Vùng đất Nam Bộ Từ Phù Nam đến Việt Nam - Tuyên Giáo An Giang

Top Banner
  • Trang chủ
  • AG-24h
  • Làm theo gương Bác
  • Sinh hoạt tư tưởng
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng
  • Thực tiễn-Kinh nghiệm
  • Nhịp cầu TG
  • Cuộc thi sáng tác...
Chào mừng quý vị đến với Trang Thông tin điện tử Tuyên giáo An Giang!
  • Thời sự tổng hợp
    • Trong tỉnh
    • Trong nước
    • Quốc tế
  • Xây dựng Đảng
    • Tổ chức
    • Kiểm tra
    • Dân vận - Mặt trận
    • Nội chính
    • Văn phòng cấp ủy
  • Tuyên truyền
    • An Giang 190 năm
    • Thi đua yêu nước
    • Ngày thành lập Đảng 3/2
    • Giải phóng miền Nam 30/4
    • Sinh nhật Bác Hồ 19/5
    • Sinh nhật Bác Tôn 20/8
    • Định hướng tuyên truyền
    • Đề cương tuyên truyền
    • Tư liệu báo cáo viên
    • Trao đổi nghiệp vụ
    • Phòng, chống dịch virus Corona
    • Phòng, chống dịch tả heo Châu Phi
  • Dư luận xã hội
    • Tình hình dư luận quan tâm
    • Điều tra xã hội học
    • Trao đổi nghiệp vụ
    • Phản hồi dư luận
  • Lý luận chính trị
    • Nghiên cứu nghị quyết
    • Nghiên cứu lý luận chính trị
  • Khoa giáo
    • Hoạt động khoa giáo
    • Bảo vệ môi trường
    • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
  • Văn hóa Văn nghệ
    • Đất và người An Giang
    • Hoạt động Văn hóa - Văn nghệ
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Lịch sử Đảng
    • Công tác lịch sử
    • Nhân vật sự kiện
    • Giới thiệu các ấn phẩm lịch sử
  • Đại hội XIII của Đảng
  • Đại hội XI Đảng bộ tỉnh
  • Bầu cử đại biểu QH&HĐND
  • Nông thôn mới
  • Người Việt dùng hàng Việt
  • Biển và Hải đảo Việt Nam
  • Văn bản Tuyên giáo
    • Văn bản mới
    • Tài liệu nghiệp vụ
  • Tư liệu - Văn kiện
    • Trung ương
    • Tỉnh ủy
Văn bản chỉ đạo
  • 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
  • Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới
  • Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024)
  • Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú

Truy cập hiện tại

Đang có 67 khách và không thành viên đang online

--- Liên Kết Website--- An Giang ngày mới Dòng An Giang Đảng bộ tỉnh An Giang Hệ thống thư điện tử AG Văn phòng điện tử
Công tác Lịch sử Đảng

