Vua Trẻ Khang Hy Trừ Loạn Thần Ngao Bái Thế Nào

Home » Danh nhân, Văn hóa » Vua trẻ Khang Hy trừ loạn thần Ngao Bái thế nào Vua trẻ Khang Hy trừ loạn thần Ngao Bái thế nào Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 3:32 PM - 31/08/2016 / 0 Ý kiến Tweet Like page ở đây

Vua Khang Hy tên gọi Huyền Diệp, từ khi còn nhỏ đã nổi tiếng là nguời thông minh hiếu học. Năm lên 6 tuổi, một lần tới thỉnh an vua cha, Hoàng đế Thuận Trị hỏi con:

– Sau này lớn lên con muốn làm gì?

Huyền Diệp lặng im không nói, bàn tay nhỏ nhắn nắm lấy long bào của Phụ hoàng, sau đó mới đáp:

– Con muốn kế thừa Phụ hoàng, để làm một Thiên tử anh minh.

Vua Thuận Trị thấy Huyền Diệp có chí lớn, vì thế càng yêu quý con.

Khang Hy

Hoàng Đế Khang Hy (1654 – 1722)

Khi Hoàng Đế Thuận Trị muốn rời bỏ ngôi vua lê núi tu hành, đã chỉ định Huyền Diệp khi ấy mới 8 tuổi là nguời thừa kế ngôi vua, cử Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái là bốn vị đại thần phụ chính, sau đó mới yên tâm trở về thế giới bên kia.

Năm 1662, Huyền Diệp chính thức lên ngôi vua, tuyên bố kiến nguyên Khang Hy. Ông vua nhỏ hàng ngày vẫn đọc sách và du ngoạn, đại quyền triều đình đều nằm trong tay các đại thần phụ chính.

Trong số 4 đại thần phụ chính, Ngao Bái là nguời rất thích quyền lực, dã tâm chính trị rất lớn, vô cùng hống hách. Ông ta xếp đặt những nguời thân tín, thanh lọc những nguời không hợp ý mình, đưa con cháu và những nguời tâm phúc xếp đặt vào nội đại thần, đại học sĩ, Thượng thư Lục bộ và các chức vụ trọng yếu khác. Với những công việc quốc gia, thường là họ cùng nhau bàn bạc trước, sau đó mới tấu trình lên Hoàng đế.

Khang Hy dần lớn lên, cũng dần hiểu biết, với một số vấn đề, nhà vua có cách nhìn nhận riêng. Những việc do Ngao Bái quyết định, Khang Hy có khi không đồng ý, ông tranh cãi đến cùng, để Khang Hy gật đầu không phải là việc dễ dàng như trước. Để tránh việc này, hễ ai có ý kiến này khác với mình, Ngao Bái thường tìm cách loại trừ.

Một lần, Hoàng đế Khang Hy muốn chỉ định một nguời làm Thượng thư bộ Hộ. Ngao Bái muốn giành chức ấy cho nguời thân tín, nhưng Hoàng đế vẫn không chịu từ bỏ ý định của mình. Vì thế, Ngao Bái phải hạ lệnh cả hai nguời đồng thời cùng làm Thượng thư bộ Hộ. Qua đó có thể thấy, quyền lực của Ngao Bái đã vượt trên cả Hoàng đế, làm được cả những điều Hoàng đế không cho phép. Nhưng Khang Hy tuổi trẻ lực yếu, chưa thể làm gì trước những hành vi của Ngao Bái, vẫn phải chấp nhận việc để cho Ngao Bái xâm phạm quyền lực của mình.

Chẳng mấy chốc, Khang Hy đã 14 tuổi. Theo quy định, nhà vua đến lúc này đã có thể tự mình quản lý quốc gia đại sự. Đến lúc ấy, phụ chính đại thần Sách Ni đã chết, Tô Khắc Táp Cáp vì mâu thuẫn với Ngao Bái, bị Ngao Bái vu cáo là chống lại Hoàng đế cũng như đã chết. Ách Tất Long thì phải phụ họa theo Ngao Bái, phục tùng mọi ý kiến của ông ta. Bây giờ, Hoàng đế Khang Hy bắt đầu thân chính, Ngao Bái lẽ ra phải đem quyền lực giao lại cho nhà vua, nhưng ông ta không muốn làm như thế, lại càng tỏ ra ngang ngược.

