Web Server Là Gì? Chức Năng Và Cách Hoạt động Của Web ... - Bizfly
Có thể bạn quan tâm
- Tìm hiểu về web server là gì?
- Những phần chính quan trọng của web server
- Về phía phần cứng
- Về phía phần mềm
- Chức năng của web server là gì?
- Web server hoạt động như thế nào?
- Giao tiếp thông qua HTTP
- Nội dung static vs dynamic
- Lưu trữ các file (Hosting files)
- Những lưu ý khi sử dụng web server
- Các loại phần mềm Web Server phổ biến hiện nay
- Phần mềm web server IIS
- Phần mềm web server Nginx
- Phần mềm web server LiteSpeed
- Phần mềm tạo web server Apache
Web server là gì, chắc hẳn đã rất phổ biến đối với những người chuyên làm việc với máy tính, đặc biệt là lĩnh vực Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá chung chung với nhiều người cũng như đa số chưa hiểu hết về cách thức hoạt động, chức năng và phân loại.
Trong bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn đọc làm rõ các thông tin sâu hơn về khái niệm máy chủ web trên.
Tìm hiểu về web server là gì?
Web server được biết đến là máy chủ web được dùng để xử lý các request từ trình duyệt web máy khách và gửi thông tin đến client thông qua giao thức HTTP hoặc những giao thức khác. Có nhiều webserver phổ biến thường được sử dụng hiện nay như: Apache, Nginx, IIS...
Tìm hiểu về web server là gì?
Những chương trình trên web server được cài đặt nhằm phục vụ ứng dụng web. Khi được tiếp nhận các request từ trình duyệt, webserver ngay lập tức sẽ gửi phản hồi đến client thông qua giao thức HTTP hoặc những giao thức khác.
Để làm được điều này, mỗi máy chủ web server phải là một kho có dung lượng rất lớn và có thể tải ở tốc độ rất cao để có thể lưu trữ và vận hành tốt mọi kho dữ liệu trên Internet. Thông qua các cổng giao tiếp riêng biệt, cấu hình máy chủ web được thiết lập giúp điều hành hiệu quả cho cả một hệ thống máy tính hoạt động trên Internet.
Xây dựng máy chủ web server phải đảm bảo được quy trình hoạt động khắc nghiệt, liên tục và không ngừng nghỉ để duy trì cung cấp dữ liệu thường xuyên cho mạng lưới máy tính. Tóm lại, đây sẽ là nơi chứa toàn bộ dữ liệu hoạt động trên internet mà nó được giao quyền quản lý.
Đọc thêm: HTTP là gì? Kiến thức tổng quan về giao thức HTTP và HTTPS từ A-Z
Những phần chính quan trọng của web server
2 phần chính quan trọng để thực hiện cấu hình máy chủ web không thể thiếu đó là phần cứng hoặc phần mềm, đôi khi phải cả phần mềm lẫn phần cứng.
Về phía phần cứng
Máy chủ web server sẽ được kết nối với internet và truy cập bằng một tên miền giống như mozilla.org. Đây cũng là nơi lưu trữ các file thành phần của một website (như file ảnh, CSS, Javascript và HTML) và có thể chuyển chúng tới thiết bị người dùng cuối cùng.
Về phía phần mềm
Web server sẽ bao gồm các phần để điều khiển người dùng truy cập tới các file lưu trữ trên một HTTP server. Một HTTP server là một phần mềm có thể hiểu được các URL và giao thức trình duyệt đang sử dụng. Bất cứ lúc nào trình duyệt cần đến file dữ liệu trên máy chủ, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu file đó thông qua HTTP.
Những phần chính quan trọng của web server
Với 2 phần cứng và phần mềm này bạn hoàn toàn có thể xây dựng một web server đơn giản hoặc cầu kỳ ứng dụng cho việc nghiên cứu, phát triển, kinh doanh.
Chức năng của web server là gì?
Chức năng cơ bản của web server không thể thiếu là lưu trữ, xử lý và phân phối nội dung website đến với khách hàng.
- Xử lý dữ liệu qua giao thức HTTP: Xử lý và cung cấp thông tin cho khách hàng thông qua các máy tính cá nhân trên Internet qua giao thức HTTP. Nội dung được chia sẻ từ máy chủ web là những nội dung định dạng HTML, các thẻ style sheets, hình ảnh, những đoạn mã script hỗ trợ nội dung văn bản thôi.... Bạn có thể hiểu đơn giản là khi bạn truy cập vào Bizfly.vn, máy chủ sẽ cung cấp đến cho bạn tất cả dữ liệu về trang web đó thông qua lệnh giao tiếp.
- Kết nối linh hoạt: Máy tính nào cũng có thể là một máy chủ nếu nó được cài đặt một chương trình phần mềm server và có kết nối internet.
- Chương trình chuyển đổi thông minh: Phần mềm web server cũng giống như các phần mềm khác, nó cho phép người dùng cài đặt và hoạt động trên bất kỳ máy tính nào đáp ứng đủ yêu cầu về bộ nhớ.
