Vũng Tàu Với Công Tác Trùng Tu Tôn Tạo Và Phát Huy Giá Trị Di Tích Lịch ...
Có thể bạn quan tâm
Di sản văn hóa là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay không những được biết đến như một địa phương có nhiều thuận lợi cho sự tăng trưởng vùng kinh tế phía Nam, góp phần cùng cả nước phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà còn được biết đến như một địa phương có nhiều thế mạnh về một vùng đất còn bảo tồn nhiều giá trị di sản văn hóa. Ngoài hệ thống các di tích lịch sử văn hóa độc đáo, còn có rất nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể là những lễ hội truyền thống, dân gian đặc sắc đang được bảo lưu và tiếp tục hoà mình cùng dòng chảy với cuộc sống hiện tại và tương lai. Toàn bộ di sản văn hóa vật chất, tinh thần đó, là kết quả tất yếu xuất phát từ nguồn lực thiên nhiên và nhân văn trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 49 di tích được xếp hạng, trong đó: 28 di tích cấp quốc gia; 01 di tích quốc gia đặc biệt và 20 di tích cấp tỉnh) do ngành Văn hóa, Thể thao quản lý, đồng thời phân cấp cho các huyện, thị thành phố trên địa bàn tỉnh quản lý nhằm huy động sức mạnh toàn dân chung tay bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
I. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử chiến thắng Bình Giã
- Đôi nét về giá trị lịch sử của di tích:
- Thắng lợi rực rỡ của chiến dịch Bình Giã, Đông Xuân 1964 -1965 có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Đây được coi là chiến dịch dài ngày nhất và thắng lợi to lớn nhất từ trước đến năm 1965. Thắng lợi của chiến dịch góp phần tạo nên bước ngoặt so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra cục diện chiến tranh có lợi cho ta, góp phần quan trọng đánh bại “ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
- Chiến thắng Bình Giã còn phản ánh về trình độ tổ chức, chỉ huy, thực hành chiến dịch của lực lượng ba thư quân, đặc biệt là quân chủ lực Miền. Thắng lợi về quân sự đã hỗ trợ tích cực cho phong trào chính trị của quần chúng trong và ngoài địa bàn chiến dịch, Đồng thời là thực tiễn sinh động cho các lực lượng vũ trang Nam bộ. Chiến thắng Bình Giã còn gây tiếng vang lớn trong nước và trên thế giới.
- Chiến thắng Bình Giã đến nay đã trải qua 55 năm, chiến dịch diễn ra và kết thúc trên địa bàn khá rộng, thời gian đã làm thay đổi nhiều về địa hình, cảnh quan… Những chứng tích tiêu biểu còn lại của di tích hiện nay gồm:
1.1. Chi khu quân sự Đức Thạnh: thuộc thị trấn Ngãi giao, huyện Châu Thành (cũ) – Châu Đức ngày nay). Chi Khu có chiều dài 350m, rộng 250m, diện tích trên 87.000m2. Trong chiến dịch Bình Giã, chi khu Đức Thạnh là một trong những mục tiêu quan trọng mà lực lượng vũ trang ta tập trung tiêu diệt nên bị hư hỏng trầm trọng. Hiện chỉ còn một số công trình như: nhà Chi khu trưởng, hầm phòng thủ, hầm Sở chỉ huy, hầm cố thủ. Hiện nay, khu vực này đã được quy hoạch đầu tư xây dựng thành công viên và Tượng đài chiến thắng Bình Giã.
1.2. Ngã ba Bình Giã:
Địa điểm này đã ghi lại chiến công 95 ngày đêm của lực lượng chủ lực Miền và quân dân Bà Riạ-Long Khánh đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt nhiều sinh lực địch và phương tiện chiến tranh, góp phần đánh bại chiến thuật “ trực thăng vận” và “thiết xa vận” của Mỹ-Ngụy.
1.3. Ngã ba sông Cầu
Tại địa điểm này, hồi 13h30’ ngày 9/12/1964, Trung đoàn 762 đã tiêu diệt gọn chi đoàn thiết xa của địch gồm 14 chiếc, diệt trên 100 tên địch, trong đó có 9 cố vấn Mỹ, thu trên 50 súng,bắn cháy 7 trực thăng …
1.4. Ngã ba Quảng Giáo
Địa điểm ghi lại chiến công của chủ lực Miền cùng quân dân Bà Rịa -Long Khánh đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến.
– Chiến thắng Bình Giã đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2754-QĐ/BT ngày 15 tháng 10 năm 1994.