Vùng đất Nam bộ từ Phù Nam đến Việt Nam

Được đăng: Thứ sáu, 17 Tháng 6 2016 15:21 Lượt xem: 56520 (TGAG)- Nam Bộ là một phần của lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ thể hiện rõ những luận cứ khoa học, phù hợp thông lệ quốc tế chứng minh quá trình thụ đắc lãnh thổ của dân tộc ta. Để hiểu rõ về vấn đề chủ quyền vùng đất Nam Bộ chúng ta cần hiểu rõ về 3 thời kỳ lịch sử lớn của vùng đất này: Vùng đất Nam Bộ dưới thời Phù Nam; Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp; Vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. I-Vùng đất Nam Bộ dưới thời Phù NamCăn cứ các thư tịch cổ và di vật thuộc nền văn hoá Óc Eo (là di tích văn hoá vật thể của Phù Nam1), các nhà khoa học đã khẳng định nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên, với trung tâm là vùng đất Nam bộ Việt Nam hiện nay.Trong thời kỳ hưng thịnh, nước Phù Nam phát triển thành một đế chế gồm: toàn bộ phần phía nam bán đảo Đông Dương (Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một phần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malacca, trung tâm vẫn là vùng Nam bộ Việt Nam. Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai- Đa Đảo ven biển có truyền thống hàng hải, thương nghiệp khá phát triển, có kinh nghiệm và tài nghệ trong làm thuỷ lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp.Đế chế Phù Nam bắt đầu quá trình suy yếu vào cuối thế kỷ VI. Nhân cơ hội này, vào đầu thế kỷ VII, Chân Lạp- một thuộc quốc của Phù Nam, do người Khmer xây dựng, lúc bấy giờ ở vùng trung lưu sông Mê Kông và khu vực phía Bắc Biển Hồ, lấy nông nghiệp là nghề chính để sinh sống, đánh chiếm một phần lãnh thổ của Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê-Kong- vùng Nam Bộ Việt Nam.Như vậy, chúng ta có thể khẳng định những điểm chính yếu ở thời kỳ này như sau:-Vùng đất Nam Bộ ngày xưa là trung tâm của nước Phù Nam.-Di vật thuộc văn hoá Óc Eo là di tích văn hoá vật thể của nước Phù Nam.-Chân Lạp do người Khmer xây dựng là một thuộc quốc của đế chế Phù Nam.II-Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân LạpChân Lạp phát triển thành một vương quốc độc lập vào thế kỷ VI và sau đó đánh chiếm một phần lãnh thổ của đế chế Phù Nam vào đầu thế kỷ VII. Như vậy, từ chỗ một vùng đất thuộc Phù Nam, sau năm 627 vùng đất Nam Bộ bị phụ thuộc vào Chân Lạp và được gọi là Thuỷ Chân Lạp để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp- vùng đất gốc của nước Chân Lạp.Trên thực tế, việc cai quản vùng Thuỷ Chân Lạp gặp nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khmer khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc- Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Vào nửa sau thế kỷ VIII, quân đội nước Srivijaya2 của người Java liên tục tấn công và chiếm Thủy Chân Lạp. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc.Một trở ngại nữa trong việc cai quản và khai phá vùng Thủy Chân Lạp là tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chămpa. Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mêkông và mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây. Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp cường thịnh, mở rộng lãnh thổ tận Nam Lào. Trong khi đó, dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này cũng không đậm nét.Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Chu Đạt Quan, một người có dịp đến vùng đất Nam Bộ vào năm 1296 – 1297, đã mô tả vùng đất này như sau: “hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng”.Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV, nước Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các vương triều Xiêm từ phía Tây, đặc biệt là từ sau khi Vương triều Ayuthaya hình thành vào giữa thế kỷ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431), Ayuthaya liên tiếp tiến công Chân Lạp.Sang thế kỷ XVI, và nhất là thế kỷ XVII, do sự can thiệp của nước Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Chân lạp bước vào thời kỳ suy vong. Trong bối cảnh như vậy, nước Chân Lạp hầu như không có khả năng kiểm soát, quản lý vùng đất còn ngập nước ở phía Nam, vốn là địa phận của vương quốc Phù Nam. Chúng ta có thể khẳng định những điểm cốt lõi trong thời kỳ lịch sử này như sau:-Chân Lạp đã chiếm vùng đất Nam Bộ bằng cách gây chiến tranh với Phù Nam.-Vùng đất Nam Bộ ngày xưa được gọi là Thuỷ Chân Lạp để phân biệt với vùng đất gốc Lục Chân Lạp của người Khmer.-Từ nửa sau thế kỷ VIII (đến năm 802)cũng bằng chiến tranh vùng đất Nam Bộ ngày xưa nằm dưới quyền kiểm soát của nước Srivijaya (của người Java).