- Lưu trữ dữ liệu trên hình thức thuê các máy chủ nhỏ, máy chủ áo VPS hoặc hosting.
Vì thế khi thiết kế website xong, cần thực hiện đăng tải website lên web server để giúp khách hàng có thể truy cập web ở nhiều nơi trên thế giới và hiểu được nội dung bên trong. Một webserver chất lượng sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của website từ đó hỗ trợ người dùng truy cập thông tin dễ dàng, nhanh chóng.
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, Bizfly còn mang đến cho doanh nghiệp gói sản phẩm Bizfly Cloud toàn diện với cloud server, CDN, VPN hay Simple Store giúp website của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và tối ưu từ đó đạt được giá trị cao trong bán hàng trên website.
Tiếp theo, chúng ta cùng đi tìm hiểu về cách thức hoạt động của một web server là như thế nào?
Web server hoạt động như thế nào?
Để biết được Web Server hay máy chủ web hoạt động như thế nào thì bạn có thể hiểu như sau: Dựa trên cấu hình máy chủ, khi bạn muốn lấy một trang web, trình duyệt của bạn sẽ gửi một yêu cầu (request) tới webserver.
Lúc này, nó sẽ tìm kiếm file được yêu cầu trên ổ đĩa mà nó lưu trữ. Khi tìm thấy file, máy chủ sẽ đọc và xử lý (nếu cần), cuối cùng sẽ gửi nó đến trình duyệt. Để hiểu các bước cụ thể hơn hay xem ngay ở phần bên dưới.
Giao tiếp thông qua HTTP
HTTP là gì? HTTP (Hypertext Transfer Protocol) - giao thức truyền phát siêu văn bản, một giao thức sẽ là tập hợp các quy tắc để kết nối giữa hai máy tính. Cụ thể HTTP là một giao thức Textual và Stateless.
Web server hoạt động như thế nào?
- Textual: Tất cả các lệnh đều là văn bản thuần túy và người dùng đều có thể đọc hiểu.
- Stateless: Là một ứng dụng server có nhiệm vụ cung cấp các quy tắc rõ ràng về cách server (máy chủ) và client ( khách hàng) giao tiếp với nhau. Các quy tắc đó cụ thể như sau:
- Web server bắt buộc trả lời mọi yêu cầu HTTP và chỉ mắc ít nhất một thông điệp lỗi.
- Chỉ khách hàng tạo được các yêu cầu HTTP tới các máy chủ. Tương tự, chỉ các máy chủ mới có thể đáp trả yêu cầu HTTP của khách hàng.
- Khi yêu cầu một file qua HTTP, khách hàng phải cung cấp URL của file đó.
Nội dung static vs dynamic
Một webserver có thể xử lý các nội dung static hoặc nội dung dynamic.
- Static web server: Mỗi static sẽ bao gồm một Hardware kết hợp với HTTP Server. Lúc này server máy chủ sẽ gửi những file như HTML, CSS, Javascript... tới trình duyệt web
- Dynamic web server: Bao gồm một static cùng với một Application Server ( máy chủ ứng dụng ) và một databaser. Lúc này Application Server sẽ cập nhật những file được lưu trữ trực tiếp trên Database và gửi tới trình duyệt web thông qua HTTP Server.
Chính là việc máy chủ xử lý nội dung hoặc có thể tạo ra dữ liệu dựa trên database. Giải pháp này sẽ linh hoạt hơn, nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn để xử lý cũng như quy trình xây dựng dynamic website khá phức tạp.
Lưu trữ các file (Hosting files)
Phần mềm Web server chính là nơi lưu trữ các file của website, bao gồm các tài liệu html, ảnh, file CSS, file Javascript, fonts và videos. Người dùng có thể lưu trữ các file trên máy tính cá nhân nhưng nó sẽ có nhiều lợi ích khi chúng ta lưu trữ chúng trên một máy chủ riêng biệt. Các lợi ích đó là:
- Luôn sẵn sàng tải lên và hoạt động
- Kết nối mạng internet 24/24
- Sở hữu một địa chỉ IP cố định
- Được bảo dưỡng từ nhà cung cấp
Dựa trên các lợi ích đó, việc lựa chọn một nhà cung cấp Web server tốt chiếm một phần vô cùng quan trọng trong việc phát triển website của bạn.
Những lưu ý khi sử dụng web server
Bizfly sẽ đưa cho bạn 2 lưu ý nhỏ khi sử dụng phần mềm để quá trình làm việc của bạn đạt được hiệu quả tốt hơn. Hai lưu ý đó là:
Những lưu ý khi sử dụng web server
- Cần chuẩn bị một máy tính cấu hình cao, lưu trữ dung lượng khủng và đáp ứng được số lượng lớn người dùng truy cập. Bởi xây dựng một máy chủ web là xây dựng một ứng dụng giúp người dùng có thể tìm kiếm nhanh chóng mọi thông tin liên quan đến trang web của mình.
