Vùng đá Vôi Hà Nam – Ninh Bình

preloader X VÙNG ĐÁ VÔI HÀ NAM - NINH BÌNH

Ngôn ngữ:

Giới thiệu

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phía tây của tỉnh (chủ yếu ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi, phía đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng, với diện tích đất tự nhiên 86.193 ha; Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Vùng núi đá vôi ở đây là một bộ phận của dãy núi đá vôi Hòa Bình – Ninh Bình, có mật độ chia cắt lớn tạo nên nhiều hang động có thạch nhũ hình dáng kỳ thú. Xuôi về phía Đông là những giải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng.

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với dải đá trầm tích phía Tây và nằm ở điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với biển Đông nên địa hình bao gồm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển.

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033 ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 12.000 ha. 

Vùng núi đá vôi Hà Nam – Ninh Bình chủ yếu sinh thành trong thời kỳ từ Carbon – Pecmi đến Triat giữa (khoảng 235 triệu năm trước). Với phong cảnh đẹp, hữu tình, truyền thống văn dân tộc giàu bản sắc, tài nguyên phong phú, hệ sinh thái, môi trường cũng như đặc điểm địa chất – địa mạo đa dạng. Tiêu biểu là rừng Cúc Phương với 220 km2, 1944 loài thực vật bậc cao thuộc 224 họ, động vật có xương sống 541 loài, trong đó 319 loài chim, côn trùng có 2000 loài.

CCD đang làm gì?

Các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn các vùng đá vôi ở đây cũng như ở nhiều nơi khác ở Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích từ nhiều phía. Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển đang có các hoạt động hợp tác hiệu quả với Chi cục Kiểm lâm Hà Nam cùng các nhóm Cộng đồng địa phương ở Kim Bảng và Kim Bôi (Hòa Bình) và một số đối tác bảo tồn nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu, nâng cao nhận thức về Voọc mông trắng  (Trachypithecus delacouri). Qua đó, giúp giảm thiểu được các tác động bất lợi lên sinh cảnh nhằm bảo vệ và phục hồi được quẩn thể loài Voọc mông trắng ở Kim Bảng và các vùng phụ cận.

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển

  • Số 5, ngách 56/119 Phố Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Điện thoại: +84 (0) 246 682 0486
  • Email: info@ccd.org.vn

Lĩnh vực hoạt động

  • QUẢN TRỊ RỪNG VÀ TÀI NGUYÊN
  • QUẢN TRỊ CÁC KHU BẢO VỆ
  • BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
  • CHỐNG SĂN BẮT, BUÔN BÁN ĐỘNG THỰC VẬT HOANG DÃ VÀ TỘI PHẠM VỀ RỪNG
  • DU LỊCH VÀ TRẢI NGHIỆM
  • TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC
  • PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
  • HỢP TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

Đăng ký nhận tin

Leave this field empty if you're human:
  • facebook
  • instragram
  • youtube

© 2021 Tất cả bài viết bản quyền CCD.

  • Quản trị Rừng và Tài nguyên
  • Quản trị các khu bảo vệ
  • Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học
  • Chống săn bắt và buôn bán động, thực vật hoang dã và tội phạm về rừng
  • Du lịch và Trải nghiệm
  • Phát triển cộng đồng
  • Truyền thông và Giáo dục
  • Hợp tác và Hoạt động Dịch vụ

Từ khóa » đá Vôi Ninh Bình