Vùng Thủ đô Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt

Vùng thủ đô Hà NộiHanoi Capital RegionHanoi Metropolitan Area
—  Vùng đô thị  —
Vị trí Vùng thủ đô Hà Nội với Thành phố Hà Nội là đô thị trung tâm của vùngVị trí Vùng thủ đô Hà Nội với Thành phố Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng
Quốc gia Việt Nam
Bao gồm 1 Thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh lân cận
  • - Bắc Giang
  • - Bắc Ninh
  • - Hà Nam
  • - Hà Nội
  • - Hải Dương
  • - Hòa Bình
  • - Hưng Yên
  • - Phú Thọ
  • - Thái Nguyên
  • - Vĩnh Phúc
Các thành phố lớn khác - Việt Trì (Phú Thọ)  - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)  - Phúc Yên (Vĩnh Phúc)  - Thái Nguyên (Thái Nguyên)  - Phổ Yên (Thái Nguyên)  - Sông Công (Thái Nguyên)  - Bắc Giang (Bắc Giang)  - Bắc Ninh (Bắc Ninh)  - Từ Sơn (Bắc Ninh) - Hải Dương (Hải Dương)  - Chí Linh (Hải Dương)  - Hưng Yên (Hưng Yên)  - Phủ Lý (Hà Nam)  - Hòa Bình (Hòa Bình)
Diện tích
 • Vùng đô thị24.389,5 km2 (9.416,8 mi2)
Dân số
 • Vùng đô thị19.795.805 (1/4/2.019) [1]
 • Mật độ vùng đô thị812/km2 (2.102/mi2)

Vùng thủ đô Hà Nội là một trong hai vùng đô thị Việt Nam theo quy hoạch của Bộ Xây dựng nhằm định hướng phát triển đô thị (tránh nhầm lẫn với 6 "vùng kinh tế - xã hội", hay 4 "vùng kinh tế trọng điểm" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập nhằm quản lý kinh tế - xã hội). Vùng thủ đô Hà Nội lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội hiện nay bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km².[2] Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.

Cùng với Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng và Chính phủ Việt Nam định hướng phát triển 2 vùng đô thị này trở thành các siêu đô thị và đại đô thị tầm cỡ khu vực và thế giới. Trong đó, Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng thành một "vùng đô thị cực lớn" (Mega Urban Region).[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đô thị trong vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, cũng như sự đô thị hóa nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 2000 mới có nghiên cứu do Bộ Xây dựng Việt Nam chủ trì về việc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đóng góp của chuyên gia nước ngoài.

Tháng 5 năm 2008, theo đề nghị số 11/TTr-BXD ngày 6 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức ban hành quyết định số 490/QĐ-TTg[4] thành lập Vùng thủ đô Hà Nội và quy hoạch định hướng phát triển vùng đô thị này đến năm 2020 tầm nhìn 2050. Khi đó, phạm vi quy hoạch của Vùng Thủ đô Hà Nội chỉ bao gồm thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây(đã được sát nhập vào Hà Nội), Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Đến tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành quyết định số 1758/QĐ-TTg[5] điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Phạm vi của vùng được tăng lên gồm Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh là: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (tăng thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.

Tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc căn cứ theo đề nghị bổ sung của Bộ Xây dựng lại tiếp tục ban hành quyết định 768/QĐ-TTg[6] điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Theo đó, số tỉnh thành của Vùng Thủ đô Hà Nội vẫn giữ nguyên là 10 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên định hướng phát triển đô thị của từng địa phương đã được quy định cụ thể hơn về vai trò, cũng như đặc trưng, lợi thế riêng và việc chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển lẫn nhau của các đô thị trong toàn vùng.

Các đơn vị hành chính trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Vùng Thủ đô Hà Nội gồm có Thành phố Hà Nội là trung tâm và 9 tỉnh lân cận, là:

  • Bắc Ninh (từ 2008)
  • Hà Nam (từ 2008)
  • Hà Nội (từ 2008)
  • Hà Tây (từ 05/2008, đến 08/2008 sáp nhập vào Hà Nội)
  • Hải Dương (từ 2008)
  • Hòa Bình (từ 2008)
  • Hưng Yên (từ 2008)
  • Vĩnh Phúc (từ 2008)
  • Bắc Giang (từ 2012)
  • Phú Thọ (từ 2012)
  • Thái Nguyên (từ 2012)

Ranh giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vực Miền Bắc (Việt Nam).

