WACC Là Gì? Hướng Dẫn Tính Chi Phí Vốn Bình Quân Gia Quyền WACC
Trong mô hình chiết khấu dòng tiền, chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) là một yếu tố vô cùng phổ biến. Không chỉ vậy, chỉ số này còn đóng vai trò quan trọng trong việc định giá doanh nghiệp nói chung. Vậy WACC là gì? Hãy cùng Gitiho tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Chi phí vốn bình quân gia quyền là gì?
- 2 Công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền
- 3 Ý nghĩa của chi phí vốn bình quân gia quyền
- 4 Tổng kết
Chi phí vốn bình quân gia quyền là gì?
Trong phần đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nói về thuật ngữ WACC. WACC là gì? Công thức tính WACC như thế nào? Gitiho sẽ giúp bạn trả lời lần lượt các câu hỏi này.
Chi phí vốn là gì?
Trước khi bàn đến thuật ngữ chi phí vốn bình quân gia quyền, chúng ta sẽ nhắc đến khái niệm chi phí vốn.
Chi phí vốn (Cost of Capital) là khoản chi phí được tính bằng phần trăm dựa trên các nguồn vốn khác nhau mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm hàng đầu tư.
Các nguồn vốn kể trên bao gồm các loại cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi), trái phiếu, các khoản nợ vay dài hạn,... Tất cả các nguồn vốn này đều phát sinh chi phí dưới dạng chi phí trực tiếp hoặc chi phí cơ hội.
Hiểu một cách đơn giản thì một doanh nghiệp cần huy động vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư, cổ đông và huy động vốn vay từ những người cho vay, tổ chức tín dụng. Đổi lấy vốn huy động, doanh nghiệp sẽ phải trả lợi suất cho những đối tượng cung cấp vốn. Khoản lợi suất này chính là chi phí vốn của doanh nghiệp.
Để nắm vững hơn về các loại chi phí và phương pháp tính toán chúng trong kế toán, hãy tham gia ngay khóa học kế toán tổng hợp từ cơ bản đến chuyên sâu tại Gitiho:
KTG01 - Kế toán tổng hợp từ A - Z - Ai cũng có thể trở thành kế toán tổng hợp
Nông Thị Huệ 499,000đ 999,000đ Đăng ký Học thửWACC là gì?
Chi phí vốn bình quân gia quyền, (Weighted Average Cost of Capital, viết tắt WACC), là chi phí vốn của doanh nghiệp được tính toán dựa trên cơ sở tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm hàng đầu tư.
Tất cả các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, cổ đông, người cho vay hay tổ chức tín dụng đều được đưa vào công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền WACC.
Một ví dụ đơn giản giúp bạn hiểu hơn về WACC là gì:
Giả sử dự án của bạn huy động 50% vốn vay ngân hàng và 50% vốn từ các nhà đầu tư. Trong đó, mức lãi suất cho vay của ngân hàng là 6%, còn các nhà đầu tư yêu cầu mức lợi suất đầu tư 14%. Với các con số này, bạn sẽ tính được lợi suất trung bình cho dự án là:
(6% + 14%)/2 = 10%Đó là trong trường hợp tỷ lệ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay bằng nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ lệ này sẽ có sự chênh lệch, ví dụ như 30:70 hay 40:60. Lúc này, thay vì tính chi phí vốn trung bình, chúng ta sẽ phải quan tâm đến cả tỷ lệ của các khoản vốn, từ đó tính chi phí vốn bình quân gia quyền để thể hiện chi phí huy động vốn của dự án.
Công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền
Vậy là chúng ta đã trả lời xong câu hỏi "WACC là gì?". Vậy làm thế nào để tính chỉ số này? Hãy tìm hiểu công thức ngay dưới đây bạn nhé.
Công thức tính WACC
Công thức tính chi phí vốn bình quân gia quyền như sau:
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)Trong đó:
- E là giá trị thị thường của tổng vốn chủ sở hữu
- D là giá thị thị thường của tổng nợ
- V = E + D
- Re là chi phí vốn chủ sở hữu/ vốn cổ phần
- Rd là chi phí vốn vay
- Tc là thuế sất thuế thu nhập doanh nghiệp
Phân tích các thành phần tính WACC
Các tính WACC được thực hiện bằng phép nhân các khoản chi phí vốn chủ sở hữu/ vốn cổ phần và chi phí vốn vay với tỷ trọng tương ứng của chúng, sau đó cộng tổng để ra giá trị cuối cùng. Cụ thể hơn về các thành phần này:
- Chi phí vốn chủ sở hữu/ vốn cổ phần Re: được tính toán bằng mô hình định giá tài sản vốn CAPM với công thức như sau:
- Chi phí vốn vay Rd: được tính toán bằng chi phí nợ dài hạn của doanh nghiệp. Thông thường ta sử dụng lãi suất ngân hàng cho vay dài hạn.
