Web Application Là Gì? Phân Biệt Web App Và Website - Vietnix

Web application hiện nay đang được người dùng quan tâm và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Web application là gì? Vậy cùng Vietnix tìm hiểu thêm thật kỹ về Web Application và phân biệt giữa Web App và Website mà nhiều người vẫn hiểu sai về nó.

Web Application là gì?

Web Application (Web App) là một trình ứng dụng web được lưu trữ trên một server từ xa. Được phân phối qua Internet thông qua giao diện trình duyệt.

Web Application là gì
Web Application là gì? Sự khác nhau giữa Web Application và Website 4

Web Application có thể được thiết kế cho nhiều mục đích khác nhau. Hơn nữa, nó còn được sử dụng từ một tổ chức đến một cá nhân. Các Web App thường sử dụng để thực hiện Webmail, máy tính trực tuyến hoặc bán hàng online.

Hầu hết các trình duyệt đều có thể truy cập được. Một số Web App chỉ có thể được truy cập bằng một trình duyệt cụ thể.

Cách hoạt động của ứng dụng web (Web Application)

Các Web Application thường được mã hóa bằng ngôn ngữ được trình duyệt hỗ trợ. Chẳng hạn như JavaScript và HTML vì các ngôn ngữ này dựa vào trình duyệt để render. Một số ứng dụng động sẽ yêu cầu xử lý từ máy chủ. Phần còn lại thì không cần xử lý ở máy chủ. Dưới đây là quy trình xử lý một request của ứng dụng web:

  • User yêu cầu (request) đến Web Server qua Internet thông qua trình duyệt web hoặc user interface của ứng dụng.
  • Web server chuyển tiếp yêu cầu này đến Web Application Server.
  • Web Application Server thực hiện các yêu cầu – chẳng hạn như truy vấn database hoặc xử lý dữ liệu. Sau đó tạo kết quả của dữ liệu được yêu cầu.
  • Web application server gửi kết quả đến web server với thông tin yêu cầu hoặc dữ liệu đã được xử lý.
  • Web server phản hồi lại máy khách (Client) với thông tin được yêu cầu. Sau đó nó sẽ xuất hiện trên màn hình của user.

Xem thêm: McAfee là gì? 2 cách cài đặt, gỡ McAfee AntiVirus Plus nhanh, đơn giản

Lợi ích của Web Application là gì?

Ứng dụng web nổi bật và phổ biến vì những lợi ích mà nó mang lại cực kỳ tiện lợi. Cùng tìm hiểu lợi ích mà ứng dụng web:

  • Web Application chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Nó chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào miễn là trình duyệt tương thích với nó.
  • Tất cả người dùng đều truy cập vào cùng một phiên bản và loại bỏ vấn đề về khả năng tương thích.
  • Chúng không được cài đặt trên ổ cứng do đó các giới hạn về dung lượng sẽ được loại bỏ.
  • Làm giảm vi phạm bản quyền phần mềm trong đăng ký Web Application (SaaS).
  • Làm giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người dùng. Vì doanh nghiệp cần ít sự hỗ trợ và bảo trì hơn cũng như yêu cầu thấp hơn đối với máy tính của người dùng.

Các ví dụ về Web Application

Ví dụ về Web Application bao gồm webmail, bộ xử lý văn bản và bảng tính. Chỉnh sửa video và ảnh, chuyển đổi tệp và quét tệp cũng là những ứng dụng. Có các chương trình email phổ biến như Yahoo và Gmail, và các dịch vụ nhắn tin tức thời cũng là các ứng dụng web.

Các ứng dụng web hàng đầu về office có thể kế đến như Google Apps và Office 365.

>> Xem thêm: PWA là gì? Tổng quan kiến thức về Progressive Web App từ A-Z

Các ứng dụng web cho phép các thành viên trong nhóm làm việc cùng nhau trên cùng một tài liệu bao gồm Google Tài liệu, Google Trang trình bày, Google Trang tính và bộ nhớ đám mây. Chia sẻ lịch trực tuyến cũng là một ứng dụng web.

