[WeTrekology] 21 Đồ Dùng Cần Chuẩn Bị Khi Đi Phượt Bằng Xe Máy

NỘI DUNG CHÍNH [hiệnẩn]
  • 1. NHỮNG CHUẨN BỊ VỀ XE
  • 1.1. Bảo dưỡng xe trước chuyến phượt
  • 1.2. Những giấy tờ tùy thân
  • 1.3. Trang bị cho xe
  • 2. ĐỒ DÙNG TRÊN ĐƯỜNG
  • 2.1. Balo
  • 2.2. Đồ điện tử (điện thoại, máy nghe nhạc, máy ảnh, sạc pin…)
  • 2.3. Kính đi đường
  • 2.4. Găng tay
  • 2.5. Khẩu trang
  • 2.6. Giày - dép - ủng
  • 2.7. Bọc đầu gối & khuỷu tay (giá khoảng 350K)
  • 2.8. Khăn quàng cổ
  • 2.9. Đồ ăn cung cấp năng lượng
  • 2.10. Quần áo đi đường
  • 2.11. Đồ vệ sinh cá nhân
  • 2.12. Túi sơ cứu chấn thương
  • 2.13. Túi Nilon
  • 2.14. Các dụng cụ khác
  • 3. CHUẨN BỊ CHUNG THEO ĐOÀN
  • 3.1. Bản đồ.
  • 3.2. Danh sách thành viên
  • 3.3. Phát cho tất cả các thành viên.

Với mỗi chuyến đi phượt, các bạn luôn phải tất bật chuẩn bị đồ đạc để có một chuyến đi trọn vẹn và an toàn. Hôm nay WETREK.VN sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị chuẩn bị đồ đi phượt xe máy một cách đầy đủ và chi tiết nhất >>>Đừng bỏ qua: Bộ trang bị gợi ý đầy đủ nhất dành cho các Bikers.

1. NHỮNG CHUẨN BỊ VỀ XE

1.1. Bảo dưỡng xe trước chuyến phượt

  • Thay dầu trước khi đi.
  • Kiểm tra lốp xe trước chuyến đi, đảm bảo lốp vẫn còn độ bám tốt và ko bị “cắn săm”. Tốt nhất là thay toàn bộ săm mới, lốp nếu độ bám bắt đầu giảm thì cũng nên thay luôn.
  • Kiểm tra ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi… Tất cả phải ở trong tình trạng tốt nhất!
  • Lắp đủ 2 gương.

Do-dung-can-chuan-bi-khi-di-phuot-bang-xe-may

1.2. Những giấy tờ tùy thân

  • CMND (nên có),
  • Đăng ký xe (bắt buộc),
  • Giấy phép lái xe (bắt buộc),
  • Bảo hiểm xe (bắt buộc)
  • Hộ chiếu (phòng trường hợp đi vùng biên muốn xuất cảnh- nên có)

1.3. Trang bị cho xe

MŨ BẢO HIỂM (nên dùng loại có kính, càng kín gió càng tốt): đi phượt bằng nói chung là việc mạo hiểm vì vậy cần dùng loại mũ tốt, ko dùng những loại chỉ có tính chất “đối phó”.

>>> Xem thêm:Các phụ kiện xe máy GiVi Italiacho dân Ourdoor

mu-bao-hiem-xe-may-GiVi-WETREK.VN

Phụ kiện cho mũ bảo hiểm - Che tai: có tác dụng giữ ấm tai rất tốt!

Đồ sửa xe: Đầy đủ các dụng cụ để vá xe, sửa chữa nhẹ, bơm xe, Nên chuẩn bị thêm cả vòi cao su nhỏ và bình nước lavie loại 1,5l để dùng trong trường hợp cần hút xăng giữa các xe hoặc mua xăng khẩn cấp.

Các loại dây chằng buộc: Nên có 3-4 cái, nên chằng ba lô đằng sau và đằng trước xe. Tốt nhất là dây chun cắt từ săm ô tô mua ở mấy cửa hàng bán vật liệu XD để đảm bảo độ kéo dãn và không sợ bị đứt giữa đường

Săm xe máy, Bugi: Mỗi xe chủ động chuẩn bị theo 2 săm và 1 buzi theo đúng chủng loại xe của mình nhé!

