WB Là Gì? Tìm Hiểu Tổ Chức Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)?

Mục lục bài viết

  • 1 1. WB là gì?
  • 2 2. Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới:
  • 3 3. Nội dung hoạt động của Ngân hàng Thế giới:
  • 4 4. Chức năng, nhiệm vụ của World Bank:
  • 5 5. Quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với Việt Nam:

1. WB là gì?

Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển, thông qua các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo. Tuy nhiên trong Ngân hàng Thế giới Hoa Kỳ có vai trò quyết định nên tổ chức này cũng bị xem là một công cụ của Hoa Kỳ để chi phối chính sách kinh tế của các nước đang phát triển.

Ngân hàng Thế giới tên đầy đủ là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development). Đây là định chế tài chính đa phương được thành lập năm 1947 với tư cách cơ quan của Liên hợp quốc sau hội nghị Bretton Woods năm 1944.

Ngân hàng Thế giới khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó Ngân hàng Thế giới bao gồm hai cơ quan: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hội Phát triển Quốc tế (IDA), trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn bao gồm thêm ba cơ quan khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA).

The World Bank is an international financial institution that provides loans and grants to the governments of low- and middle-income countries for the purpose of pursuing capital projects. It comprises two institutions: the International Bank for Reconstruction and Development (IBRD), and the International Development Association (IDA). The World Bank is a component of the World Bank Group.

The World Bank’s most recently stated goal is the reduction of poverty.

2. Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới:

Mục tiêu của ngân hàng Thế giới là cung cấp viện trợ kinh tế cho các nước thành viên, chủ yếu là các nước đang phát triển để tăng cường nền kinh tế của họ. Ngân hàng thế giới đã trợ giúp một loạt các công trình đầu tư dài hạn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có các dự án về kết cấu hạ tầng, viễn thông, điện năng, nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp mới, các chương trình xã hội, giáo dục và đào tạo

Phần lớn vốn của Ngân hàng Thế giới được các nước thành viên đóng góp, nhưng Ngân hàng Thế giới cũng vay tiền từ thị trường quốc tế. Ngân hàng Thế giới hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh: chỉ cho các chính phủ được coi là có khả năng trả nợ (cả vốn lẫn lãi) vay tiền với lãi suất thị trường.

Từ năm 1963, ngân hàng Thế giới thành lập cơ quan trực thuộc có tên là Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) để cung cấp tín dụng lãi suất thấp cho các nước nghèo. Một tổ chức trực thuộc khác của Ngân hàng Thé giới là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC). IFC được phép trực tiếp đầu tư vào các công ty thông qua việc mua cổ phần của họ.

3. Nội dung hoạt động của Ngân hàng Thế giới:

Mục đích của IBRD là nhằm giúp các nước thành viên, chủ yếu là các nước tư bản châu Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế giới thứ II; giúp đỡ các nước đang phát triển về vốn và kĩ thuật để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế.

Vốn pháp định của IBRD lúc mới thành lập là 25,226 tỉ USD được chia ra làm nhiều cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 100.000 USD. Trong số đó, Mỹ chiếm 6,473 tỉ USD, Anh là 2,600 tỉ USD, Đức: 1,365 tỉ USD, Pháp: 1,279 tỉ USD, Nhật: 1,203 tỉ USD.

Tính đến năm 1987 tổng số vốn của IBRD lên đến 85,7 tỉ USD. Hoạt động chủ yếu của IBRD là cho vay và trợ giúp kĩ thuật cho các nước thành viên dựa trên những nguyên tắc chủ yếu sau :

– Chỉ cho vay những nước có khả năng trả nợ.

– Việc cho vay tiến hành với chính phủ hay tư nhân phải có sự bảo đảm của chính phủ.

– Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường một ít.

– Nước vay không bắt buộc dùng tiền vay để mua hàng ở bất kì quốc gia hội viên nào.

4. Chức năng, nhiệm vụ của World Bank:

Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.