Hoàng đế Khang Hy muốn chế ngự Ngao Bái để tự mình làm nên sự nghiệp, nhưng vua biết Ngao Bái đã nắm đại quyền một thời gian dài trong triều, cây lớn rễ sâu, rất khó lay chuyển phải cẩn trọng tránh bộc lộ ý đồ, đánh rắn động cỏ. Suy nghĩ mãi, cuối cùng nhà vua cũng tìm được biện pháp.

Vua Khang Hy đã đọc không ít các kinh điển Hán văn, hiểu được nhiều đạo lý an bang trị quốc. Đồng thời với việc để thời gian đọc sách, nhà vua không quên việc cưỡi ngựa bắn tên, luyện rèn để có thân thể cường tráng, khỏe mạnh, võ nghệ cao cường. Để đối phó với Ngao Bái, vua Khang Hy cho tuyển chọn hơn một trăm thiếu niên trong Hoàng tộc để luyện tập võ nghệ trong cung. Đồng thời, nhà vua còn luôn luôn sai nguời dò la, thám thính mọi động tĩnh của Ngao Bái, chuẩn bị đưa ra các đối sách phù hợp.

Trước việc  vua Khang Hy ngày càng trưởng thành, ngày càng không chịu nghe theo lời mình, Ngao Bái vô cùng tức giận, ông ta muốn phải ngay lập tức hạ độc thủ khi vua Khang Hy chưa kịp tạo được quyền uy, ngoài ra cũng luôn nghe ngóng, xem xét những ban bố của Hoàng đế.

Đầu mùa hạ năm Khang Hy thứ 8 (1669), Ngao Bái giả bị bệnh, không vào triều, nằm ở nhà bày mưu tính kế để hại Hoàng đế. Khang Hy nghe được tin này, quyết định sẽ tới tận sào huyệt, tự mình xem rõ thực hư. Nhà vua mang theo một số thị vệ lấy cớ thăm nguời ốm, thực ra là muốn bất ngờ giá lâm tới phủ đệ của Ngao Bái, vào tận phòng ngủ. Bè lũ của Ngao Bái nghe tin Hoàng thượng giá lâm lúng túng không biết làm thế nào, Ngao Bái còn chưa kịp xỏ giầy, vội chui vào trong chăn như nguời đang bệnh nặng. Vua Khang Hy cùng thị vệ thấy bộ mặt Ngao Bái tức giận, không giống nguời có bệnh bèn cảnh giác vén tấm đệm thì thấy dưới đó, một lưỡi dao găm sắc lạnh được giấu sẵn. Thấy chuyện bị lộ, mặt Ngao Bái thất sắc.

Nhà vua thấy xung quanh đều là nguời của mình, bèn cúi xuống nhặt con dao lên, cười như không có chuyện gì:

– Con dao là vật bất ly thân theo tập quán của nguời Mãn Châu chúng ta. Thái sư bị bệnh như thế này mà cũng không quên thói quen ấy, thật là điều những nguời còn trẻ tuổi như ta phải học tập.

Nhà vua để con dao vào chỗ cũ, nói thêm mấy câu thăm hỏi rồi cùng thị vệ trở về cung.

Qua lần tới tận sào huyệt này, vua Khang Hy đã hoàn toàn rõ được âm mưu của Ngao Bái, càng thúc giục những nguời thị vệ trẻ tuổi cùng mình ra sức luyện tập võ nghệ. Nhà vua cũng không quên bàn với các đại thần thu thập thêm những chứng cứ về âm mưu của Ngao Bái. Vua Khang Hy còn đem âm mưu làm phản của Ngao Bái bẩm báo với Thái hoàng Thái hậu, xin bà chỉ cho cách xử lý. Thái hoàng Thái hậu cho rằng phải sớm đập tan âm mưu phản loạn này, nhưng nhất thiết không được giết quá nhiều nguời.

Mấy hôm sau, biết Ngao Bái vào cung, nhà vua cho gọi những thị vệ đã được luyện tập hàng ngày tới bên mình, nói:

– Các ngươi sợ ta hay sợ Ngao Bái?

Các thị vệ đồng thanh đáp:

– Chúng thần chỉ sợ Hoàng thượng!

