Vùng Của Pháp – Wikipedia Tiếng Việt

VùngRégion (tiếng Pháp)
Hauts-de-France Normandie Île-de-France Grand Est Bourgogne-Franche-Comté Centre-Val de Loire Pays de la Loire Bretagne Nouvelle-Aquitaine Auvergne-Rhône-Alpes Occitanie Provence-Alpes-Côte d'Azur Corse Guyane thuộc Pháp Guadeloupe Martinique Mayotte RéunionBỉ Luxembourg Đức Thuỵ Sĩ Ý Anh Andorra Brasil Suriname Tây Ban Nhaeo biển Manche vịnhBiscay biểnLigure Địa TrungHải
Thể loạiNhà nước đơn nhất
Vị tríCộng hoà Pháp
Số lượng còn tồn tại18
Tình trạngVùng hải ngoại (5)Région d'outre-mer
Tình trạng thêmTập thể lãnh thổCollectivité Territoriale
Dân số212.645 (Mayotte) – 12.005.077 (Île-de-France)
Diện tích376 km2 (145 dặm vuông Anh) (Mayotte) – 84.061 km2 (32.456 dặm vuông Anh) (Nouvelle-Aquitaine)
Hình thức chính quyềnchính quyền vùng, chính quyền quốc gia
Đơn vị hành chính thấp hơnTỉnh

Pháp được chia thành vùng hành chính (tiếng Pháp: région, [ʁeʒjɔ̃]), trong đó có 13 vùng tại Chính quốc Pháp và 5 vùng hải ngoại.[1] Mỗi vùng tại chính quốc được chia thành từ 2 đến 13 tỉnh, trong khi các vùng hải ngoại chỉ gồm một tỉnh, Khái niệm pháp lý hiện hành về "vùng" được thông qua vào năm 1982, và đến năm 2016, 26 vùng được tinh giảm xuống còn 18 vùng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ région chính thức được tạo ra theo Luật Phân quyền (2 tháng 3 năm 1982), theo đó cũng trao cho các vùng địa vị pháp lý. Cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên về các đại biểu cấp vùng diễn ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1986.[2] Năm 2016, số vùng giảm từ 27 xuống 18 thông qua sáp nhập.

Năm 2014, Nghị viện Pháp thông qua một luật giảm số lượng vùng tại Chính quốc Pháp từ 22 xuống 13, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2016.[3]

Nord-Pas de Calais Picardie Haute-Normandie Île-de-France Champagne-Ardenne Lorraine Alsace Franche-Comté Bourgogne Centre-Val de Loire Pays de la Loire Bretagne Basse-Normandie Poitou-Charentes Limousin Auvergne Rhône-Alpes Aquitaine Midi-Pyrénées Languedoc-Roussillon PACA Corse Guyane thuộc Pháp Guadeloupe Martinique Mayotte RéunionBỉ Luxembourg Germany Thuỵ Sĩ Ý Anh Andorra Brasil Suriname Tây Ban Nha MonacoEo biển vịnhBiscay biểnLigure Địa TrungHải

Các vùng của Pháp từ năm 2011 đến năm 2015 (Ghi chú: Centre-Val de Loire được gọi là "Centre" cho đến năm 2015; Mayotte trở thành một vùng vào năm 2014; và tập thể lãnh thổ Corse là một vùng thực tế.

Luật đề ra tên tạm thời cho hầu hết các vùng mới bằng cách kết hợp tên của các vùng cũ, chẳng hạn vùng bao gồm Aquitaine, Poitou-Charentes và Limousin là Aquitaine-Limousin-Poitou-Charentes. Tên gọi lâu dài được các hội đồng cấp vùng mới đề xuất cho đến tháng 1 tháng 7 năm 2016 và các tên mới được Hội đồng Nhà nước xác nhận vào 30 tháng 9 năm 2016.[4][5] Cơ quan lập pháp cũng cho phép vùng Centre chính thức đổi tên thành "Centre-Val de Loire" với hiệu lực từ tháng 1 năm 2015.[6] Hai vùng Auvergne-Rhône-Alpes và Bourgogne-Franche-Comté vẫn giữ tên tạm thời của họ.[7][8]

Các vùng sáp nhập:

