Vữa Xi Măng Mác 100 - Công Ty Thiết Kế Web Chuẩn SEO

Xi măng là vật liệu xây dựng không thể thiếu trong việc thi công và tạo nên các công trình xây dựng chất lượng, an toàn. Xi măng còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, sản xuất công nghiệp….Khi mua xi măng bạn cần chú trọng đến mác xi măng để đảm bảo chất lượng. Vậy mác xi măng là gì?

1.1 Mác xi măng là gì?

Mác xi măng được hiểu là cường độ chịu nén của xi măng đã được ninh kết sau khi đem vữa xi măng + cát + nước trộn theo tỷ lệ tiêu chuẩn với điều kiện quy định trong TCVN cũng như dưỡng hộ là trong vòng 28 ngày.

Mác xi măng được phân thành nhiều loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600.

Theo quy định về kết cấu xây dựng thì bê tông phải chịu được nhiều tác động như: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là lợi thế lớn nhất. Và độ nén bê tông được tạo ra từ xi măng. Vì thế, cường độ chịu nén (mác xi măng) trở thành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của xi măng tạo nên khối bê bê tông.

CTrên mỗi hồ sơ thiết kế, các kiến trúc sư thường sử dụng đơn vị độ bền để thay bằng mác bê tông 100#, 200#,…Vì thế bạn phải biết cách quy đổi để xác định được loại mác phù hợp với cấp độ bền tương ứng. Sau đây là bảng quy đổi mác xi măng với độ bền và độ nén như sau:

BẢNG QUY ĐỔI MÁC XI MĂNG VỚI CẤP ĐỘ BỀN
Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.5 50
B5 6.42 75
B7.5 9.63 100
B10 12.84
B12.5 16.05 150
B15 19.27 200
B20 25.69 250
B22.5 28.9 300
B25 32.11
B27.5 35.32 350
B30 38.53 400
B35 44.95 450
B40 51.37 500
B45 57.8 600
B50 64.22
B55 70.64 700
B60 77.06 800
B65 83.48
B70 89.9 900
B75 96.33
B80 102.75 1000

1.2 Vữa xi măng là gì?

Vữa xi măng là hỗn hợp được pha trộn từ nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu và đặc trưng của công trình quy định. Và vữa xi măng là hỗn hợp chỉ bao gồm 2 thành phần chính đó là xi măng trộn với nước. Vữa xi măng hay còn được gọi là vữa xi măng nguyên chất. 

a) Đặc điểm vữa xi măng

  • Khối lượng thể tích 2000kg/m3, mac 25 – 200, độ giữ nước T>63%.
  • Vữa cho khả năng đông cứng nhanh.

b) Ứng dụng vữa xi măng

Vữa xi măng cho khả năng chống thấm vô cùng cao, chính vì vậy vữa xi măng thường được dùng để chống thấm các khu vực tiếp xúc nhiều với nước như bể nước, WC, mái bằng,…hoặc dùng để đánh màu đánh màu.

c) Các loại vữa xi măng

Ngoài vữa xi măng nguyên chất thì còn rất nhiều vữa xi măng khác cũng được sử dụng phổ biến hiện nay như là:

  • Vữa xi măng – cát

Vữa xi măng - cát được ứng dụng cho cả xây và trát, lát, ốp, láng cho mọi công trình, kể cả những công trình chịu nước, chịu lực lớn. Vữa xi măng – cát có tính dẻo, khả năng kết dính cao hơn vữa xi măng.

Khi xây người ta thường dùng vữa xi măng – cát vàng mac 50 hoặc 25, khi trát thường dùng vữa xi măng – cát đen trộn với vôi cho dễ trát. Hơn thế nữa, tùy vào điều kiện công trình mà cũng có sự thay đổi các loại các cũng như tỉ lệ pha trộn khác nhau.

  • Vữa vôi

Vữa vô la hỗn hợp được pha trộn từ thành phần chính gồm: vôi, cát trộn với nước. Vữa vôi – cát có khối lượng thể tích khoảng 1800 kg/m3, có mac 2-8, độ giữ nước T > 75%, ninh kết chậm (chậm nhất trong các loại vữa).

Lưu ý: Vữa vôi – cát chỉ đông cứng trong không khí. Dùng vữa vôi – cát để xây dựng và trát nhà tạm, nhà cấp 4,… ở những nơi khô ráo. Muốn sử dụng ở điều kiện khí hậu ẩm ướt thì có thể tăng tỉ lệ xi măng khi pha trộn. Tuy nhiên nên hạn chế và sử dụng ở nơi khô ráo là tốt nhất.

  • Vữa tam hợp

Vữa tam hợp hay còn được gọi là vữa bata, vữa hỗn hợp với thành phần chủ yếu là: vôi + xi măng + cát + nước. Vữa tam hợp có khối lượng thể tích 1800 – 2000 kg/m3, có mac 8 – 100, độ giữ nước T > 75%.

Ưu điểm: tính dẻo vừa phải và thời gian đông cứng vừa phải. Ứng dụng trong việc xây, trát, lát, ốp, láng hầu như mọi điều kiện và mọi công trình.

1.3 Vữa xi măng mác là gì?

Vữa xi măng mác là hỗn hợp xi măng mác trộn với nước với thành phần tùy theo yêu cầu và quy định của công trình. Tùy vào từng loại xi măng mác sẽ tạo nên chất lượng vữa khác nhau và từ đó chất lượng công trình cũng khác nhau.

Từ khóa » Các Loại Mác Vữa