Nhóm Ngân hàng thế giới bao gồm năm tổ chức: Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo.

Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển; Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo; Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo; Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển và Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.

Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển là tổ chức đầu tiên và chủ yếu của Nhóm Ngân hàng thế giới. Hiện nay Ngân hàng Thế giới có 184 thành viên với 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá 181 tỉ USD, trong đó Hoa Kỳ chiếm 14,98%, Nhật Bản 10,76%, Đức 6,97%, Anh 5,04%, Pháp 4,2% (1996).

IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện IBRD có 184 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay của IBRD. Cá nhân và công ty không được IBRD cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà tổ chức này đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA.

Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm.Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải.Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ.

Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật.Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và nguồn lực con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện nay của IBRD và IDA.

IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.

MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.

Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.

Có năm thể thức cho vay chủ yếu:

(1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận. Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 – 20 năm; thời gian ân hạn tới 5 năm.

(2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu.

(3) Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình.

(4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.

(5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh, vv. Mục đích cho vay không chỉ nhằm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên. Lợi dụng đa số phiếu, các nước phương Tây thường lái các hoạt động của tổ chức này theo hướng có lợi cho họ cả về kinh tế và chính trị.

Cơ quan cao nhất của WB là Hội đồng Quản trị. Cơ quan chấp hành là Ban Giám đốc. Trụ sở đặt tại Oasinhtơn (Hoa Kỳ). Có phân ban tại Tôkyô (Nhật Bản) và Pari (Pháp). Việt Nam là thành viên từ 1976.

Các Tổng giám đốc. Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định (điều này ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) luôn là người châu Âu), lần lượt là: Eugene Meyer (tháng 6 đến tháng 12 năm 1946); John J. McCloy (4-1947–6-1949); Eugene R. Black (1949–1963); George D. Woods (1-1963–3-1968); Robert S. McNamara (4-1968–6-1981); Alden W. Clausen (7-1981–6-1986); Barber B. Conable (7- 1986–8-1991); Lewis T. Preston (9-1991–5-1995); James Wolfensohn (5-1995–6- 2005); Paul Wolfowitz (6-2005-6-2007); Robert Zoellick (6-2007-hiện tại).

Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là “Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng”) là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người giữ chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982. Gồm các vị: Anne Krueger – giai đoạn 1982-1986; Stanley Fischer – 1988-1990; Lawrence Summers – 1991-1993; Joseph E. Stiglitz – 1997–2000; Nicholas Stern – 2000–2003; François Bourguignon – 2003 đến nay.

5. Quan hệ giữa Ngân hàng Thế giới với Việt Nam:

Chính quyền Sài Gòn là hội viên của cả ba tổ chức IBRD, IFC và IDA của Ngân hàng Thế giới với tổng số vốn đóng góp là 8,5 triệu USD nhưng chưa vay khoản nào. Năm 1976 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản chân hội viên của chính quyền Sài Gòn.

Tại IBRD Việt Nam là thành viên nhóm 10 quốc gia gồm : Philippines, Indonesia, Lào, Singapore, Malaysia, Mianma, Nepan, Thailand, Công gô và Việt Nam. Các nước trong nhóm luân phiên cử giám đốc và phó giám đốc điều hành của nhóm.

Nãm 1978, IDA cho Việt Nam vay 60 triệu USD để thực hiện dự án thủy lợi Dầu Tiếng. Từ năm 1979 đến năm 1992, Việt Nam không vay thêm của Ngân hàng Thế giới.

Năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cử nhiều đoàn vào Việt Nam để xúc tiến cho Việt Nam vay ngay trong năm 1993 hai dự án: Dự án đường quốc lộ 1A với 112,4 triệu USD và Dự án giáo dục tiểu học là 70 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam còn phối hợp với các cơ quan có liên quan để chuẩn bị danh mục dự án trình Ngân hàng Thế giới xem xét tài trợ trong những năm tiếp theo.

Từ khóa » Tổ Chức Wb Là Gì