Vũng Tàu Mà Em Biết Hoặc đã Có Dịp Trải Nghiệm - Ngữ Văn Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giải bài tập Online
- Đấu trường tri thức
- Dịch thuật
- Flashcard - Học & Chơi
- Cộng đồng
- Trắc nghiệm tri thức
- Khảo sát ý kiến
- Hỏi đáp tổng hợp
- Đố vui
- Đuổi hình bắt chữ
- Quà tặng và trang trí
- Truyện
- Thơ văn danh ngôn
- Xem lịch
- Ca dao tục ngữ
- Xem ảnh
- Bản tin hướng nghiệp
- Chia sẻ hàng ngày
- Bảng xếp hạng
- Bảng Huy hiệu
- LIVE trực tuyến
- Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập
Bài tập / Bài đang cần trả lời
Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp abcdefghi__lmnop Ngữ văn - Lớp 626/02/2022 10:46:13Giới thiệu một di tích, danh lam thắng cảnh của Bà Rịa – Vũng Tàu mà em biết hoặc đã có dịp trải nghiệm----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ------ Giới thiệu một di tích, danh lam thắng cảnh của Bà Rịa – Vũng Tàu mà em biếthoặc đã có dịp trải nghiệm.1 trả lời + Trả lời +4đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư +500k 916×Đăng nhập
Đăng nhập Đăng nhập với facebook Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1 trả lờiThưởng th.10.2024
Xếp hạng
Đấu trường tri thức +500K
40 Dulcie26/02/2022 15:28:47+5đ tặngBạch Dinh dọc theo bãi trước về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh. Bạch Dinh được người Pháp xây dựng năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta, dân địa phương quen gọi Bạch dinh là biệt thự trắng.Sau đó nhiều đời toàn quyền đông dương (người Pháp) cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên gọi là Villa Dugouverneur (Dinh toàn quyền).Sau này Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu cũng lấy Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên Bạch Dinh còn có tên là Dinh ông Thượng.Phía trước Bạch Dinh hướng ra biển. Tại đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước, núi nhỏ, núi lớn nhìn thẳng xuống ta sẽ thấy hòn Hải ngưu, đó là mũi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng một con trâu nằm dưới nước bây giờ Bạch dinh được là dùng nhà bảo tàng trưng bày cổ vật tìm được ở Hòn Cau - Côn Đảo.Tượng chúa Kitô:Theo đường vòng núi nhỏ (đường Hạ Long) từ bãi trước qua bãi Dứa đến mũi Ninh Phong. Tượng chúa được xây dựng từ năm 1972 những công trình bị bỏ dở, do yêu cầu cuả đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất. Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng.Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu.Hải Đăng:Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1907, lúc đầu đặt ở mỏm thấp của núi nhỏ, thắp bằng dầu năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn có đường kính 3 mét cao 18 mét được làm trên đỉnh cao nhất của núi nhỏ có độ cao 170 mét.Hải đăng Vũng Tàu dọi xa đến 35 hải lưu có kính viễn vọng để theo dõi tàu và hướng dẫn thuyền trên biển.Núi Lớn:Vũng Tàu có hai hòn núi là Núi Lớn và Núi Nhỏ. Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có ba đỉnh lớn là Vũng Mây, Núi Lớn và Hòn Sụp.Theo đường Núi Lớn (đường Trần Phú ) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ đến chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi Trước dài 10 km, đường dốc quanh co, trên là núi, dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ lên thơ. Có nhiều thắng cảng dọc đường đi như tượng Đức mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh ...Núi Nhỏ:Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170 m. Về truyền thuyết, Núi Nhỏ mang tên Tao Phùng kể về câu chuyện giữa người con gái vua Thuỷ Tề và một chàng trai làng chài.Theo đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ bãi trước qua Bãi Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong và ra Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và đẹp. Hai bên đường có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá, tượng Chúa Kitô, Hòn Bà ...Lăng cá ông:Lăng Cá Ông nằm trên đường Hoàng Hoa Thám , trong khuôn viên rộng và thoáng mát trong cả quần thể gồm đền thần Thắng Tam và miếu