Hoàng đế Khang Hy đứng dậy, khích lệ:

– Ngao Bái là một phụ chính đại thần, được sự phó thác của Tiên Hoàng đế. Ông ta đã quên đi quốc pháp của tiền nhân, xếp đặt những nguời thân tín, giết hại các đại thần. Những việc như thế các ngươi đều đã thấy, ông ta còn dám hại đến tính mạng của ta. Quốc gia đại sự, ông ta đều tự ý rồi sau mới khải tấu. Làm như thế, quốc gia sao có thể an định, phú cường được? Ta là Hoàng thượng còn có thể làm được  gì đây?

Thấy vẻ mặt tức giận của các thị vệ, nhà vua hạ giọng:

– Các ngươi tuy tuổi còn trẻ nhưng đều là cánh tay của ta, ta phải dựa vào các ngươi để trừ tên gian tặc này.

Nghe xong, các Thị vệ đều tỏ vẻ sẵn sàng:

– Xin Hoàng thượng cứ dạy bảo!

Vua Khang Hy vui vẻ nói:

– Tốt! Đợi Ngao Bái tới, các ngươi nhìn mắt của ta mà hành động.

Một lát sau, Ngao Bái vào cung. Vẫn dáng vẻ như trước, ông ta ngông nghênh bước vào. Thấy Ngao Bái vẫn thái độ kiêu ngạo, vua Khang Hy  không kìm được giận dữ, quát:

– Ngao Bái! Ngươi có biết tội của mình không?

Ngao Bái cười nhạt giống như với các thủ hạ thường ngày:

– Ngao Bái ta được Tiên hoàng giao cho việc phụ chính cho bệ hạ từ năm 8 tuổi, giúp cho bệ hạ quản lý quốc gia, có tội gì?

Vua Khang Hy kể những tội của Ngao Bái như kết bè kết đảng mưu lợi riêng, mưu đồ đen tối. Ngao Bái vẫn chưa thôi ngạo mạn, cho rằng vua Khang Hy chưa đủ lông cánh, sao có thể đối phó với mình. Ông ta tiến lên một bước, lớn tiếng hỏi lại nhà vua:

– Ta làm gì mà tội lớn, chứng cứ đâu?

Vua Khang Hy thấy thời cơ đã tới bèn cao giọng:

– Nguời đâu! Bắt tên gian tặc này cho ta!

Lời nói vừa dứt, lập tức từ bốn phía hơn một trăm tiểu tướng  đã xô tới. Ngao Bái là một lão tướng đã nhiều phen trận mạc giữa chốn sa trường, vẫn được coi là dũng mãnh số một, thấy những nguời xung quanh đều trẻ tuổi lại tay không, càng coi thường chống lại. Nhưng chỉ chớp mắt, hắn đã bị trói, không thể làm gì được.

Ngao Báo vẫn còn tiếp tục chối quanh, làm như mình bị oan uổng:

– Các ngươi muốn làm gì?

Các tiểu tướng nhất tề lên tiếng:

– Đây là mệnh lệnh của Hoàng thượng! Phải bắt ông!

Nghe nói Ngao Bái bị bắt, các đại thần đều vui mừng, mọi người cùng nhau kể Ngao Bái có tới hơn ba mươi tội, yêu cầu phải xử tử hắn. Ngao Bái run rẩy, cởi áo để lộ tấm thân đầy những vết sẹo, nói:

– Lão thần đã cùng với Tiên hoàng xông pha nơi trận mạc để lại những dấu vết này!

Vua Khang Hy suy nghĩ hồi lâu, nói:

– Ngao Bái tuy là có tội, nhưng là nguời cũng có chiến công nên miễn cho tội chết

Rồi hạ lệnh tống giam vào ngục, khôi phục lại danh dự cho các đại thần đã bị hắn hãm hại. Sau đó, Ngao Bái chết ở trong tù.

Vua Khang hy mưu trí trừ Ngao Bái đã thể hiện đầy đủ tài trí thông minh, lại tỏ rõ tài trị quốc khi còn ít tuổi, về sau, nhà vua đã tỏ rõ là nguời hùng tài đại lược, thực hiện việc thống nhất quốc gia đa dân tộc, điều kiện để sáng tạo thời đại “Khang Càn thịnh thế” .