Vùng cũ Vùng mới (tên tạm thời) Vùng mới (tên cuối cùng)
Bourgogne Bourgogne-Franche-Comté Bourgogne-Franche-Comté
Franche-Comté
Aquitaine Aquitaine-Limousin-Poitou-Charentes Nouvelle-Aquitaine
Limousin
Poitou-Charentes
Basse-Normandie Normandie Normandie
Haute-Normandie
Alsace Alsace-Champagne-Ardenne-Lorraine Grand Est(Đại Đông)
Champagne-Ardenne
Lorraine
Languedoc-Roussillon Languedoc-Roussillon-Midi-Pyrénées Occitanie
Midi-Pyrénées
Nord-Pas-de-Calais Nord-Pas-de-Calais-Picardie Hauts-de-France(Thượng Pháp)
Picardy
Auvergne Auvergne-Rhône-Alpes Auvergne-Rhône-Alpes
Rhône-Alpes

Các vùng không thay đổi:

Bretagne
Centre-Val de Loire
Corse
Guyane thuộc Pháp
Guadeloupe
Île-de-France (Đảo Pháp)
Martinique
Mayotte
Pays de la Loire
Provence-Alpes-Côte d'Azur
Réunion

Tổng quan các đề xuất phân vùng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đề xuất của Édouard Balladur' Đề xuất của Édouard Balladur'
  • Đề xuất A của Manuel Valls Đề xuất A của Manuel Valls
  • Đề xuất B của Manuel Valls Đề xuất B của Manuel Valls
  • Đề xuất của Tổng thống François Hollande Đề xuất của Tổng thống François Hollande
  • Các khu vực do Quốc hội thành lập vào năm 2014. Các khu vực do Quốc hội thành lập vào năm 2014.

Vùng và thủ phủ

[sửa | sửa mã nguồn] Vùng của Pháp
Vùng Thủ phủ Mã số INSEE[9] Từ nguyên
Grand Est Strasbourg 44 Tên dịch thành "Đại Đông," bao gồm ba vùng cũ tại miền đông bắc là Alsace, Champagne-Ardenne và Lorraine
Nouvelle-Aquitaine Bordeaux 75 Phản ánh sự mới mở rộng, vùng Nouvelle-Aquitaine "mới" hợp nhất thêm các vùng Nouvelle-Aquitaine và Poitou-Charentes
Auvergne-Rhône-Alpes Lyon 84 Vùng này hình thành nhờ hợp nhất hai vùng cũ Auvergne và Rhône-Alpes
Bourgogne-Franche-Comté Dijon 27 Vùng này hình thành nhờ hợp nhất hai vùng cũ Bourgogne và Franche-Comté
Bretagne Rennes 53 Khu bao gồm trên 80% lãnh thổ Bretagne cổ bị bãi bỏ năm 1790
Centre-Val de Loire Orléans 24 Dịch thành "Trung tâm–Thung lũng Loire," tên của vùng không dựa trên lịch sử mà là về địa lý
Île-de-France Paris 11 Vùng hiện tại bao gồm phần lớn tỉnh cũ Île-de-France bị bãi bỏ năm 1790
Occitanie Toulouse 76 Gồm một phần lớn miền nam của Pháp từng là nơi nói các phương ngữ tiếng Occitan; được hợp nhất từ các vùng Occitanie và Midi-Pyrénées.
Hauts-de-France Lille 32 Chiếm phần múi phía bắc của đất nước, tên của vùng dịch ra là "Thượng Pháp". Vùng được hình thành do hợp nhất hai vùng cũ Nord-Pas-de-Calais và Picardie
Normandie Rouen 28 Vùng phần lớn tương ứng với lãnh địa trước đây của Normandie bị bãi bỏ vào năm 1790; hình thành nhờ hợp nhất hai vùng cũ Haute-Normandie và Basse-Normandie
Pays de la Loire Nantes 52 Tên gọi dịch thành "Vùng đất Loire," do sông Loire là thủy đạo chính trong vùng; vùng không có cơ sở lịch sử.
Provence-Alpes-Côte d'Azur (PACA) Marseille 93 Gồm lãnh địa cũ Provence cùng một số lãnh thổ lân cận thuộc Alpes thuộc Pháp và Côte d'Azur
Corse Ajaccio 94 Vùng bao gồm toàn bộ đảo Corse
5 tỉnh hải ngoại cũng có vị thế đặc biệt của vùng hải ngoại.
Guyane thuộc Pháp Cayenne 03 vùng hải ngoại
Guadeloupe Basse-Terre 01 vùng hải ngoại
Martinique Fort-de-France 02 vùng hải ngoại
Mayotte Mamoudzou 05 vùng hải ngoại
Réunion Saint-Denis 04 vùng hải ngoại

Các vùng từ 1982 đến 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1982 đến năm 2015, tồn tại 26 vùng tại Chính quốc Pháp. Trước năm 2011, có bốn vùng hải ngoại (Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique và Réunion); đến năm 2011 Mayotte trở thành vùng thứ năm.