Các ứng dụng web phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng web di động ngày càng tăng. Các nhà phát triển tạo ra ngày càng nhiều ứng dụng di động kết nối Internet. Một ví dụ về sự phát triển này là ứng dụng Dropbox hoặc ứng dụng Facebook mà bạn có thể tải xuống và sử dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng của mình. Các ví dụ khác là giỏ hàng, bán lẻ trực tuyến, đấu giá trực tuyến, Wiki và ngân hàng trực tuyến.

Ưu và nhược điểm của Web App so với các ứng dụng khác

Ưu điểm Web App

  • Trải nghiệm người dùng tốt – Được thiết kế để mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt hơn. Sẽ dễ dàng và tốn ít chi phí cho việc làm hệ thống trên web với nhiều nền tảng và nhiều kích thước màn hình khác nhau.
  • Truy cập linh hoạt – Nhân viên có thể làm bất cứ ở đâu có Internet.
  • Đăng nhập an toàn cho Clients – Gây ấn tượng với khách hàng bằng giao diện web hiện đại. Cải thiện dịch vụ khách hàng bằng quy trình tự động.
  • Thiết lập dễ dàng – Sẽ mất vài phút để thiết lập một user mới. Cung cấp URL, username và password.
  • Luôn được cập nhật – Vì mọi người đều truy cập cùng một phiên bản của web app thông qua một URL. Họ sẽ luôn truy cập vào phiên bản cập nhật của phần mềm.
  • Tăng dung lượng lưu trữ – Với tính khả dụng của Cloud. Không gian lưu trữ hầu như là vô hạn.

Ngoài những thông tin của nội dung trên, bạn cũng có thể tham khảo:

Xem thêm: Application Server là gì? Tổng hợp kiến thức về App Server từ A-Z

Nhược điểm Web App

  • Phụ thuộc vào Internet: Mặc dù truy cập Internet 4G và Wifi nhưng nếu vô tình mất kết nối thì sẽ không thể truy cập Web App.
  • Tốc độ bị giảm: Có khả năng Web App sẽ hoạt động với tốc độ chậm hơn so với ứng dụng trên server cục bộ.
  • Hỗ trợ trình duyệt: Rất tiếc rằng không phải tất cả chúng ta đều sử dụng một trình duyệt. Điều này nghĩa là trong quá trình phát triển cần đảm bảo app của mình được hỗ trợ trên nhiều trình duyệt.
  • Bảo mật: Nhiều người cho rằng dữ liệu sẽ kém an toàn hơn trong Cloud. Việc sử dụng HTTPS giúp truy cập App của bạn an toàn hơn.

Để sử dụng Web App được an toàn và bảo mật cao thì WAF (Web Application Firewall) là một trong những tường lửa phù hợp nhất cho Web App đảm bảo tránh được những hành vi và các mối đe dọa xung quanh.

Phân biệt Web App và Website

Phân biệt giữa Website và Web Application
Phân biệt giữa Website và Web Application

Web Application: Web Application là một phần của phần mềm có thể được truy cập bởi trình duyệt. Trình duyệt là một ứng dụng để truy cập Internet. Web App sử dụng kết hợp các tập lệnh phía Server và các tập lệnh phía Client để trình bày thông tin. Nó yêu cầu một server để quản lý các yêu cầu của user.

Ví dụ: Google Apps,…

Website: Là một tập hợp các trang web có liên quan chứa hình ảnh, văn bản, âm thanh, video, … Nó có thể bao gồm một, hai hoặc nhiều trang. Một website cung cấp nội dung trực quan và văn bản mà người dùng có thể xem và đọc. Để xem một website cần có trình duyệt web (Chrome, Firefox,…). Có nhiều loại website như Archive website, Blog, Website cộng đồng, website bán hàng,…

>> Xem thêm: Website là gì?