- Công tác Trùng tu, tôn tạo di tích:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh, Ngành VHTT đã tham mưu UBND tỉnh trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả bước đầu, còn nhiều vấn đề phải quan tâm, đầu tư, giải quyết những bất cập để di tích thực sự bền vững và phát huy có hiệu quả. Hiện nay, di tích mới được đầu tư các công trình tôn tạo:
- Tượng đài Chiến thắng Bình Giã: Do ngân sách tỉnh đầu tư, đã được Sở Văn hoá – Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) bàn giao cho UBND huyện Châu Đức quản lý, sử dụng và phát huy giá trị.
Tượng đài chiến thắng Bình Giã nằm sát bên quốc lộ 56, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khuôn viên tượng đài rộng 20.000m2, gồm vườn hoa, khu tượng đài, đền thờ và các công trình phụ… Thân tượng cao 26m, màu ghi sáng, đặt trên bệ đá hoa cương đen cao 3m với ba bàn tay nắm chặt đốc lê, phía trên là ba lưỡi lê vươn lên nền trời xanh. Hai bên tượng đài là hai bức phù điêu (dài 7m, cao 3m) được ghép từ hàng ngàn mảnh gốm màu Bát Tràng (Hà Nội). Tượng đài chiến thắng Bình Giã là nơi ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Bia giới thiệu di tích:
+ Ngã ba Bình Giã: xã Bình Giã, huyện Châu Đức.
+ Ngã ba Quảng Giáo: xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức.
+ Ngã ba Sông Cầu: xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức.
- Công tác phát huy giá trị di tích tại Nhà bảo tàng và di tích:
Hiện nay, Nhà Bảo tàng tỉnh đang dần hoàn thành công tác trưng bày nội thất, trong đó có dành một không gian rộng và trang trọng để tái hiện lại “Chiến thắng Bình Giã” qua việc trưng bày trực quan bằng tài liệu, hiện vật gốc, hình ảnh, sa bàn, mô hình 3D…
Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí của trung tâm thành phố biển Vũng Tàu – một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của cả nước. Do vậy, ngay từ đầu, Lãnh đạo cùng CBVC Bảo tàng đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch liên kết với các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh để trở thành một điểm đến trong hành trình tham quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của du khách. (Một số công ty như: Công ty CP du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Vungtautourist, Viettravel… ). Gắn kết các hoạt động bảo tàng với các doanh nghiệp du lịch trên cơ sở thực hiện minh bạch về trách nhiệm và quyền lợi của bảo tàng và doanh nghiệp, vì sự phát triển chung của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa và phát triển du lịch.
- Chủ động kết nối để ký kết với ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chương trình phối hợp giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập về lịch sử, tự nhiên, văn hóa địa phương ngay tại bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Chủ động liên hệ với các trường học của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về di tích lịch sử văn hóa của tỉnh, về hiện vật bảo tàng tỉnh. Bảo tàng tỉnh sẽ liên hệ với các lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử để nói về các chuyên đề văn hóa lịch sử của tỉnh nhân các ngày lễ lớn như Giải phóng miền Nam 30/4, Quốc khánh 2/9, Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, “Chiến thắng Bình Giã”….
- Kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hoạt động về lĩnh vực di sản văn hóa (Bảo tàng vũ khí cổ, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các nhà sưu tập cổ vật,….) để tổ chức các cuộc thi về văn hóa nghệ thuật, triển lãm hội họa, tranh ảnh, kí họa chiến trường,… hướng đến trở thành một hoạt động định kỳ của bảo tàng.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch ký kết với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện các chương trình giới thiệu, quảng bá về bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu với nội dung và hình thức hấp dẫn, phù hợp với các đối tượng, được gắn kết với việc giới thiệu, quảng bá về các tuyến du lịch, nhất là du lịch lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái.
Việc giáo dục truyền thống thông qua bảo tàng và các di tích Lịch sử cách mạng có nội dung gắn với môn học lịch sử trong sách giáo khoa của nhà trường phổ thông. Vì vậy việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di tích là một điều rất bổ ích. Từ đó các em hiểu được truyền thống đấu tranh cách mạng của cha anh và bài học lịch sử ở trường đã được nâng lên và được củng cố kiến thức cho thêm phần sinh động, sâu sắc.
II. Những tồn tại và thách thức:
Di tích Lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh hiện nay có số lượng tương đối lớn, nằm ở nhiều huyện, thành phố. Cùng với các di tích lịch sử – văn hoá, di tích lịch sử cách mạng góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu nước đồng thời cũng thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, khát vọng tự do của nhân dân. Ngày nay, việc phát huy giá trị của các di tích ấy có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng.
- Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử – văn hoá, là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật, địa điểm …) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.
