Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin – Wikipedia Tiếng Việt

Vườn quốc gia Chư Yang Sin
IUCN II (Vườn quốc gia)
Vườn quốc gia Chư Yang SinVườn quốc gia Chư Yang Sin
Vị trí Vườn quốc gia Chư Yang SinVị trí Vườn quốc gia Chư Yang SinVị trí tại Việt Nam
Vị tríTây Nguyên, Việt Nam
Thành phố gần nhấtBuôn Ma ThuộtNearest city: Buôn Ma Thuột
Tọa độ12°52′37″B 108°26′17″Đ / 12,87694°B 108,43806°Đ / 12.87694; 108.43806
Diện tích589,47 km²
Thành lập2002 Thành lập: 2002
Cơ quan quản lýủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Được thành lập theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa bàn các xã: Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã: Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya Brô đến đường phân thủy sông Krông Ana. Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân thủy giữa Đắk Cao và Đắk Phơi. Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đắk Lắk và Lâm Đồng. Phía Bắc: bắt đầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju - Chư Jang Bông đến suối Ea Ktuor.

Toạ độ địa lý:

Từ 12°14′16″ đến 13°30′58″ vĩ bắc Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh đông

Diện tích[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng diện tích là: 58.947 ha

Trong đó gồm:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 19.401 ha

Phân khu phục hồi sinh thái: 39.526 ha

Phân khu hành chính, dịch vụ: 20 ha

Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Mục tiêu, nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo vệ mẫu chuẩn các hệ sinh thái rừng trên núi cao Tây Nguyên, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm.

Nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái,...

Góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Bảo vệ rừng đầu nguồn sông Serepôk, Mê Kông, điều hoà và cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

Đa dạng sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam); 203 loài chim; 46 loài thú được ghi nhận có mặt ở đây.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • x
  • t
  • s
Vườn quốc gia tại Việt Nam
Vùng trung du vàmiền núi phía Bắc

Ba Bể · Bái Tử Long · Du Già · Hoàng Liên · Phia Oắc – Phia Đén · Tam Đảo · Xuân Sơn

Thực vật trên núi đá vôi, dạng thực vật điển hình tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Đồng bằng Bắc Bộ

Ba Vì · Cát Bà · Cúc Phương · Xuân Thủy

Bắc Trung Bộ

Bạch Mã · Bến En · Phong Nha – Kẻ Bàng · Pù Mát · Vũ Quang

Nam Trung Bộ

Núi Chúa · Phước Bình · Sông Thanh

Tây Nguyên

Bidoup – Núi Bà · Chư Mom Ray · Chư Yang Sin · Kon Ka Kinh · Tà Đùng · Yok Đôn

Đông Nam Bộ

Bù Gia Mập · Cát Tiên · Côn Đảo · Lò Gò – Xa Mát

Tây Nam Bộ

Mũi Cà Mau · Phú Quốc · Tràm Chim · U Minh Hạ · U Minh Thượng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Chư Yang Sin Nghĩa Là Gì