Trong đó:
- KRF: Lãi suất phi rủi ro, được xác định bằng lãi suất của các công cụ tài chính phi rủi ro, thông thường là tín phiếu kho bạc hoặc trái phiếu chính phủ
- RP: Phần bù rủi ro cho rủi ro trung bình của đầu tư, tính bằng công thức = (RM-RF) trong đó RM là lợi suất thị trường tính toán thông qua biên thay đổi của chỉ số chứng khoán thị trường, và RF là lãi suất phi rủi ro.
- b: Hệ số rủi ro thị trường, là hệ số đo lường rủi ro hệ thống có thể tham khảo từ các báo cáo phân tích hoặc tính toán thông qua sử dụng công cụ thống kê và hàm hồi quy tuyến tính.
Ý nghĩa của chi phí vốn bình quân gia quyền
Chúng ta đã biết WACC là gì, cũng như cách tính WACC. Tuy nhiên, tất cả kiến thức đã học đều sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta không biết WACC đóng vai trò gì với doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.
Chỉ số WACC nói lên điều gì?
Đối với doanh nghiệp, chi phí vốn bình quân gia quyền là chi phí họ phải bỏ ra để huy động nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Còn đối với các nhà đầu tư hoặc người cho vay, chi phí vốn này là chi phí cơ hội của họ khi chấp nhận rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp.
Bằng cách tính WACC dựa theo công thức đã học ở trên, chúng ta có thể biết được chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thu về tài trợ cho các hoạt động, đồng thời là mức kỳ vọng chung từ phía nhà đầu tư và người cho vay. Nếu đứng trước một cơ hội đầu tư có chỉ số IRR < WACC, nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp nên mua lại cổ phiếu của mình hoặc trả cổ tức cho cổ đông thay vì tiếp tục đầu tư vào dự án.
Xem thêm: IRR là gì – Hướng dẫn cách dùng và ý nghĩa của hàm IRR trong Excel
Khi nào cần sử dụng chỉ số WACC?
Trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ sử dụng WACC nhằm đưa ra các quyết định về tính khả thi của các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, ví dụ như xác định cơ hội mở rộng quy mô hoạt động hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng áp dụng công thức cách tính WACC để đánh giá giá trị của các khoản đầu tư, từ đó quyết định có hay không nên tiếp tục với khoản đầu tư của mình.
Giả sử một doanh nghiệp sở hữu mức lợi nhuận 22% và chỉ số WACC được ghi nhận là 12%. Ta có thể thấy rằng doanh nghiệp đem lại cho nhà đầu tư 10% từ mỗi đồng tiền nhà đầu tư bỏ vào doanh nghiệp. 10% này chính là giá trị doanh nghiệp tạo ra cho nhà đầu tư, nghĩa rằng nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn chỉ số WACC, nhà đầu tư sẽ không nhận được giá trị gì. Tất nhiên lúc này các nhà đầu tư sẽ không còn hứng thú với doanh nghiệp nữa.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích chứng khoán cũng sử dụng chỉ số chi phí vốn bình quân gia quyền khi lựa chọn loại cổ phiếu nên mua theo cách thức tương tự như một khoản đầu tư.
Xem thêm: Hướng dẫn lập Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 133 trên Excel
Tổng kết
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta đã tìm hiểu về chi phí vốn bình quân gia quyền WACC và cách tính WACC. Đối với doanh nghiệp, chi phí vốn bình quân gia quyền là chi phí họ phải bỏ ra để huy động nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Còn đối với các nhà đầu tư hoặc người cho vay, chi phí vốn này là chi phí cơ hội của họ khi chấp nhận rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn câu trả lời cho câu hỏi "WACC là gì?", "Cách tính WACC như thế nào?" và "WACC có ý nghĩa ra sao?". Để tìm hiểu thêm các thuật ngữ khác trong tài chính, bạn hãy tham khảo thêm các bài viết trên blog Gitiho nhé.
Gitiho xin cảm ơn bạn đọc và chúc bạn thành công!
Từ khóa » đơn Vị Của Wacc
-
WACC Là Gì? Cách Tính WACC đầy đủ Nhất (+ File Excel Mẫu)
-
Chi Phí Sử Dụng Vốn Bình Quân WACC Là Gì - TopLoigiai
-
WACC Là Gì? Công Thức Tính Chi Phí Sử Dụng Vốn Bình Quân WACC
-
Cách Tính Chi Phí Vốn Bình Quân (WACC) Của Doanh Nghiệp
-
WACC Là Gì? Công Thức Tính WACC Chuẩn Nhất 2020 - Kdigimind
-
WACC Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số WACC Chi Tiết [DỄ HIỂU]
-
Chi Phí Vốn Bình Quân Gia Quyền – Wikipedia Tiếng Việt
-
WACC Là Gì? Cách Tính WACC Chuẩn Nhất
-
Chi Phí Sử Dụng Vốn Bình Quân (WACC) Là Gì? Công Thức Xác định
-
WACC Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Công Thức Tính WACC
-
WACC Là Gì ? Công Thức Tính, Ý Nghĩa, Bản Chất, Tỷ Suất, Hệ Suất ...
-
WACC Là Gì? Công Thức Tính WACC Tiêu Chuẩn
-
Công Thức Tính Wacc