- Cần đảm bảo việc khởi động và hoạt động không ngừng nghỉ 24/24 bởi một web server sẽ phải hoạt động trực tuyến và cung cấp thông tin nhanh chóng cho người dùng. Nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển đổi các thông tin từ máy chủ đến các máy tính người dùng. Hiện nay dịch vụ cho thuê phần mềm server khá phát triển, giữa hàng trăm lựa chọn khác nhau bạn cần hết sức tỉnh táo để tìm hiểu và lựa chọn được địa chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng nhất.
Các loại phần mềm Web Server phổ biến hiện nay
Dựa vào danh sách 5 máy chủ web dưới đây, bạn có thể chọn ra 1 phần mềm webserver để ứng dụng vào dự án.
Phần mềm web server IIS
IIS là gì? Web server IIS là một sản phẩm của Microsoft và cũng có nhiều tính năng tương tự như Apache bên trên. Tuy nhiên, nó không phải là mã nguồn mở cũng như việc chỉnh sửa các module không hề đơn giản.
Phần mềm này có thể chạy trên tất cả các nền tảng điều hành Windows.
Phần mềm web server Nginx
Nginx là gì? Web server Nginx là một gợi ý tiếp theo về một máy chủ có mã nguồn mở miễn phí. Phần mềm bao gồm máy chủ POP3 và IMAP. Có ưu điểm là tính ổn định, hiệu suất cao, cấu hình thân thiện và sử dụng tài nguyên thấp. Nó sử dụng kiến trúc lập trình theo sự kiện, có khả năng mở rộng để xử lý các yêu cầu chứ không dùng các chuỗi phức tạp. Nginx hiện đang lưu trữ khoảng 7.5% các tên miền trên khắp thế giới.
Phần mềm web server LiteSpeed
Web server LiteSpeed được so sánh giống với Apache ở rất nhiều tính năng. Nó có khả năng tải các file cấu hình Apache trực tiếp, đồng thời hoạt động như một Drop-in replacement Apache.
Bên cạnh đó, LiteSpeed được xem là có khả năng thay thế các tính năng của Apache và đơn giản hóa chúng trong sử dụng.
Phần mềm tạo web server Apache
Apache là gì? Web server Apache là phần mềm nổi tiếng trên thế giới được phát triển bởi Quỹ Apache Software. Đây là phần mềm có mã nguồn mở, hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành như Windows, Mac OS X, FreeBSD, Unix, Linux,... Trên thế giới có khoảng hơn 60% máy tính chạy trên phần mèm này.
Phần mềm máy chủ Apache có cấu trúc dạng module nên thực hiện rất dễ dàng. Người dùng có thể sửa đổi, bổ sung các module khác vào server (nếu cần).
Hy vọng thông qua bài viết vừa rồi, bạn đọc có thể hiểu sâu hơn khái niệm tổng quan về Web server là gì cũng như các thông tin liên quan về chức năng, hoạt động,... Tóm lại, Webserver là một thuật ngữ dùng để chỉ phần mềm hoặc phần cứng với nhiệm vụ xử lý các yêu cầu từ khách hàng thông qua HTTP và các giao thức khác.
Hãy lựa chọn những địa chỉ uy tín để sở hữu được phần mềm máy chủ chất lượng để phát triển website của bạn.
Đọc thêm: World wide web là gì? Tầm quan trọng của WWW trong cuộc sống
Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu máy chủ web tại đây:
- https://en.wikipedia.org/wiki/Web_server#:~:text=A%20web%20server%20is%20server,and%20several%20other%20related%20protocols.
- https://developer.mozilla.org/vi/docs/Learn/Common_questions/What_is_a_web_server
Từ khóa » Cách Xây Dựng Web Server
-
Web Server Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Web Server - Tino Group
-
Hướng Dẫn Cài đặt Và Cấu Hình Máy Chủ Web Server (Phần 1)
-
Video Hướng Dẫn Xây Dựng Web Server đơn Giản - YouTube
-
Tổng Quan Về Web Server, Web Page, Nhúng Web Cho Thiết Bị
-
Cách Xây Dựng Một Web Server Cơ Bản Bằng Go
-
Xây Dựng Webserver Từ A → Z ( 700k ) Sử Dụng Máy Tính Nhúng
-
Web Server Là Gì? Tìm Hiểu Cơ Chế Vận Hành Của Web Server
-
Hướng Dẫn Tạo Web Server Trong Mạng Lan Mới Nhất 2020
-
Hướng Dẫn Tạo Website: Cách Tạo Trang Web A-Z Cho Người Mới
-
Tìm Hiểu Và Hướng Dẫn Setup Web Server Nginx - Viblo
-
Xây Dựng Trang Web đúng Chuẩn Gồm Những Bước Nào ? - Semtek
-
8 Bước Xây Dựng Một Trang Web Hiệu Quả - Digital Learning
-
Cách Tạo Trang Web - Làm Thế Nào để Tạo Website Hoàn Chỉnh.
-
Web Server Là Gì? Tìm Hiểu Cơ Chế Hoạt động Của Web Server