Bà Ngư Hành. Chuyện kể rằng, vào thế kỷ XIX có một đầu cá Ông rất lớn trôi dạt vào Bãi Sau. Đầu cá to đến nỗi không thể kéo lên bờ nên ngư dân địa phương phải lấy gỗ, tre rào lại cho thịt rữa hết rồi tháo từng khớp xương rửa sạch đem về thờ tại một miếu sơ sài tại Bãi Trước. Cùng thời gian đó ở Cần Giờ, có một thân cá và ở Long Hải có một đuôi cá dạt vào bờ. Do vậy trong giới ngư phù có một truyền thuyết cho rằng Cá Ông này là vị Tướng quân được Long Vương ra lệnh phải bảo vệ và giúp đỡ thuyền bè qua lại trong vùng biển này. Những vị Tướng quân này không hoàn thành nhiệm vụ khiến cho chiếc tầu bị đắm trong cơn bão tố, nên Long Vương nổi giận hạ lệnh chém làm ba khúc.Đối với ngư dân khắp vùng biển phía Nam thì Cá Ông được xem là loài linh thiêng thường hay cứu giúp những con thuyền gặp sóng to gió lớn. Vì vậy mỗi khi có xác Cá Ông trôi dạt vào bờ, thì người đầu tiên trông thấy được coi là con trưởng nam, phải có bổn phận để tang và lo toan việc chôn cất xác cá thật chu đáo. Khoảng 40 năm sau lại có một xác Cá Ông lớn trôi vào Bãi Sau, dân làng được tin kéo tới đem xác cá lên bờ rồi chôn cất tử tế. Đến năm 1911, ngư dân địa phương chung nhau góp tiền xây một Lăng tại khu vực lăng hiện nay, rồi đào xương cá Ông này và dời xương cá Ông trước đó về thờ trong lăng. Từ đó Lăng được nhiều lần tu bổ và đến tháng 4 năm 1969 được sửa chữa có hình dáng như hiện nay. Giữa lăng là bàn thờ được trạm trổ công phu các hình long, ly, quy, phụng giao đầu, cá hoá Rồng giỡn sóng. Phía sau bàn thờ là ba tủ kính lớn đựng xương cá. Tủ bên trái đựng xương cá Ông nhỏ vớt được trong những lần sau. Ngày vua Ông (ngày Giỗ) được định vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.Vào ngày nay, ngư dânVũng Tàu kéo về làm lễ cúng bái rất linh đình, trọng thểCảng Cầu Đá:Cảng Cầu Đá được xây dựng tế năm 1896 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, đồng thời phục vụ cho việc bốc xếp về kho, hàng hoá phục vụ cho thành phố nghỉ mát và các căn cứ quân sự.Tiền cảng Vũng tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m được kè bằng đá đổ bê tông chạy dài tế mũi phía bắc Núi Nhỏ ra giữa biển, song song với bãi trước. Đê cảng Vũng Tàu được kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc đó phê duyệt và thi công.Tiền cảng được xây dựng và sử dụng chưa tới bảy năm đã hư hỏng do những tính toán sai lầm của người Pháp. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng cấp quốc gia.Hòn Bà:Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.Miếu Bà hiện nay có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m. Trong là điện thờ các vị thần linh. Bên dưới có một tầng hầm dài 6m rộng 3m, trước kia tếng là nơi hội họp bí mật của đồng bào yêu nước chống đế quốc.Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.Căn cứ Minh Đạm:Núi Châu Long - Châu Viên ở đông Nam huyện Long Đất ,Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 30km. Từ Đông xang Tây dài 8km điểm cao nhất là 355m. Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Dãy núi này là căn cứ chống Pháp, Mỹ của Tỉnh uỷ Bà Rịa và Huyện uỷ Long Điền. Năm 1948 đổi tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của hai đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ Long Điền đã hy sinh tại đây.Căn cứ Minh Đạm bao gồm 4 khu : Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng.Căn cứ Minh Đạm được công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/QĐ VHTT ngày 18/01/1993 của Bộ Văn Hoá Thông Tin.Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu:Ngôi nhà lưu niệm nữ liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang công an nhân dân Võ Thị Sáu thật đơn sơ, khiêm nhường bên tỉnh lộ 23 ,cách thị xã Bà Rịa 12km về phía Tây, thuộc xã Phước Long Thọ, Huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài rộng 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kế sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân. Nối giữa phòng ngoài và vòng trong là một hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà.Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư¬ tỉnh lộ 32 là khu công viên tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn mùa bát ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió.Địa đạo Long Phước:Thuộc xã Long Phước thị xã Bà Rịa là căn cứ cách mạng của tỉnh Bà Rịa Long Khánh. Năm 1948 nhằm bảo tồn lực lượng và củng cố phong trào cách mạng, đảng bộ Long Phước phát động phong trào đào hầm bí mật trong toàn xã. Tiền thân chọn là căn hầm nhà ông Năm Hồi với chiều dài 300 mét nhờ đó tháng 10 năm 1949 lực lượng vũ trang cách mạng đã chiến thắng cuộc càn quét của giặc Pháp giữ vững xam ấp và cơ sở cách mạng.Năm 1963 địa đạo được khôi phục và phát triển ở ấp Nam Tây chiều dài 200 mét, có cấu trúc thêm giao thông hào, ụ chiến đấu kho lương thực, kho về khu, hầm cứu thương.Địa đạo đã trở thành thế trận vững chắc để lực lượng cách mạng bám trụ kiên cường đánh bại nhiều cuộc tấn công lấn chiếm của địch góp phần cùng quân dân cả nước giải phóng miền Nam.Ngày 09 tháng 1 năm 1990 bộ văn hoá Thông tin - Thể thao-Du lịch đã ra quyết định số 34/HVQĐ công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cho trùng tu lại khu di tích địa đạo Long Phước và đón khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.Căn cứ núi Dinh:Núi Dinh chạy hình vòng cung theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Đỉnh cao nhất là núi Ông Trịnh cao 504m, phần còn lại thoải dần về 2 phía. Đầu thế kỷ 20, ở đây là rong nguyên sinh với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, nhiều lại cây gỗ qúi hiếm.Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là căn cứ cách mạng, trải dài trên một diện tích có địa hình phức tạp, hiểm trở. Mỗi hốc đá, bờ suối đều tạo lên những kỳ tích anh hùng. Những địa danh như¬ Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang, Mai Chùa Diệu Linh, Hang Dơi đều làm nhiều thế hệ bồi hồi xúc động.Suối nước nóng Bình Châu:Khu du lịch nước nóng Bình Châu nằm cách huyện Xuyên Mộc khoảng 30 km, theo quốc lộ 23. Nằm giữa rừng nguyên sinh rộng tới 7000 ha, một bầu nước sôi với hơn 70 điểm phín nước lộ thiên, vùng có nước nóng hoạt động rộng hơn 1 km vuông, gồm nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy có lưu lượng nhỏ. vùng hồ rộng nhất khoảng 100 m vuông với độ sâu hơn 1m. Đây là điểm nóng nhất, nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 64 độ và đáy nước là 84 độ. Những nơi nông, nước chỉ nóng khoảng 40 độ, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh.Khu du lịch này đã được đầu tư thành nơi phục vụ đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. Du khách có thể tắm nước nóng trong bồn tại phòng riêng hay chọn ở hồ hoặc tự nhiên giữa thiên nhiên tại các dòng mương dẫn nước khoáng nóng.Rừng nguyên sinh Bình Châu:Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một quẩn thể cảnh quan đa dạng, có sức thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.Khu rừng cấm quốc gia Bình Châu - Phước Bửu nằm dọc theo ven biển, thuộc phía nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này trải dài trên đại phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Địa hình rừng cấm tương đối bằng phẳng, những ngọn đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt và hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên đã tạo lên cảnh quan tuyệt đẹp.Với hệ thực vật phong phú, đa dạng, có tới 113 họ, 408 chi, 661 loài trong đó có rất nhiều loại cây qúi hiếm. Dưới tán rừng là vô số loại cây cảnh sinh sống như thiên tuế, vạn tuế, mai, lan ... Động vật có 178 loài thuộc 70 họ, 29 bộ, 36 loài thú như voi, báo, khỉ, voọc, heo, hoẵng ... 96 loài chim, 33 loài bò sát ...Giữa rừng già hoang sơ, du khách sẽ gặp dòng sông Hòa êm đềm chảy về biển. Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một trong những khu rừng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 194, đưa rừng Bình Châu - Phước Bửu vào danh mục rừng cấm quốc gia.Cầu Tàu:Cầu Tàu được khởi công xây dựng vào văn 1873,với chiều dài là 107m, từ mép lộ trước cổng dinh Chúa Đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại di tích lịch sử này. Trong hơn một thế kỷ qua chọn là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá đó đã đè nát bao nhiêu thân tù khi họ đưa nó từ núi Chùa về đây. Cái thời đau thương ấy như vẫn còn âm vang trong từng phiến đá và có câu trường hận của tù nhân : "Côn Lôn ơi, viên đá mạng người....".Cầu Tàu đã từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách Mạng Tháng Tám (1945) thành công ở Côn Đảo. Trên 2000 tù nhân đã trở về tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 4/5/1975 trên chuyến tàu đầu tiên ra giải phóng Côn Đảo 500 bức ảnh Bác Hồ được in lụa đã được chuyển tới Cầu Tàu để về đất liền, chấm dứt hơn một thế kỷ "địa ngục trần gian " nơi Côn Đảo.Côn Đảo:Là quần đảo Côn Lôn bao gồm 14 đảo lớn nhỏ nằm ở phía Nam Tây Nam biển Đông cánh Vũng Tàu 97 hải lưu ,cánh mũi Cà Mau 100 hải lưu. Là quần đảo có diện tích rộng 76.71km, dân cư thưa thớt. Hòn đảo lớn nhất gọi là Côn Đảo (Còn có tên là Phú Hải ) rộng 51.52km vuông.Côn Đảo là trung tâm Kinh tế - Chính trị - Xã hội của quần đảo. Côn Đảo có 200km bờ biển, có rừng rậm quốc gia rộng 6.043ha là rừng nguyên sinh. Có thảm thực vật phong phú, có rất nhiều loại động vật qúi hiếm vùng nhiệt đới.Côn Đảo có ngư trường lớn, phạm vi đánh bắt hải sản rộng rất thuận tiện cho các hoạt động dịch vụ phục vụ khai thác xây dựng cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu. Có nhiều thắng cảnh và bãi tắm nổi tiếng.Nghĩa trang Hàng Dương:Được quy hoạch rộng 190.000m2. Bao gồm khu A, khu B và khu C.Theo ước định có khoảng 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo, tuy nhiên không phải tất cả đã nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù này được lập đầu tiên ở Chuồng Bò sau đó chuyển lên Hàng Keo. Tính đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) nghĩa trang lịch sử này đã tròn 35 tuổi.Khu A nghĩa trang, nơi có phần mộ của cụ Nguyễn An Ninh và đồng chí Lê Hồng Phong, là nơi chôn những ngôi mộ đầu tiên. Năm 1944 khu A đã chôn chật mộ nhà tù mở rộng nghĩa trang về phía Nam tức khu B hiện nay.Hài cốt của lớp tù nhân trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía Nam nơi có ngôi mộ của người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Hài cốt của lớp tù nhân chống Mỹ được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chuyển sang khu C.Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao áo. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/07/1980. Dưới chân bức tượng có ghi dòng chữ "Vĩnh biệt các đồng chí". Nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang Hàng Dương với hàng ngàn nấm mộ có tên và không có tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta.Rừng nguyên sinh Côn Đảo:Rừng nguyên sinh Côn Đảo là khu bảo tồn quốc gia rộng 6.043ha trên 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn ,được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km .Quần đảo bao gồm 3 hệ sinh thái : Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, Rừng đồi cát khô, Rừng đước và rừng sau đước.Những khảo sát sơ bộ cho thấy có khoảng 361 loài cây thuộc về 22 lớp, 71 họ, 191 giống đại diện cho vùng khu hậu Việt Nam.Trong đó có 26 loại cây lấy gỗ (Với nhiều loại cây gỗ qúi như : lát, quăng, sao, giáng hương...), và có 76 loại cây thuốc dân tộc.Khu rừng có 100 loài chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp : 18 loại động vật có vú; 62 loài chim; 19 loài bò sát; 6 loài ếch và 150 loại động vật thân mềm. Đông vật qúi có Sac đen, Sac da đỏ, Sac bay, khỉ vàng, đại bàng biển, trăn...Hòn Trứng trong quần đảo là nơi trú ngụ của các loài chim biển với mật độ dày đặc có thể so sánh với sân chim ở miền Tây Nam Bộ.Trong biển có những bãi Hải Sâm lớn, nơi cư ngụ của các Heo. Những bãi biển của hòn Bảy Cạnh, hòn Tre Lớn là nơi sinh đẻ của Voọch và đồi mồi. Nhiều hang, vách đá của hòn Cau, hòn Tre Nhỏ, vịnh Đầm Tre ... là nơi trú ngụ của chim yến.Khu rừng bảo tồn quốc gia Côn