Vuốt Hùm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vuốt Hùm

Vuốt hùm

Tên khác

Tên thường gọi: Vuốt hùm còn gọi là Móc diều, Móc mèo, Trần sa lực, Nam đà căn.

Tên khoa học: Caesalpinia minax Hance

Họ khoa học: thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Cây Vuốt hùm

(Mô tả, hình ảnh cây Vuốt hùm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).

Mô tả:

Hình ảnh Móc mèo núi

Cây nhỡ mọc trườn, có các nhánh rải rác nhiều gai hình nón. Lá to; cuống chung dài 30-40cm, có gai; cuống phụ 8 đôi, dài 8-12cm, cũng có gai; lá chét 6-12 cặp, xoan, nhọn và có mũi ở đầu, hơi có lông phún nhất là ở mặt dưới, dài 22-35mm, rộng 6-13mm, lá kèm 4, hình dải nhọn, dài 8mm. Cụm hoa chùy ở ngọn, dài đến 40cm, có lông và gai. Quả đậu dài 13cm, rộng 45mm, lồi, dày 2-3cm, phủ gai ngược, dài 12mm. Hạt 6-7 hình trụ màu đen lam.

Hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây, hạt, lá - Herba Semen et Folium Caesalpinae.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở Savan giả, bìa rừng vùng núi từ 300-1500m, từ Lạng Sơn tới Thừa Tiên - Huế. Cũng được trồng làm hàng rào. Thu hái rễ, lá quanh năm. Rễ rửa sạch, thái phiến, phơi khô.

Trong hạt có 23,92% dầu béo, 1,888% nhựa đắng, 5,452% đường, 4,521% muối vô cơ, chất đạm tan được 3,412% và 18,2% chất đạm không tan, 37,795% tinh bột, 50% độ ẩm.

Dầu màu vàng nhạt, mùi khó chịu, vị hơi đắng do một ít chất nhựa (có thể dùng cồn để loại). Nhựa là thành phần hoạt chất đắng dưới dạng bột vô định hình, trắng, đắng, tan trong các dung môi thông thường nhưng ít tan trong ête dầu hỏa. Có tác giả gọi nhựa này là bondixin và cho rằng đây là hoạt chất của hạt. 

L. Canonica và cộng sự (Gứzz. Chim ital., 96, 698, 66, 1966) và M. Erfan AU và cộng sự (Chem. Ind., 1960, 463) đã thấy trong hạt móc mèo núi có nhiều hoạt chất đắng đặt tên là a, P,Y,8,e,caesalpin.

Tác dụng dược lý:

Lá móc mèo có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung chuột cống trắng có chửa.

Cao chiết nước và caochiết etanol 50% từ hạt móc mèo thử nghiệm trên chuột cống trắng bình thường vàchuột gây tiểu đường bởi streptozotocin cho thấy có tác dụng chống đường huyếttăng cao, hạ lipid máu, chống cholesterol và triglycerid tăng cao với liều100mg/kg.

Năm 2001, nhóm của Ren-Wang Jiang (Hong Kong) đã chiết xuất từ hạt mócmèo chất Furanoditerpenoid lactones, và xác định chất này có tính kháng RSV, mộtvirút gây bệnh đường hô hấp.

Năm 2006, nhóm các nhà nghiên cứu Li Dong Mei, LeiMa, Liu Guang – Ming, Hu Li – Hong đã phân lập các chất cassane diterpene –lactones trong hạt móc mèo. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo khoa học nào vềtác dụng trị ung bướu của hạt móc mèo.

Vị thuốc Vuốt hùm

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị đắng, tính hàn.

Tác dụng:

Toàn thân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ tiêu thũng, sát trùng chống ngứa. Hạt có tác dụng tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt, khu thấp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Dân gian thường dùng rễ sắc uống chữa đau nhức, hóc xương, kém ăn, Mất ngủ; có thể phối hợp với Ké hoa vàng, Nhân trần, rễ Mộc thông, cùng lượng 20g.

Ở Trung Quốc, cây chủ yếu là rễ được dùng trị bệnh sa, cảm mạo phát nhiệt, phong thấp đau khớp xương. Hạt dùng trị oẹ ngược, lỵ, lâm trọc, đái ra máu và đòn ngã tổn thương. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Liều dùng rễ 40-80g, hạt 8-12g.

Rễ, lá cũng được dùng ngâm rượu chữa sâu răng.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vuốt Hùm