  • Phía đông giáp các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ.
  • Phía tây giáp các tỉnh còn lại của Vùng Tây Bắc (Việt Nam) (sau khi chuyển Hòa Bình về vùng Hà Nội).
  • Phía nam giáp các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ và Thanh Hóa.
  • Phía bắc giáp các tỉnh còn lại của Vùng Đông Bắc (Việt Nam) (sau khi chuyển các tỉnh trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang về vùng Hà Nội).

Hiện trạng của các đô thị trong vùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, toàn vùng có 29 đô thị lớn:

STT Tên đô thị Vai trò Trực thuộc Loại đô thị Diện tích(km²) Dân số(người)[7][8] Mật độ(người trên km²)[9]
1 Hà Nội Thành phố trực thuộc trung ương Đô thị loại đặc biệt 3.359,82 8.053.663 2.397
2 Bắc Ninh Thành phố thuộc tỉnh Bắc Ninh Đô thị loại I 82,64 247.702 2.997
3 Hải Dương Hải Dương 111,68 241.373 2.161
4 Việt Trì Phú Thọ 111,75 214.777 1.921
5 Thái Nguyên Thái Nguyên 222,93 340.403 1.526
6 Bắc Giang Bắc Giang Đô thị loại II 258,29 326.354 1.263
7 Phủ Lý Hà Nam 87,64 158.212 1.805
8 Vĩnh Yên Vĩnh Phúc 50,39 119.128 2.364
9 Phổ Yên Thái Nguyên Đô thị loại III 258,88 231.363 895
10 Sông Công Thái Nguyên 98,37 69.382 705
11 Hòa Bình Hòa Bình 348,65 101.674 292
12 Hưng Yên Hưng Yên 73,42 116.356 1.585
13 Phúc Yên Vĩnh Phúc 120,13 106.002 882
14 Từ Sơn Bắc Ninh 61,08 186.004 3.045
15 Chí Linh Hải Dương 282,91 171.879 608
16 Phú Thọ Thị xã Phú Thọ 64,6 70.653 1.094
17 Sơn Tây Hà Nội 113,5 145.856 1.285
18 Mỹ Hào Hưng Yên Đô thị loại IV 79,37 112.752 1.421
19 Thuận Thành Bắc Ninh 117,83 199.577 1.694
20 Việt Yên Bắc Giang 171 229.216 1.340
21 Quế Võ Bắc Ninh 155,1 219.929 1.418
22 Kinh Môn Hải Dương 165,33 172.541 1.044
23 Duy Tiên Hà Nam 120,92 137.150 1.134
24 Yên Phong Huyện Bắc Ninh 96,93 211.048 2.177
25 Hùng Sơn Thị trấn Thái Nguyên 14,63 ~ 15.000 ~ 1.025
26 Chũ Bắc Giang 12,84 14.625 1.139
27 Thắng Bắc Giang 11,35 18.833 1.659
28 Lương Sơn Hòa Bình 17,3 27.149 1.569
29 Đồi Ngô Bắc Giang 13,69 20.206 1.476
30 Như Quỳnh Hưng Yên 7,04 20.951 2.976

Hiện nay, toàn vùng gồm:

  • 1 đô thị loại đặc biệt: thành phố Hà Nội
  • 4 thành phố là đô thị loại I: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên và Việt Trì.
  • 3 thành phố là đô thị loại II: Bắc Giang, Phủ Lý và Vĩnh Yên.
  • 9 đô thị loại III gồm 7 thành phố: Phúc Yên, Từ Sơn, Chí Linh, Hòa Bình, Hưng Yên, Sông Công, Phổ Yên và 2 thị xã: Phú Thọ, Sơn Tây.
  • 14 đô thị loại IV gồm 8 thị xã: Chũ, Kim Bảng, Kinh Môn, Mỹ Hào, Duy Tiên, Quế Võ, Thuận Thành, Việt Yên và 2 huyện: Hiệp Hòa, Yên Phong và 4 thị trấn: Hùng Sơn (Đại Từ), Lương Sơn (Lương Sơn), Đồi Ngô (Lục Nam), Như Quỳnh (Văn Lâm).