Ví dụ: Amazon, Youtube,…

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa Web Application và website:

Web ApplicationWebsite
Web Application được thiết kế để tương tác với người dùng cuối.Website cơ bản chỉ chứa nội dung tĩnh.
Người dùng Web application đọc nội dung và có thể thao tác dữ liệu.Người dùng website chỉ có thể đọc nội dung của trang nhưng không được thao tác.
Trang Web Application phải được biên dịch trước khi triển khai.Website không cần phải biên dịch.
Chức năng khá phức tạp.Chức năng đơn giản.
Có tính tương tác với người dùng.Không tương tác với người dùng.
Khả năng của trình duyệt liên quan đến Web Application cao.Tương tự như Web Application
Tích hợp rất phức tạp vì nó có liên quan đến chức năng phức tạp của ứng dụng web.Website có sự tích hợp đơn giản.
Chủ yếu là yêu cầu xác thực.Website không cần thiết phải xác thực.
Bảng so sánh giữa web application và website

Ví dụ về phần mềm Application: Facebook, Shopee App,….

Một số ngôn ngữ sử dụng trong lập trình Web Application

Ngôn ngữ Java

Java duy trì các tiêu chuẩn viết một lần và hoạt động mọi nơi. Điều này làm cho nó trở nên ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho các doanh ngiệp. Java chạy trên mạng diện rộng bất chấp hệ điều hành.

Ngôn ngữ lập trình Java được sử dụng trong lập trình Web Application
Ngôn ngữ lập trình Java được sử dụng trong lập trình Web Application

Java khác với JavaScript. Ngôn ngữ này chủ yếu là một ngôn ngữ front-end. Tuy nhiên, cú pháp của chúng là tương tự nhau.

Ngôn ngữ PHP

PHP đứng thứ 6 trong các ngôn ngữ lập trình hàng đầu thế giới. Nó có thể dễ dàng tìm nạp dữ liệu từ database. Nó cho phép nhúng trực tiếp vào HTML để phát triển ứng dụng web.

ngôn ngữ lập trình PHP sử dụng trong web application
Ngôn ngữ PHP

Vì PHP là một ngôn ngữ mã nguồn nên sẽ liên tục phát triển và cải tiến. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nó vẫn còn thấp. Có lẽ chúng ta sẽ thấy sự gia tăng về nhu cầu của nó trong năm tới.

Ngôn ngữ lập trình Python

Python luôn là ngôn ngữ linh hoạt nhất vì nó tốt cho việc phát triển ứng dụng. Cùng đi kèm với các tập lệnh đơn giản nhất và liên kết đến database một cách dễ dàng. Với Python, bạn có thể phát triển được rất nhiều thứ. Điều tốt nhất mà Python có thể tạo ra là tạo một Neural Network cho AI. Đây là điều mà các doanh nghiệp lớn đang xem xét hiện nay.

ngôn ngữ lập trình python
Ngôn ngữ lập trình python

Với một thư viện tiêu chuẩn khổng lồ và khả năng tương thích với hệ thống lớn. Điều này giúp nó trở nên hữu ích cho các nhà doanh nghiệp phát triển ứng dụng. Ngoài ra với cú pháp đơn giản thì sẽ giúp việc đọc và thiết kế dễ dàng hơn.

Một điều cần biết là các nhà phát triển web đã chuyển sang Python 3 vì Python gần đây đã bị ngừng phát triển vào năm 2020.

Javascript

JavaScript và Python luôn có sự cạnh tranh lớn. Trong năm qua, JavaScript đã duy trì vị trí hàng đầu khi nói đến việc phát triển ứng dụng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện đang tìm kiếm thêm các dịch vụ phát triển giao diện web cho người dùng.

web-application-la-gi-phan-biet-voi-website
Ngôn ngữ lập trình phổ biến JavaScript

JavaScript hoạt động với cả HTML và CSS để cung cấp các ứng dụng tương tác. Với chức năng linh hoạt, nó đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng để phát triển cho hầu hết ở các công ty.

Trong khi đó, tất cả các ngôn ngữ lập trình khác vẫn đang ổn định. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu về các dịch vụ phát triển web vẫn đang tăng lên, đặc việc là với sự ra đời của Cloud-Native.

Xem thêm: Web động là gì? Web tĩnh là gì? Sự khác nhau giữa web tĩnh và web động, so sánh chi tiết

Cần chuẩn bị gì để chạy Web App?