Đảo là bức tranh thu nhỏ, thiên nhiên rừng Việt Nam. Tại đây người ta đã bắt đầu phát hiện được những di tích lịch sử văn hoá cổ. Tương lai Côn Đảo đáng được nghiên cứu hoạch định để Côn Đảo có thể trở thành một trong những trung tâm du lịch thiên nhiên hấp dẫn nhất vùng Đông Nam á .Thắng cảnh Suối Tiên:Đã từ lâu, du khách trong và ngoài nước đều gọi khu du lịch Suối Đá, Suối Tiên là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi này.Suối Đá, Suối Tiên đều bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh cao 491m do những dòng suối nhỏ chảy men theo các vách núi, sườn đồi hợp thành chảy êm đềm uốn lượn quanh những rừng cây tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú.Núi Dinh với rất nhiều vách núi đẹp tự nhiên khi nhìn từ xa có hình chú voi khổng lồ nằm chầu về phía biển. Những chùm hoa cương trần trụi, bám đầy địa y xen lẫn rêu phong, có lẽ hàng ngàn năm rồi đá nằm ngủ trong rừng sâu nay bỗng thức giấc, có rất nhiều những tảng đá cao với hình khối sống động: Đây là hai tảng đá đứng gần nhau như hai mẹ con lâu ngày gặp nhau đang ngồi trò truyện, còn kia là cảnh một hòn đá giống chú bé con đang hờn dỗi mẹ, kế đó là cảnh một cụ già đang ngồi trầm tư với con mắt đang thả vào cõi mông lung, xa thẳm...Dọc theo suối còn có những thạch bàn phẳng lỳ nằm nghiêng nghiêng khá rộng, bạn có thể ngồi hay nằm nghỉ khi dừng chân, ở đây bạn có thể nghe tiếng suối ào ạt tuôn chảy từ đỉnh thác của suối Tiên đổ xuống tạo thành những giếng trời khá sâu nước trong xanh có thể nhìn thấy những hòn sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung toé, hơi nước hoà vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. Từ tháng 7 - 8, suối cuộn mình tung bọt trắng xoá để tới tháng 10 khi bắt đầu vào mùa khô dòng suối hiền hoà trở lại. Du lịch suối Đá, bạn nên chuẩn bị giày thể thao và một chiếc gậy nhỏ để đi dọc các bờ và vượt thác, qua đoạn đường gập ghềnh và dốc trơn, bạn có thể dừng chân nghỉ hoặc tắm ở những giêng nước nhân tạo trong mát.Từ Suối Đá đến Suối Tiên phải vượt qua 600m đường rừng quanh co. Tương truyền ở nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời thường xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng suối này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới về trời. Hiện nay ở phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là dấu chân tiên. Có lẽ người xưa qúa yêu cảnh sắc nơi đây nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyến ảo: Suối Tiên. Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.Tổ đình Thiên Thai & thắng cảnh Dinh Cố:Tổ đình Thiên Thai - nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ) - được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hoà Thượng Thích Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay.Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích tương đối rộng (6ha), được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là : điện chính (Thiên Thai), Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp (được xây dựng năm 1936). hai câu đối bằng chữ Hán trước cửa Thạch Động: "Tá thạch vi tường thục lão tăng cùng đáo đế, Vĩ phong tác chiến thuỳ chi đại đạo lạc vô cương"(tạm dịch: Đá mượn làm tường, ai có biết lão tăng nghèo đến thế; Gió dùng thay quạt, người đâu hay đạo lạc vô cương.)Cụ tổ Thiên Thai đạo hiệu Huệ Đăng (ngọn đèn Huệ soi sáng mãi tương lai ), tên thật là Lê Quang Hoá, sanh năm 1873 tại xã An Đông, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Lê Quang Hoá tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp từ năm 17 tuổi. Năm 1895 phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng thất bại. Nhiều cơ sở, tổ chức ở Bình Định bị phá vỡ, anh em chiến sỹ bị bắt, bị tù đày. Ông tìm đường vào Nam và đi tu. Nhưng hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong lòng bậc chân tu, thể hiện trong cuộc sống, trong giảng dạy đạo pháp Phật giáo cho đệ tử, đã đào tạo được nhiều tăng ni yêu nước. Những người trụ trì Thiên Thai đều thực hiện theo tinh thần đạo pháp gắn với dân tộc. Sư tổ Huệ Đăng vốn quen biết cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đầu mới dựng chùa, cụ phó bảng có ghé thăm và ở lại Thiên Thai một đêm để đàm đạo với Huệ Đăng.Rời tổ đình Thiên Thai, du khách rẽ trái theo con đường tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú Long Đất,Tân Thành vàn xa xa là Xuyên Mộc mờ ảo...Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng công phu trên những khối đá lớn, tương truyền đó là miếu thờ một hiền nữ, còn gọi là Dinh Cố. Không biết trước khi có danh sơn trên, núi Dinh Cố còn có tên gọi nào khác ?Một số người say mê tìm hiểu lịch sử địa phương cho rằng núi Dinh Cố xưa được gọi là núi Bà Rịa. Nếu quả thật như vậy thì giữa ngôi miếu thờ một hiền nữ không tên không tuổi được sử tịch ghi chép và lưu truyền kia với Bà Rịa, một nhân vật lịch sử có thật có mối quan hệ gì chăng?Núi Dinh Cố không cao lớn, hình dáng như một chiếc nón khổng lồ úp trên cánh đồng Tam An. Lên Dinh Cố, du khách không quên vào miếu Hiền Nữ thắp hương. Theo nhân dân Tam An, từ khi Bà Cố qua đời ngọn núi này trở nên linh thiêng. Người ta truyền rằng đến đây dâng hương, cầu mong cuộc sống gặp nhiều may mắn, hạnh phúc sẽ được toại nguyện. Những huyền thoại thần bí về Bà Cố có thể đã được nhân dân thêu dệt thêm rất nhiều, âu đó cũng là mơ ước về con người tư đức, công hạnh để nhân dân tôn kính ngưỡng mộ. Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập Trả lời nhanh trong 10 phút và nhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Giới thiệu một di tích; danh lam thắng cảnh của Bà Rịa – Vũng Tàu mà em biết hoặc đã có dịp trải nghiệmNgữ văn - Lớp 6Ngữ vănLớp 6Bạn hỏi - Lazi trả lời
Bạn muốn biết điều gì?
GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệmTham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu nêu cảm nhận của em về một chi tiết trong truyện truyền thuyết mà em yêu thích (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiDấu chấm phẩy trong câu dùng để làm gì (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiCâu văn "Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương" (Ngữ văn - Lớp 6)
4 trả lờiĐoạn thơ sử dụng phép tu từ nào (Ngữ văn - Lớp 6)
3 trả lờiTừ nào sau đây là từ láy? (Ngữ văn - Lớp 6)
4 trả lờiỞ đoạn cuối truyện sau khi chôn cất dế choắt, dế mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của dế choắt (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiEm hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật cây bàng, đất mẹ, lão già mùa đông, nàng tiên mùa xuân, để gợi tả tả điều gì kì diệu ấy của thiên nhiên (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiViết đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ "Dòng sông mặc áo" (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiThảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường (Ngữ văn - Lớp 6)
3 trả lờiTrình bày ý kiến về một hiện tượng (xuất hiện) đời sống (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhấtTổng kết của bài văn Những người cùng khổ - Nguyên Hồng (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiViết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiNếu được đặt nhan đề khác cho văn bản "Những người cùng khổ", em sẽ đặt là gì? (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiĐặt câu với các từ sau (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiHãy làm 1 bài thơ lục bát (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiKể lại truyện cô gió mất tên ngắn gọn nhất (Ngữ văn - Lớp 6)
4 trả lờiTrình tự triển khai ý của văn bản, vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiTìm hiểu nội dung Văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lờiViết bài thơ lục bát về tình yêu quê hương đất nước 2 khổ (Ngữ văn - Lớp 6)
2 trả lờiViết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai bài ca dao trên (Ngữ văn - Lớp 6)
1 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhấtPhần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. Cuộc sống luôn ẩn ...