Từ nay tới năm 2050, vùng thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư phát triển theo hướng hình thành ba tiểu vùng đô thị trực thuộc: Đó là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận (trong phạm vi từ 25 dến 30 km từ vùng đô thị trung tâm) và vùng đô thị vệ tinh ở ba phía: Tây, Đông và Đông Nam, Bắc và Đông Bắc.

Bốn thành phố trong đó có đô thị trung tâm là Hà Nội ngoài ra còn có ba đô thị vệ tinh là Vĩnh Yên, thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương sẽ là 4 đô thị đối trọng nhau có chức năng và nhiệm vụ như nhau, đô thị Vĩnh Phúc, đô thị Bắc Ninh và đô thị Hải Dương sẽ giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao.

Dân số

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm năm 2006, dân số toàn vùng thủ đô Hà Nội là 12,462 triệu người trong đó 3,26 triệu người sống ở khu vực thành thị. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các vùng đô thị Việt Nam
  • Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
  • Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh
  • Vùng duyên hải Bắc Bộ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tổng cục thống kê”. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vùng gồm 7 tỉnh, sau khi Hà Tây, 4 xã của Hòa Bình và huyện Mê Linh được sáp nhập vào Hà Nội, vùng thủ đô Hà Nội bao gồm Hà Nội và 6 tỉnh xung quanh là Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
  3. ^ “Vùng đô thị cực lớn ở Việt Nam”. Báo Điện tử Xây dựng. 7 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ “Quyết định về việc Phê duyệt quy hoạch xây dựng Vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  5. ^ “Quyết định về việc Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  6. ^ “Quyết định về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  7. ^ Dân số của hầu hết các đơn vị hành chính được tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2019
  8. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  9. ^ Mật độ dân số của hầu hết các đơn vị hành chính được tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2019

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trang chủ Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội Lưu trữ 2013-10-15 tại Wayback Machine
  • Tràng An Nguyễn (08/03/2008), "Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ rộng 13.436km2, gồm 8 tỉnh, TP", VietNamNet.
  • Quyết định số 490/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050
  • Hà Nội sắp được mở rộng Đoàn Loan, VnExpress, 4/1/2007, 05:50 GMT+7
  • Danh sách các chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải Viện Chiến lược @ Phát triển GTVT cập nhật 19/09/2011 8:38 GMT+7
  • x
  • t
  • s
Hà Nội
  • Du lịch
  • Giao thông (đường sắt đô thị • xe buýt • xe buýt nhanh)
  • Lịch sử (hành chính)
  • Tên gọi
  • Văn hóa
  • Vùng thủ đô
Chính quyền
  • Bộ Tư lệnh Thủ đô
  • Bưu điện
  • Hội đồng nhân dân
  • Luật Thủ đô
  • Ủy ban nhân dân
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
  • Thành ủy
  • Tòa án nhân dân
Hành chính
Quận (12)
  • Ba Đình
  • Bắc Từ Liêm
  • Cầu Giấy
  • Đống Đa
  • Hà Đông
  • Hai Bà Trưng
  • Hoàn Kiếm
  • Hoàng Mai
  • Long Biên
  • Nam Từ Liêm
  • Tây Hồ
  • Thanh Xuân
Thị xã (1)
  • Sơn Tây
Huyện (17)
  • Ba Vì
  • Chương Mỹ
  • Đan Phượng
  • Đông Anh
  • Gia Lâm
  • Hoài Đức
  • Mê Linh
  • Mỹ Đức
  • Phú Xuyên
  • Phúc Thọ
  • Quốc Oai
  • Sóc Sơn
  • Thanh Oai
  • Thanh Trì
  • Thạch Thất
  • Thường Tín
  • Ứng Hòa
Danh sách
  • Bài hát về Hà Nội
  • Công trình kiến trúc thuộc địa Pháp
  • Đại sứ quán
  • Đơn vị hành chính
  • Hồ
  • Tòa nhà cao nhất
  • Trường đại học, học viện và cao đẳng
  • Trường THPT
  • x
  • t
  • s
Vùng thủ đô Hà Nội
Thành phố hạt nhân
  • Thủ đô Hà Nội
Tỉnh vệ tinh (9)
  • Bắc Ninh
  • Hà Nam
  • Hải Dương
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Vĩnh Phúc
  • Bắc Giang
  • Phú Thọ
  • Thái Nguyên
Đô thị
Đặc biệt (1)Hà Nội
Loại I (4)
  • Bắc Ninh
  • Hải Dương
  • Việt Trì
  • Thái Nguyên
Loại II (3)
  • Bắc Giang
  • Phủ Lý
  • Vĩnh Yên
Loại III (9)
  • Chí Linh
  • Hòa Bình
  • Hòa Bình
  • Phổ Yên
  • Phú Thọ
  • Phúc Yên
  • Sông Công
  • Sơn Tây
  • Từ Sơn
Loại IV (14)
  • Chũ
  • Duy Tiên
  • Đồi Ngô
  • Hiệp Hòa
  • Hùng Sơn
  • Kim Bảng
  • Kinh Môn
  • Lương Sơn
  • Như Quỳnh
  • Mỹ Hào
  • Quế Võ
  • Thuận Thành
  • Việt Yên
  • Yên Phong
  • x
  • t
  • s
50 vùng đô thị đông dân nhất thế giới
   