- Những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là những tác động của cơ chế thị trường cũng đã và đang tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân các di tích cùng môi trường cảnh quan của các di tích.
- Công tác tuyên truyền, phát huy tác dụng di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Việc tham quan, học tập tại các di tích mang tính bắt buộc, chỉ đạo thực hiện khiên cưỡng.
- Công tác trưng bày tại nhà Bảo tàng tỉnh còn thiếu nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu liên quan đến “Chiến thắng Bình giã”, nên việc trưng bày, giới thiệu trực quan cho du khách, học sinh, sinh viên cũng gặp không ít khó khăn.
- Tác động của sự phát triển du lịch thực tiễn những năm qua cũng chứng minh rằng, các di sản văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước và du khách quốc tế. Bên cạnh những thành tựu và hiệu quả không thể phủ nhận của hoạt động du lịch, tình trạng hoạt động du lịch hỗn tạp với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, của nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt chẽ đã làm cho hiệu quả văn hóa của các hoạt động du lịch bị suy giảm, làm cho cảnh quan văn hóa của các cơ sở văn hóa – du lịch đã và đang bị ảnh hưởng ngày càng lớn hơn.
III. Đề xuất giải pháp:
Những thách thức nói trên nếu chúng ta không kịp thời khắc phụ thì nguy cơ trong một thời gian không xa sẽ làm mất dần đi những di sản văn hóa quý giá mà cha ông ta gây dựng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, việc nghiên cứu để bảo tồn phát huy di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh nói chung và Di tích Lịch sử Chiến thắng Bình Giã nói riêng là hết sức cần thiết, cần phải có những giải pháp thích hợp, khoa học nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức đó:
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến Luật di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản văn hóa và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn việc thực thi trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc kết hợp với việc tăng cường xử lý các hành vi vi phạm để từng bước tạo lập và duy trì kỷ cương đến toàn dân trên địa bàn tỉnh;
- Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước và nước ngoài cùng đông đảo các rầng lớp nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa;
- Tập trung đầu tư xây dựng nguồn lực con người đảm bảo cho sự phát triển của lĩnh vực này, trong đó lưu ý vấn đề đào tạo thuyết minh viên tại di tích. Xây dựng quy chế bảo vệ, phối hợp và tổ chức các hoạt động, phân rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao trông nom, bảo vệ di tích;
- Phối hợp giữa cơ quan đơn vị chức năng văn hoá du lịch địa phương kết nối cùng các công ty lữ hành trong ngoài tỉnh để thực hiện hoạt động Marketing hỗn hợp trên cơ sở xây dựng chương trình nhằm mở rộng loại hình du lịch di sản văn hoá, du lịch sinh thái, văn hóa ẩm thực, lễ hội làng nghề truyền thống sẵn có ở địa phương. Các chương trình này được giới thiệu, khai thác và thực hiện thường xuyên cũng là dịp để phát triển văn hóa-du lịch bền vững.
- Tại nhà Bảo tàng,ngoài việc trực tiếp nghe thuyết minh hướng dẫn khách tham quan có thể tìm hiểu sâu hơn về nội dung, ý nghĩa của di tích thông qua hiện vật, một số ấn phẩm được xuất bản như sách, tờ rơi, băng đĩa CD…
Bên cạnh đó còn phải sử dụng website để giới thiệu về “Chiến thắng Bình Giã” nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khái quát về những giá trị của di tích.
Trần Anh Thiện PGĐ Bảo tàng BR-VT
Từ khóa » Di Tích Bà Rịa Vũng Tàu
-
Địa điểm Lịch Sử ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Tripadvisor
-
DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG ...
-
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa BRVT - Sở Văn Hóa & Thể Thao
-
Top 10 Thắng Cảnh ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Tripadvisor
-
Dấu ấn Văn Hoá, Lịch Sử định Hình Trong Sản Phẩm Du Lịch Bà Rịa
-
Văn Hóa Xã Hội | Cổng Thông Tin điện Tử Đảng Bộ Tỉnh Bà Rịa
-
4 địa điểm Du Lịch Lịch Sử Tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Thể Loại:Di Tích Tại Bà Rịa – Vũng Tàu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bảo Tồn Di Tích 600 Năm Tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu - VOV
-
Những Di Tích Cách Mạng đặc Biệt ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Hànộimới
-
Xếp Hạng 7 Di Tích Quốc Gia đặc Biệt - Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Bà Rịa - Vũng Tàu Tiến Hành Khai Quật Di Tích Vòng Thành Đá Trắng
-
Bà Rịa-Vũng Tàu Yêu Cầu Xử Lý Việc Khai Thác đá, Lấn Chiếm đất ...