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão ...
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. ...
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN “Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy ...
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi? Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như ...
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Chị Thao quay mặt ra cửa hang, lại uống nước trong bi đông. Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca ...
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: GỬI TỚI ĐẢO XA Trên bản đồ chỉ là những chấm xanh Mà thiêng liêng trong tim gợi nhớ Ơi đảo xa những đêm không ngủ Đảo quê hương, đảo của ta ơi Cờ đỏ tung bay rực rỡ giữa trùng khơi Bốn ...
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...] Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây ...
Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cây bút thần - Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng ...
Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải ...
Xem thêmHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Học ngoại ngữ với Flashcard
Bảng xếp hạng thành viên12-2024 11-2024 Yêu thích1Quang Cường1.257 điểm 2Đặng Mỹ Duyên1.143 điểm 3Chou994 điểm 4ngân trần898 điểm 5Kim Mai634 điểm1Ngọc10.573 điểm 2ღ_Hoàng _ღ9.661 điểm 3Vũ Hưng8.029 điểm 4Quang Cường7.707 điểm 5Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm1Cindyyy669 sao 2ღ_Dâu _ღ571 sao 3ngockhanh546 sao 4BF_Zebzebb534 sao 5Jully451 saoThưởng th.10.2024 |
Bảng xếp hạng |
Trang chủ | Giải đáp bài tập | Đố vui | Ca dao tục ngữ | Liên hệ | Tải ứng dụng Lazi |
Giới thiệu | Hỏi đáp tổng hợp | Đuổi hình bắt chữ | Thi trắc nghiệm | Ý tưởng phát triển Lazi | |
Chính sách bảo mật | Trắc nghiệm tri thức | Điều ước và lời chúc | Kết bạn 4 phương | Xem lịch | |
Điều khoản sử dụng | Khảo sát ý kiến | Xem ảnh | Hội nhóm | Bảng xếp hạng | |
Tuyển dụng | Flashcard | DOL IELTS Đình Lực | Mua ô tô | Bảng Huy hiệu | |
Đấu trường tri thức | Thơ văn danh ngôn | Từ điển Việt - Anh | Đề thi, kiểm tra | Xem thêm |
Từ khóa » Giới Thiệu Về Nhà Tròn Bà Rịa
-
Du Lịch Nhà Tròn Bà Rịa - Thành Phố Bà Rịa
-
Thuyết Minh Về Nhà Tròn Bà Rịa - HOCMAI Forum
-
Nhà Tròn - Biểu Tượng Lâu đời Của Bà Rịa
-
Nhà Tròn Bà Rịa – Vũng Tàu - Du Lịch ABC
-
Nhà Tròn Bà Rịa - Cổng Thông Tin điện Tử Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Bất Ngờ Với Kiến Trúc độc đáo Của Nhà Tròn
-
Địa điểm Du Lịch Bà Rịa - Nhà Tròn
-
Nhà Tròn Bà Rịa
-
Nhà Tròn - Thành Phố Bà Rịa - Wikimapia
-
Bà Rịa - Nhà Tròn - Hello Group
-
Những địa Danh đã Làm Nên Lịch Sử - Báo Bà Rịa Vũng Tàu
-
Nhà Tròn [Khám Phá Vẻ Đẹp] - TOP9
-
Phiêu Lưu Cùng Di Tích Lịch Sử Cách Mạng - Facebook
-
Tập Tin:Nhà Tròn, đường Cách Mạng Tháng Tám, Thị Xã Bà Rịa-Vũng ...