Theo onggiaolang.com

Tweet Like page ở đây Chuyên đề: Khang Hy

Các bài viết liên quan:

Hoàng đế Khang Hy giản dị lưu danh đời đờiHoàng đế Khang Hy giản dị lưu danh đời đời khang-hy-nam-tuan-doHoàng đế Khang Hy hiểu ra nguồn gốc của thiên tai như thế nào Khang HyKhải thị lịch sử: Vì sao Ung Chính kế vị Khang Hy chữ phúcNăm mới nhìn lại chữ “Phúc” kỳ diệu của Hoàng đế Khang Hy Hậu duệ Mạc Đĩnh Chi có ở Hàn Quốc?Hậu duệ Mạc Đĩnh Chi có ở Hàn Quốc? Câu chuyện lịch sử: Thành Thang Chúc VõngCâu chuyện lịch sử: Thành Thang Chúc Võng aThầy giáo nghiêm khắc Gia Cát LượngVì sao Gia Cát Lượng chọn phò giúp cho Lưu Bị

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc

Click here to cancel reply.

Bài cùng chuyên mục

  • Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 2)
  • Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 1)
  • Đại tướng quân chỉ dùng một chữ “Nhẫn” mà bách chiến bách thắng (phần 3)
  • Đại tướng quân chỉ dùng một chữ “Nhẫn” mà bách chiến bách thắng (Phần 2)
  • Đại tướng quân chỉ dùng một chữ “Nhẫn” mà bách chiến bách thắng (Phần 1)
  • Từ nô lệ trở thành danh tướng số một của Đế chế Mông Cổ (Phần 3)
  • Từ nô lệ trở thành danh tướng số một của Đế chế Mông Cổ (Phần 2)
  • Từ nô lệ trở thành danh tướng số một của Đế chế Mông Cổ (Phần 1)
  • Khi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”: Chỉ một trận đánh tan liên quân Tống – Chiêm – Khmer

Bài mới đăng

  • Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
  • Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
  • Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
  • “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
  • Lịch sử rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam
  • Cội nguồn phát triển tử vi: P9 – Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống nhờ lá số nổi tiếng
  • Cội nguồn phát triển tử vi: P8 – Câu chuyện sinh cùng giờ nổi tiếng thời nhà Nguyễn
  • Cội nguồn phát triển tử vi: P7 – Lê Quý Đôn truyền ra dân chúng
  • Cội nguồn phát triển tử vi: P6 – Bắc tông và Nam tông
Ảnh đẹp tulip-4

Khi 7 triệu bông hoa Tulip bừng nở

Ảnh minh họa

Bình minh ngập tràn trên khắp miền đất nước

Ảnh minh họa

Mênh mang Miền Tây mùa nước nổi

Ảnh minh họa

Ngắm biển hoa mắt xanh “lãng mạn nhất thế giới” ở Nhật Bản

hoa-phuong-1

Mùa phượng vĩ

Pháp Luân Công trên khắp thế giới

Pháp Luân Công trên khắp thế giới

Xem nhiều nhất Xe tăng tiến vào thiên an môn

Bi hùng – Lá thư từ biệt song thân của chàng thanh niên ngã xuống trên Quảng trường Thiên An Môn

vac-xin-2

Tiến sĩ miễn dịch học Harvard: Trẻ em chưa tiêm vắc xin không có nguy cơ lây bệnh cho bất kỳ ai

bản đồ Bách Việt

Xích Quỷ: Tên nước đầu tiên của người Việt lớn gấp 10 lần ngày nay mang ý nghĩa gì?

Ảnh internet

Người anh hùng Trần Quốc Toản không tử trận như sách sử mô tả?

Các học viên Phaa1p Lau6n Công đang tập công ở 1 công viên tại Trung Quốc trước khi bị bức hại năm 1999

Vì sao tội ác đàn áp Pháp Luân Công ở TQ vẫn chưa chấm dứt

Doãn Minh Đăng

Xin rút khỏi quy hoạch “cán bộ nguồn” bị cho là “có vấn đề về thần kinh”

Sinh viên Vương Đan nêu nguyện vọng của sinh viên. Ảnh: GEO Epoche.