  1. Tokyo
  2. Jakarta
  3. Delhi
  4. Manila
  5. Seoul
  6. Mumbai
  7. Thượng Hải
  8. New York
  9. São Paulo
  10. Thành phố México
  1. Quảng Châu–Phật Sơn
  2. Thâm Quyến
  3. Bắc Kinh
  4. Dhaka
  5. Osaka–Kobe–Kyōto
  6. Cairo
  7. Moskva
  8. Băng Cốc
  9. Los Angeles
  10. Kolkata
  1. Lagos
  2. Buenos Aires
  3. Karachi
  4. Istanbul
  5. Tehran
  6. Thiên Tân
  7. Kinshasa–Brazzaville
  8. Thành Đô
  9. Rio de Janeiro
  10. Lahore
  1. Lima
  2. Bengaluru
  3. Paris
  4. Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Luân Đôn
  6. Bogotá
  7. Chennai
  8. Nagoya
  9. Hyderabad
  10. Johannesburg
  1. Chicago
  2. Đài Bắc
  3. Vũ Hán
  4. Đông Hoản
  5. Hà Nội
  6. Trùng Khánh
  7. Onitsha
  8. Kuala Lumpur
  9. Ahmedabad
  10. Luanda
  • x
  • t
  • s
Vận chuyển nhanh tại vùng thủ đô Hà Nội
Đường sắt quốc gia
  • Bắc - Nam
  • Cao tốc Bắc - Nam
  • Bắc Hồng - Văn Điển
  • Đồng Đăng
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Quan Triều
  • Kép - Cái Lân
  • Yên Viên – Cái Lân
  • Kép – Lưu Xá
  • Phủ Lý – Thịnh Châu
Đường sắt khu vực
  • Lưu Xá – Trại Cau
  • Quan Triều – Núi Hồng
  • Tiên Kiên - Bãi Bằng
  • Tiên Kiên - Lâm Thao
Hanoi Metro
Hoạt động
  • T2A Tuyến 2A
  • T3 Tuyến 3 (Nhổn ~ Cầu Giấy)
Đang xây dựng
  • T3 Tuyến 3 (Kim Mã ~ Hà Nội)
Kế hoạch
  • T1 Tuyến 1
  • T2 Tuyến 2
  • T4 Tuyến 4
  • T5 Tuyến 5
  • T6 Tuyến 6
  • T7 Tuyến 7
  • T8 Tuyến 8
Monorail
  • M1 Monorail 1
  • M2 Monorail 2
  • M3 Monorail 3
Tramway
  • Tàu điện Hà Nội (1901 - 1993)
Xe buýt
  • Hanoi BRT  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11 
  • Tuyến xe buýt Hà Nội
Tàu thủy công cộng
  • Phà Đông Xuyên
  • Phà Vạn Phúc
  • Phà Mễ Sở
  • Phà Âu Lâu (không hoạt động)
Bến xe công cộng
  • Hà Nội
    • Mỹ Đình
    • Giáp Bát
    • Nước Ngầm
    • Gia Lâm
    • Yên Nghĩa
Các nhà ga lớn
Đường sắt
  • Hà Nội
  • Gia Lâm
  • Vĩnh Yên
  • Thái Nguyên
  • Bắc Giang
  • Bắc Ninh
  • Hải Dương
  • Phủ Lý
  • Việt Trì
Sân bay
  • Nội Bài
Sân baytrực thăng
  • Gia Lâm
  • Hòa Lạc
Cổng thông tin:
  • Hà Nội

Từ khóa » Bản đồ Hà Nội Và Các Tỉnh Lân Cận