Các vùng tại Chính quốc Pháp từ 1982 đến 2015
Cờ Vùng Thủ phủ Mã số INSEE[1] Từ nguyên
Flag of Alsace Alsace Strasbourg 42 Nguyên là một liên minh các thành phố tự do của Đế quốc La Mã Thần thánh, gắn với Vương quốc Pháp vào năm 1648; Đức sáp nhập sau Chiến tranh Pháp-Phổ cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và một giai đoạn ngắn trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Flag of Aquitaine Aquitaine Bordeaux 72 Guyenne và Gascogne
Flag of Auvergne Auvergne Clermont-Ferrand 83 Tỉnh cũ Auvergne
Flag of Brittany Bretagne Rennes 53 Công quốc Bretagne
Flag of Burgundy Bourgogne' Dijon 26 Công quốc Bourgogne
Flag of Centre-Val de Loire Centre-Val de Loire Orléans 24 Nằm tại trung-bắc của Pháp; trải trên trung du thung lũng Loire
Flag of Champagne-Ardenne Champagne-Ardenne Châlons-en-Champagne 21 Tỉnh cũ Champagne
Flag of Franche-Comté Franche-Comté Besançon 43 Lãnh địa Bourgogne (Franche-Comté)
Flag of Île-de-France Île-de-France Paris 11 Tỉnh Île-de-France và một phần của tỉnh Champagne
Flag of Languedoc-Roussillon Languedoc-Roussillon Montpellier 91 Các tỉnh cũ Languedoc và Roussillon
Flag of Limousin Limousin Limoges 74 Tỉnh cũ Limousin và một phần của Marche, Berry, Auvergne, Poitou và Angoumois
Flag of Lorraine Lorraine Metz 41 Được đặt tên theo con trai của Charlemagne là Lothaire I, vương quốc Lotharingie là nguồn gốc của tên Lorraine
Flag of Lower Normandy Basse-Normandie Caen 25 Nửa phía tây của tỉnh cũ Normandie
Flag of Midi-Pyrénées Midi-Pyrénées Toulouse 73 Không, lập ra cho Toulouse
Flag of Nord-Pas-de-Calais Nord-Pas-de-Calais Lille 31 Các tỉnh Nord và Pas-de-Calais
Flag of Pays-de-la-Loire Pays de la Loire Nantes 52 Không, lập ra cho Nantes
Flag of Picardie (Picardy) Picardie Amiens 22 Tỉnh cũ Picardie
Flag of Poitou-Charentes Poitou-Charentes Poitiers 54 Các tỉnh cũ Angoumois, Aunis, Poitou và Saintonge
Flag of Provence-Alpes-Côte d'Azur Provence-Alpes-Côte d'Azur (PACA) Marseille 93 Tỉnh cũ Provence
Flag of Rhône-Alpes Rhône-Alpes Lyon 82 Lập ra cho Lyon từ các tỉnh Dauphiné và Lyonnais và Savoy
Flag of Haute-Normandie Haute-Normandie Rouen 23 Nửa phía đông của tỉnh cũ Normandie

Vai trò

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vùng không có quyền lực lập pháp riêng và do đó không thể viết luật định riêng. Họ dựa vào thuế của mình, đổi lại nhận một phần phân bổ ngân sách từ chính phủ trung ương, dựa theo tỷ lệ thuế họ thu. Họ cũng có ngân sách đáng kể do hội đồng vùng quản lý, gồm các đại biểu được bầu ra trong các cuộc bầu cử cấp vùng.

Một trách nhiệm chính của các vùng là xây dựng và trang bị cho các trường trung học. Trong tháng 3 năm 2004, chính phủ trung ương Pháp công bố một kế hoạch gây tranh cãi nhằm chuyển giao quyền sắp đặt một số nhân viên trường học không giảng dạy nhất định sang cho nhà cầm quyền cấp vùng. Những người chỉ trích kế hoạch này cho rằng thuế thu được không đủ để trả cho chi phí phát sinh, và rằng các biện pháp như vậy làm tăng bất bình đẳng vùng miền.

Ngoài ra, các vùng còn có quyền quyết định đáng kể về chi tiêu hạ tầng, như giáo dục, giao thông công cộng, đại học và nghiên cứu, trợ giúp doanh nhân. Điều này có nghĩa là những người đứng đầu các vùng thịnh vượng như Île-de-France hay Rhône-Alpes có vị thế cao.

Các đề xuất nhằm trao cho các vùng quyền tự trị lập pháp hạn chế gặp phải phản đối đáng kể; những người khác đề xuất chuyển giao một số quyền nhất định từ các tỉnh sang các vùng tương ứng, khiến các tỉnh bị hạn chế quyền lực.