Diễn biến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn 1989

ho giang trach dan

Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc

Ảnh minh họa

Quy luật kỳ lạ của những con số

tiem vac xin

Vắc xin gây ra nhiều phản ứng có hại cho trẻ em hơn bất kỳ loại thuốc nào khác

  • Bình luận mới
  • Bình luận nhiều
  • Phạm Lãi: Viên ngọc sáng không tỳ vết (phần 2)
  • So sánh "khuôn mặt trung bình" của Việt Nam với thế giới
  • GS.TS Nguyễn Lân Dũng giải đáp câu hỏi về Pháp Luân Công
  • Vì sao lũ yêu quái trong Tây Du Ký nhất định phải ăn thịt Đường Tăng?
  • Địa danh trong ca dao “núi Thái Sơn”, “Trong Nguồn” nằm ở đâu
  • Tưởng Giới Thạch và những câu chuyện phong thủy đầy ly kỳ
  • Các bác sĩ hàng đầu tiết lộ vắc xin khiến hệ thống miễn dịch chống lại chúng ta
  • Tướng chó và cách chọn chó
  • Lãnh thổ nước Việt xưa kia lớn gấp 10 lần ngày nay
  • Sóng gió tuổi thơ Tập Cận Bình - người quyết định số phận ĐCSTQ
  • ‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp 317 ý kiến
  • Website chính phủ Trung Quốc bị hacker Việt Nam tấn công 192 ý kiến
  • Bằng chứng chứng minh thuyết tiến hóa là sai 158 ý kiến
  • Mạng chó và mạng người 132 ý kiến
  • Đất nước mình ngộ quá phải không anh!! 92 ý kiến
  • Chú rùa biển được phóng sinh, 16 năm sau cứu mạng trả ơn! 87 ý kiến
  • GS.TS Nguyễn Lân Dũng giải đáp câu hỏi về Pháp Luân Công 85 ý kiến
  • Hacker Trung Quốc phản công 72 ý kiến
  • Câu chuyện cô bé 16 tuổi làm cảm động cả trời đất 70 ý kiến
  • Clip "nàng tiên cá" quẫy đuôi trườn xuống biển ở Israel gây xôn xao 70 ý kiến
Bài nổi bật Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver ngày 10/7/2020. (Ảnh qua Epoch Times)

Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công

Xe tăng tiến vào thiên an môn

Bi hùng – Lá thư từ biệt song thân của chàng thanh niên ngã xuống trên Quảng trường Thiên An Môn

Thiên An Môn 1989

Quân đoàn trưởng không tuân lệnh đàn áp sinh viên Thiên An Môn nên bị giam lỏng tận đến ngày nay

Washington DC: Tưởng niệm các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc. Ảnh minghui.org

Vì sao Giang Trạch Dân có thể đàn áp Pháp Luân Công dù bị 6 Thường ủy phản đối

Giang Trạch Dân

Trước khi đàn áp, chính quyền Trung Quốc biết rõ về Pháp Luân Công

Cô Hà Hiểu Thanh (giữa), nữ giáo sư gốc Trung Quốc giảng dạy tại Đại học Harvard dẫn sinh viên đến thư viện Yenching của Harvard tìm đọc tài liệu về sự kiện Thiên An Môn. (Ảnh: Website Harvard)

Sinh viên Trung Quốc bật khóc khi biết sự thật Thiên An Môn 1989

Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989. (Ảnh: Internet)

Tin tình báo tiết lộ hung thủ và số lượng nạn nhân trong vụ thảm sát Thiên An Môn 1989

10.000 người cùng tham gia tập công ở TP Thẩm Dương. Ảnh minhhue

Ký sự Pháp Luân Công qua ảnh

Sinh viên Vương Đan nêu nguyện vọng của sinh viên. Ảnh: GEO Epoche.

Diễn biến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn 1989

Nguyên nhân và lý do dẫn đến đàn áp Pháp Luân Công

Nguyên nhân và lý do dẫn đến đàn áp Pháp Luân Công

Video clip
  • Phim: Tòa án công lý
  • Argentina – Croatia: 0 – 3
  • Nghệ sĩ nhân dân Trung Đức trải lòng về Pháp Luân Công
  • Cô bé nhớ được cả 52 lá bài
  • Nằm liệt giường 12 năm đứng dậy được nhờ luyện tập khí công
  • Home
  • Tiêu Điểm
  • Xã hội
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Văn hóa
  • Thể thao
  • Sức khỏe
  • Chia sẻ
  • Ảnh đẹp
  • Khoa học
  • Nổi bật
  • Blog Trí Thức
Copyright © 2022 Báo điện tử Tin Đa Chiều - Kênh tin tức và bình luận đa chiều – QUY ĐỊNH SỬ DỤNG – Google+ Ghi nguồn tindachieu.com và dẫn link về bài viết khi sử dụng thông tin từ trang này

Từ khóa » Khang Hy Diệt Ngao Bái