Vùng Kinh Tế Trọng điểm Miền Trung Có điều Kiện Trở Thành Trung Tâm ...

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có điều kiện trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh - Ảnh 1.

Ông Trần Tuấn Anh - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế Trung ương - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: LÊ TRUNG

Ông Trần Tuấn Anh - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết tọa đàm có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá thực trạng liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian qua, thảo luận để tìm ra những giải pháp liên kết phát triển vùng trong thời gian tới.

Năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ra nghị quyết số 39 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.

Năm 2012, Bộ Chính trị có kết luận số 25 về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 39.

Theo đó, vùng 5 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, hàng chục di tích lịch sử, văn hóa, nhiều bãi biển đẹp, 3 di sản văn hóa thế giới, 1 khu dự trữ sinh quyển.

Bên cạnh đó, 4 sân bay, 4 khu kinh tế ven biển, 1 khu công nghệ cao và 19 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, có chiều dài đường bờ biển khoảng 600km, là cửa ngõ ra biển, là bệ đỡ, cầu nối trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

Đặc biệt có hệ thống cảng biển khá dày, hình thành con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới.

"Vùng có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải, phát triển cảng biển, dịch vụ cảng, kinh tế đảo và vận tải biển, phát triển các đội tàu, công nghiệp, đóng mới, sửa chữa tàu biển" - ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Được nghị quyết 39 định hướng phát triển để trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy, lôi kéo các địa phương khác, mà trước hết là các tỉnh trong vùng cùng phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển vùng còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của trung ương.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có điều kiện trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh - Ảnh 3.

Xuất khẩu sơmi rơmoóc sang thị trường Mỹ tại cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) - Ảnh: LÊ TRUNG

Ông Phan Việt Cường - bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - cho biết trước bối cảnh thách thức, yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của quá trình hội nhập, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các lợi thế dần bị thu hẹp, các thách thức về giao thông, môi trường, dân số, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của cả vùng.

Do đó việc đẩy mạnh liên kết với các tỉnh trong vùng theo nguyên tắc cùng nhau vượt qua khó khăn, có lợi, khai thác kết cấu hạ tầng kết nối nội vùng, liên vùng, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh các ngành, lĩnh vực nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương là hết sức cấp thiết.

Tọa đàm là dịp thảo luận các vấn đề trong liên kết phát triển vùng, đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy liên kết, phát triển vùng đi đúng hướng, thực sự trở thành vùng động lực, đầu tàu kinh tế mạnh, có sức lan tỏa lớn cho cả vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và cả nước.

Đánh thức tiềm lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đánh thức tiềm lực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

TTCT - Một cuộc hội thảo mang tên diễn đàn kinh tế miền Trung sẽ diễn ra tại Hội An vào ngày 25-4, do báo Tuổi Trẻ và Công ty truyền thông Hòa Nhan PR (TP.HCM) tổ chức, với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch - đầu tư và Phòng thương mại - công nghiệp VN cùng sự đăng cai của UBND tỉnh Quảng Nam.

Từ khóa » Các Trung Tâm Kinh Tế Và Vùng Kinh Tế Trọng điểm Miền Trung