Như Vietnix đã giới thiệu ban đầu, Web App là trình ứng dụng web được lưu trữ trên server từ xa. Chính vì thế, trước khi bắt đầu thiết kế và khởi chạy Web Application, việc lựa chọn nền tảng server là không thể thiếu!

Để có thể đáp ứng được nhu cầu chạy Web App, yêu cầu tối thiểu phải là từ VPS trở lên. Lý do các gói hosting căn bản không phải là lựa chọn phù hợp cho Web App bởi vì khi tạo ra một ứng dụng web, chúng ta cần sử dụng code khá nhiều đồng thời kết hợp nhiều ngôn ngữ lập trình. Mà VPS là sản phẩm máy chủ riêng ảo được cấu hình đủ mạnh để có thể hoạt động tương tự một server vật lý và đem lại hiệu suất công việc cao.

Vì đặc tính của Web App là ứng dụng cho phép một/nhiều người dùng tương tác qua Internet, nên cần chú trọng vào việc lựa chọn cấu hình và thông số của VPS.

Hiện nay, trên thị trường VPS Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ máy chủ riêng ảo. Nổi bật trong số đó với nhiều đánh giá cao về chất lượng và sự chuyên nghiệp chính là Vietnix. Các sản phẩm của Vietnix được thiết kế tối ưu, phù hợp với việc xử lý nhiều tác vụ và đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần nhiều RAM.

Khi sử dụng VPS tại Vietnix, khách hàng có thể an tâm xây dựng thương hiệu, bứt phá doanh thu bởi những ưu điểm nổi trội như:

  • Đảm bảo Web App hoạt động với tốc độ cao và ổn định nhờ nền tảng phần cứng vững chắc và công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp tối ưu hiệu suất trang.
  • Sử dụng linh hoạt khi hỗ trợ nhiều hệ điều hành cá nhân (Windows 7, Windows 8, Windows 10) và hệ điều hành server (CentOS, Ubuntu,…).
  • Hạn chế mất mát dữ liệu với phần mềm sao lưu dữ liệu tự động với tần suất 1 lần/tuần đề phòng sự cố và tình huống khẩn cấp.
  • Toàn quyền quản trị với máy chủ, bạn có thể cài đặt phần mềm hay ứng dụng tùy thích.
  • Tối ưu hiệu suất làm việc với tính năng không giới hạn Data Transfer.
  • Tối ưu website với bộ Theme – Plugin WordPress trị giá lên đến 800$/Năm tặng kèm miễn phí khi đăng ký VPS tại Vietnix. Bạn có thể tự thiết kế, xây dựng web nhanh chóng với bộ công cụ này.
  • Hạn chế rủi ro với hệ thống giám sát và đội ngũ nhân viên kỹ thuật túc trực 24/7. Mọi sự cố, vấn đề phát sinh đều được tiếp nhận và phản hồi, xử lý trong thời gian ngắn nhất.

Ngoài việc chuẩn bị hệ thống server mạnh mẽ, bạn còn cần làm các công việc sau:

  • Lên ý tưởng cho Web Application.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Xác định chức năng của Web App.
  • Phác thảo wireframe giao diện người dùng.
  • Lên kế hoạch cho quy trình làm việc của Web App.
  • Xây dựng Front-end.
  • Xây dựng Backend.
  • Và các công việc khác tùy thuộc vào sản phẩm bạn muốn tạo ra.

Xem thêm: Web 3.0 là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết về Web 3.0

Lời kết

Bài viết trên cho bạn cái nhìn và hiểu rõ hơn về Web Application là gì? Và lý do vì sao Web App (ứng dụng web) đang được phổ biến rộng trong các năm gần đây và có thể phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt, phân biệt sự khác nhau giữa Web Application và Website mà rất nhiều người vẫn hiểu chưa đúng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu Web Application là gì và mong bài viết đã cung cấp và bổ sung nhiều kiến thức hơn cho bạn.

Từ khóa » Các Loại ứng Dụng Web