Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập – Wikipedia Tiếng Việt

Vườn quốc gia Bù Gia Mập
IUCN II (Vườn quốc gia)
Vị trí Vườn quốc gia Bù Gia MậpVị trí Vườn quốc gia Bù Gia MậpVị trí tại Việt Nam
Vị trímiền Nam Việt Nam
Thành phố gần nhấtĐồng XoàiNearest city: Đồng Xoài
Tọa độ12°13′0″B 107°09′0″Đ / 12,21667°B 107,15°Đ / 12.21667; 107.15000
Diện tích260,32 km²
Thành lập2002 Thành lập: 2002
Cơ quan quản lýUBND tỉnh Bình Phước

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyển ở miền Đông Nam Bộ, Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia này được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 170/2002/QĐ-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2002.

Vị trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, trên địa bàn xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, tại vị trí cực Bắc của tỉnh. Phía Đông vườn quốc gia này là tỉnh Đắk Nông, phía Tây Bắc là biên giới Việt Nam - Campuchia. Tọa độ từ 12°08′30″ tới 12°17′30″ vĩ bắc, và từ 107°03′30″ đến 107°14′30″ kinh đông.

Quy mô

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, nhưng trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.376 ha, bao gồm: 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Đăk Nông.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Bù Gia Mập vừa là nơi bảo tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm, đồng thời vừa là rừng phòng hộ đầu nguồn cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơ và thủy điện Cần Đơn. Ngoài ra, nó còn phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái. Đây là nơi bảo tồn các nguồn gien quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú đặc trưng cho miền Đông Nam Bộ.

Hệ động thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thực vật ở đây có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Các khu rừng nơi đây vẫn còn đảm bảo tính chất của rừng nguyên sinh, với đa số thuộc những loài cây họ Dầu và họ Đậu, quý hiếm như: cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc,... Ngoài ra vườn có 278 giống cây dược liệu.

Vườn bao gồm nhiều kiểu rừng:

  • kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (rừng dầu rụng lá theo mùa, còn gọi là rừng khộp);
  • kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (rừng lồ ô xen cây gỗ).

Hệ động vật của vườn quốc gia này gồm rất nhiều loài động vật hoang dã, tất cả có 437 loài.

  • Về có thú có 73 loài, trong đó có 59 loài có mặt trong sách đỏ Việt Nam như: gấu chó, báo gấm, sói lửa, bò tót, bò rừng, gấu ngựa, voi, chà và chân đen,... Vườn quốc gia là nơi cư trú của nhiều loại động vật thuộc bộ Linh trưởng như: khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, voọc ngũ sắc, voọc xám,...
  • Các loài chim thì vườn có 168 loài, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như: gà lôi, chim hồng hoàng, chim hồng tía, dù dì phương Đông, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim công, gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám...
  • Bò sát có 30 loài trong đó 12 loài ghi trong sách đỏ.
  • Các nhà khoa học cũng đã xác định được hơn 200 loài động vật của vườn có thể làm dược liệu như: khỉ, rắn, trăn, tắc kè, ong mật, bìm bịp,...
  • x
  • t
  • s
Vườn quốc gia tại Việt Nam
Vùng trung du vàmiền núi phía Bắc

Ba Bể · Bái Tử Long · Du Già · Hoàng Liên · Phia Oắc – Phia Đén · Tam Đảo · Xuân Sơn

Thực vật trên núi đá vôi, dạng thực vật điển hình tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Đồng bằng Bắc Bộ

Ba Vì · Cát Bà · Cúc Phương · Xuân Thủy

Bắc Trung Bộ

Bạch Mã · Bến En · Phong Nha – Kẻ Bàng · Pù Mát · Vũ Quang

Nam Trung Bộ

Núi Chúa · Phước Bình · Sông Thanh

Tây Nguyên

Bidoup – Núi Bà · Chư Mom Ray · Chư Yang Sin · Kon Ka Kinh · Tà Đùng · Yok Đôn

Đông Nam Bộ

Bù Gia Mập · Cát Tiên · Côn Đảo · Lò Gò – Xa Mát

Tây Nam Bộ

Mũi Cà Mau · Phú Quốc · Tràm Chim · U Minh Hạ · U Minh Thượng

  • x
  • t
  • s
Du lịch Bình Phước
Thắng cảnhVQG Cát Tiên • VQG Bù Gia Mập • Thác Số 4 • Thác Đăk Mai • Thác Voi • Thác Mơ • Thác Đứng • Trảng cỏ Đồng Nai • Trảng cỏ Bàu Lạch • Hang Bà Bảy Tuyết • Núi Bà Rá • Hồ Dầu Tiếng
Lịch sử-Văn hóaBệnh viện Lộc Ninh • Đình thần Hưng Long • Sóc Bom Bo • Chùa Sóc Lớn • KDL ST Mỹ Lệ • Mộ tập thể 3000 người
Lịch sử-Cách mạngChiến thắng Tàu Ô • Căn cứ Quân giải phóng miền Nam  • Nhà giao tế Lộc Ninh • Căn cứ Bộ chỉ huy miền Tà Thiết • Bến đò Thôn 1 • Phú Riềng Đỏ • Căn cứ Quân uỷ - Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam • Căn cứ Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1973–1975) • Kho xăng Lộc Quang - VK98 • Kho xăng Lộc Hòa - VK99 • Nhà tù núi Bà Rá • Sân bay Lộc Ninh
Lễ hộiLễ hội Quả Điều Vàng Việt Nam • Tết mừng lúa mới (Người M'Nông)
Di sản UNESCOĐờn ca tài tử Nam Bộ
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Wikivoyage có cẩm nang du lịch về Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Từ khóa » Bù Gia Mập ở đâu