-Do phải tập trung khai phá vùng đất gốc Lục Chân Lạp, lo chiến tranh với Chămpa, đồng thời phải đối phó với với quân Xiêm xâm lấn nên vùng đất Nam Bộ ngày xưa hầu như không được Chân Lạp quan tâm quản lý, khai phá.III-Vùng đất Nam Bộ của Việt Nam1-Việt Nam khai phá vùng đất Nam Bộ Từ đầu thế kỷ XVII, trong bối cảnh Chân Lạp không đủ sức quản lý vùng đất phía Nam, đã có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận - Quảng đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ra những làng người Việt trên vùng này.Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống. Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.Sau cái chết của Chey Chetta II vào năm 1628, chính quyền Chân Lạp bị chia rẽ, nhiều cuộc chiến diễn ra giữa các phe phái với sự trợ giúp quân sự của một bên là nước Xiêm và một bên là chúa Nguyễn. Bối cảnh này giúp cho người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hoá ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện một số người trung thành với nhà Minh chống nhà Thanh đến khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất Nam Bộ, đẩy nhanh quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ. Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch (người vùng Quảng Tây) tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho); cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hoà- Đồng Nai. Vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân người Việt đến sinh cư lập nghiệp trước, nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Đà (Java)… tới buôn bán.Cùng thời gian này, Mạc Cửu là người Quảng Đông cũng vì việc nhà Minh sụp đổ nên chiêu tập dân, xiêu dạt đến vùng Mang Khảm (sau đổi thành Hà Tiên) lập thành 7 xã, thôn, cải tạo vùng đất hoang vu thành nơi buôn bán sầm uất. Mạc Cửu cát cứ vùng đất Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau (được gọi chung là Hà Tiên) thành khu vực của dòng họ mình, không lệ thuộc vào chính quyền Chân Lạp. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.Từ những sự kiện lịch sử trên, chúng ta có thể khẳng định:-Nước Chân lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất phía Nam.-Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ thế kỷ XVII.-Chúa Nguyễn bảo hộ cho quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ nên khẳng định quyền quản lý lãnh thổ đối với vùng đất này là một hệ quả tự nhiên.-Quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chủ yếu thông qua khai phá hoà bình kết hợp với đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành.2- Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền trên vùng đất Nam BộTừ thế kỷ XVII để thực thi chủ quyền, các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và lập ra các loại thuế. Phủ Gia Định thành lập năm 1698 gồm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định) quản lý hơn 4 vạn hộ. Sau năm 1774, vùng đất Nam Bộ chia thành 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Hà Tiên), mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.Triều Nguyễn (thành lập năm 1802) tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn, hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lý trong cả nước. Năm 1836 vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ Lục tỉnh Nam kỳ (vùng đất Nam Bộ ngày nay). Bên cạnh chính sách chính trị, quân sự, triều đình khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội, mở mang phát triển dinh điền, đồn điền, xây dựng thuỷ lợi, phát triển giao thông.Với ý thức về trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, chính quyền các chúa Nguyễn đã từng đánh bại các cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ của quân Xiêm. Các vua Nguyễn xây dựng hệ thống trường luỹ, đồn bảo trấn thủ dọc biên giới để bảo vệ vững chắc lãnh thổ.Tháng 12 năm 1845, ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên (Campuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam.Khi thực dân pháp xâm lược, chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, triều đình nhà Nguyễn đã kháng pháp, nhưng thất bại, phải ký các Hiệp định nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông (năm 1862) và 3 tỉnh miền Tây (năm 1874).Năm 1889, Pháp và Campuchia đã ký một loạt các văn bản pháp lý về hoạch định phân giới cắm mốc biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, khẳng định vùng Nam kỳ thuộc Việt Nam.Nhân dân Việt Nam đã không tiếc xương máu liên tục đứng lên đấu tranh kháng Pháp. Trước những thắng lợi liên tiếp của Việt Nam, ngày 4 tháng 6 năm 1949 tổng thống  Pháp Vincent Aurol ký Sắc luật số 49-733 trả lại Nam Kỳ cho “Nhà nước liên hiệp Việt Nam”. Đây là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ. Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định sau năm 1774, tổ chức hành chính của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đã được xác lập và kiện toàn. Các Hiệp ước ký kết giữa 3 nước Đông Dương, Các Hiệp ước An Nam nhượng cho Pháp các tỉnh Nam Kỳ, đặc biệt là Sắc Lệnh số 49-733 ngày 4 tháng 6 năm 1949 của Chính phủ Pháp trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam là những văn bản có giá trị pháp lý quốc tế, khẳng định vùng đất Nam Bộ thuộc chủ quyền của Việt Nam./. Nguyễn Thành Nhân ______________1- Các di tích đã khai quật nằm trên địa bàn các tỉnh Long An, Đồng  Tháp, An Giang, Kiên Giang và nhiều địa điểm khác thuộc đồng bằng Nam Bộ.2- Srivijaya là một liên minh gồm nhiều nhà nước từng tồn tại ở miền Đông Sumatra, bán đảo Malay và một phần đảo Borneo và Java, hình thành từ thế kỷ 7 hoặc thế kỷ 8 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 13. Trung tâm của liên minh này là nhà nước bá chủ của người Mã Lai mà kinh đô là Srivijaya –thuộc đảo Sumatra của Indonesia.Tài liệu tham khảo:-Lịch sử Đảng bộ An Giang, tập 1, Tỉnh ủy An Giang.-Lược sử vùng đất Nam Bộ- Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, NXB Thế giới.-Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tin khác
  • Phú Tân: Tọa đàm lần 2 - Lịch sử Đảng bộ xã Hiệp Xương (1975 - 2020)
  • Phú Tân: Đảng bộ xã Phú Long công bố Lịch sử Đảng bộ xã giai đoạn 1984-2020 và kỷ niệm 40 năm thành lập xã
  • Tri Tôn: Lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông và Lễ tưởng niệm lần thứ 16 - ngày mất cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
  • Phú Tân công bố Lịch sử Đảng bộ xã Tân Hòa giai đoạn 1975 - 2020
  • An Giang hưởng ứng Chiến dịch Điện Biên Phủ
  • Tân Châu họp mặt cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
  • An Giang: Tưởng niệm 3.157 nạn nhân Ba Chúc bị thảm sát trong Chiến tranh biên giới Tây Nam
Tiến tới đại hội đảng
Tin mới
  • Đại hội thành lập Hội Cựu Công an nhân dân huyện Chợ Mới
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Tịnh Biên tổ chức Hội nghị lần thứ 2 khóa XI, nhiệm kỳ 2024 - 2029
  • Biểu dương 35 gia đình hạnh phúc tiêu biểu ở 7 phường, xã TP Long Xuyên
  • Phú Tân: Tổ chức hội thi Rung chuông vàng “Thanh thiếu niên Phú Tân phòng, chống ma túy”
  • Thị đoàn Tịnh Biên đồng hành cùng các thí sinh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  • Bồi dưỡng nội dung diễn tập thiết quân luật, giới nghiêm trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh An Giang
  • Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang liên tiếp bắt giữ các đối tượng vận chuyển hàng hóa trái phép
  • Chương trình đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện Châu Thành với thanh niên năm 2024
Bài mới
  • Phú Tân chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em
  • Kiểm tra công tác tàu thuyền tại Lữ đoàn 962
  • Gặp gỡ gia đình anh Ngô Hồng Mạnh một gia đình hạnh phúc tiêu biểu xã Vĩnh Nhuận
  • Ông Huỳnh Văn Chép học tập làm theo gương Bác
  • Triển khai nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Tịnh Biên
  • Phú Tân: Tọa đàm lần 2 - Lịch sử Đảng bộ xã Hiệp Xương (1975 - 2020)
Xem nhiều
  • Tịnh Biên truyền thông phụ nữ khởi nghiệp
  • Chợ Mới: Khánh thành cầu kênh Thống Nhất
  • Khen thưởng 4 cá nhân giúp người vừa hoàn thành cách ly về quê an toàn trong lúc giãn cách xã hội
  • Tri Tôn tổ chức Hội nghị Báo cáo viên - Tuyên truyền viên tháng 6/2019
  • An Giang tăng cường các hoạt động giám sát dịch cúm H5N1
  • Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về vị trí, vai trò của phụ nữ
  • Huyện ủy Thoại Sơn tổ chức họp lệ tháng 8-2019
  • Không thể phủ nhận thành quả công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam
Giải phóng miền Nam Số lần xem các bài viết 38001453
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TUYÊN GIÁO AN GIANGCơ quan chủ quản: Tỉnh ủy An Giang. Giấy phép số 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21-01-2015. Chịu trách nhiệm: Trần Thị Thanh Hương, UVBTV-Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Địa chỉ: 06 Nguyễn Đăng Sơn, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.Điện thoại: (0296) 3955367 Fax: (0296) 3955160  DĐ: 0944932289Email BBT: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.Ghi rõ nguồn tuyengiaoangiang.vn khi sử dụng thông tin tại website này.

Từ khóa » đế Chế Phù Nam