Kiểm soát cấp vùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Số vùng do các liên minh chính trị kiểm soát kể từ 1986.

Bầu cử Thống đốc Bản đồ
  Cánh tả   Cánh hữu   Khác
1986 5 21
1992 4 21 1
1998 10 15 1
Bầu cử Thống đốc Bản đồ
  Cánh tả   Cánh hữu   Khác
2004 23 2 1
2010 23 3
2015 7 8 2

Vùng hải ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng hải ngoại (tiếng Pháp: Région d'outre-mer) là một khái niệm gần đây, được trao cho các tỉnh hải ngoại có quyền lực tương tự như các vùng tại Chính quốc Pháp. Do là bộ phận toàn vẹn của Cộng hoà Pháp, họ có đại biểu trong Quốc hội, Thượng viện và Hội đồng Kinh tế-Xã hội, bầu một thành viên trong Nghị viện châu Âu, và sử dụng euro làm đơn vị tiền tệ. Mặc dù các lãnh thổ này đã có các quyền lực chính trị trên kể từ năm 1982, khi chính sách phân quyền của Pháp quy định rằng họ được bầu các hội đồng vùng cùng với quyền lực cấp cùng khác, song khái niệm "vùng hải ngoại" chỉ có từ sau sửa đổi hiến pháp năm 2003.

Các khu vực sau có địa vị vùng hải ngoại:

  • Tại Ấn Độ Dương (châu Phi)
    • Mayotte
    • Réunion
  • Tại châu Mỹ
    • Guyane thuộc Pháp tại Nam Mỹ
    • Guadeloupe tại Antilles (Caribe)
    • Martinique tại Antilles (Caribe)
Saint Pierre và Miquelon từng là một tỉnh hải ngoại, song bị hạ thành tập thể lãnh thổ vào năm 1985.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Carte des Régions” (bằng tiếng Pháp). INSEE. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ Jean-Marie Miossec (2009), Géohistoire de la régionalisation en France, Paris: Presses universitaires de France ISBN 978-2-13-056665-6.
  3. ^ La carte à 13 régions définitivement adoptée, Le Monde, ngày 17 tháng 12 năm 2014, accessed ngày 2 tháng 1 năm 2015
  4. ^ Quel nom pour la nouvelle région ? Vous avez choisi..., Sud-Ouest, ngày 4 tháng 12 năm 2014, accessed ngày 2 tháng 1 năm 2015
  5. ^ Nouveau nom de la région: dernier jour de campagne, Occitanie en tête
  6. ^ Journal officiel of ngày 17 tháng 1 năm 2015”. Légifrance (bằng tiếng Pháp). 17 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ http://www.placegrenet.fr/2016/05/31/auvergne-rhone-alpes-fini-consultation-laurent-wauquiez-a-tranche/91121
  8. ^ https://www.bourgognefranchecomte.fr/La-region-s-appellera-Bourgogne-Franche-Comte[liên kết hỏng],
  9. ^ “La nouvelle nomenclature des codes régions” (bằng tiếng Pháp). INSEE. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016.
  • x
  • t
  • s
Các đơn vị hành chính cấp một tại các quốc gia châu Âu
Quốc giacó chủ quyền
  • Albania
  • Andorra
  • Anh
  • Áo
  • Armenia2
  • Azerbaijan1
  • Ba Lan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bosnia và Herzegovina
  • Bồ Đào Nha
  • Bulgaria
  • Croatia
  • Đan Mạch
  • Đức
  • Estonia
  • Gruzia1
  • Hà Lan
  • Hy Lạp
  • Hungary
  • Iceland
  • Ireland
  • Kazakhstan1
  • Latvia
  • Liechtenstein
  • Litva
  • Luxembourg
  • Macedonia
  • Malta
  • Moldova
  • Monaco
  • Montenegro
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Pháp
  • Nga1
  • Romania
  • San Marino
  • Séc
  • Serbia
  • Síp2
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thổ Nhĩ Kỳ1
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Ukraina
  • Vatican
  • Ý
Quốc giađược công nhânhạn chế
  • Abkhazia2
  • Bắc Síp2
  • Kosovo
  • Nagorno-Karabakh2
  • Nam Ossetia2
  • Transnistria
1 Có một phần lãnh thổ nằm ngoài châu Âu. 2 Được cho là thuộc châu Âu vì nguyên nhân văn hóa, chính trị và lịch sử, song thuộc Tây Nam Á về mặt địa lý.

Từ khóa » Bản đồ Miền Nam Nước Pháp