Sốt Tổ Tiên Và Hậu Duệ - BBC News Tiếng Việt
-
Cuộc đời Bi Tráng Của Vương Hậu Triều Tiên Cuối Cùng (bài 2)
-
12 đời Vua Triều đại Nhà Trần - UBND QUẬN 8
-
Báo Triều Tiên Gọi Tổng Thống Biden Là 'ông Già Yếu ớt' - Tiền Phong
-
Quần Thể Lăng Tẩm Triều đại Joseon - KBS WORLD