02 bộ chìa khóa xe máy: xế giữ 1 – ôm giữ 1 (nếu xe đi độc hành thì chuyển chéo chìa còn lại giữa các xe).

Túi nilon mỏng màu vàng: (mỗi xe từ 5 – 7 túi nhé) + băng dính: dùng trong trường hợp sương mù (gặp sương mù thì nhanh chóng lấy túi này che đèn xe nhé, chống chỉ định bật đèn pha vì dễ gây lóa mắt cho xe đối diện và làm cho thị lực của xế giảm khi đi trong sương mù).

LƯU Ý: ĐỔ ĐẦY XĂNG TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG: Nguyên tắc hành quân theo đoàn là cố gắng ko dừng đổ xăng lẻ tẻ dọc đường vì vậy trước khi xuất phát các xe đều phải đổ đầy xăng, trên đường hành quân cả đoàn chỉ dừng đổ xăng tại những điểm nhất định (trừ những trường hợp khẩn cấp).

2. ĐỒ DÙNG TRÊN ĐƯỜNG

Huong-dan-cach-dong-goi-do-dac-vao-balo-du-lich

>>> Tham khảo ngay: Những vật dụng để đi leo núi cắm trại thiết yếu nhất

2.1. Balo

01 Balo loại nhỏ – để phía trước xe máy: Chứa những đồ dùng khẩn cấp và thường xuyên dùng trên đường như: máy ảnh, áo mưa bộ (chống chỉ định áo mưa cánh dơi nhé); ô (trước khi kịp mặc áo mưa vào người thì “những cơn mưa bất chợt” sẽ “ko làm ta bối rối”); nước (mỗi xe cần 2 chai lavie 0,5l + 1 bình giữ nhiệt chứa trà hoặc café), đồ ăn nhẹ (bánh, kẹo, ômai…), đèn pin, thuốc men.

01 túi bưu tá – dùng thay balo: có 2 ngăn lớn đủ cho cả xế và ôm . Cực kỳ hữu dụng khi đi đường xa, vì nếu buộc balo đằng sau thì thời gian đổ xăng sẽ bị kéo dài và quan trọng nhất là chỗ ngồi nhỏ hẹp, gây khó khăn cho cả xế lẫn ôm.

2.2. Đồ điện tử (điện thoại, máy nghe nhạc, máy ảnh, sạc pin…)

Điện thoại: Sóng khỏe, pin “trâu”, có tai nghe (đi đường nên dùng tai nghe để tránh xảy ra tai nạn), có GPS thì càng tốt (đề phòng… bò lạc ). SIM nên dùng của một trong 3 nhà mạng: Vinaphone/MobiFone/Viettel có độ phủ tốt ở các vùng sâu vùng xa.

Sạc pin: máy ảnh, điện thoại… >> tránh trường hợp quên ở nhà, lúc đó thì chỉ có cách khóc hận thôi

Máy nghe nhạc (ipod, sony walkman …): nhạc cũng giúp giảm cơn buồn ngủ, nhất là khi bạn vừa phượt giữa mênh mông núi rừng và nghêu ngao hát… “người đàn ông không bướm hoa”

2.3. Kính đi đường

Đi đường xa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là cực kỳ quan trọng. Nên có 2 loại kính:

Kính đi đường ban ngày: có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu.

Kính đi đường ban đêm: kính trắng.

2.4. Găng tay

Găng tay lái xe: (rất nên có găng tay khi đi) tạo cảm giác, nắm chặt hơn, đỡ xây xước bàn tay nên chẳng may bị đổ xe phải chống tay xuống đường.

Găng tay nilon: Đề phòng có mưa nên cả nhà mang theo cả găng tay nilon loại dùng làm bếp trước khi đi găng tay ấm ra ngoài nhé. Mùa Đông thì nên đi găng tay da cho ấm. Nên có 2 đôi găng tay để thay đổi khi ngấm sương hoặc bị mưa ướt.

2.5. Khẩu trang

Không thể không có, nên mang theo 3 chiếc để dự phòng (nếu có khăn Mông là tốt nhất, vừa ấm, vừa thoải mái lại có thể sử dụng để giữ ấm cổ)

2.6. Giày - dép - ủng

Giầy đi đường: tự chuẩn bị nên dùng giầy thể thao hoặc leo núi (tham khảo kinh nghiệm đồ leo Fan)

Dép nhựa: nên mang thêm đôi trong Balô để lội suối hoặc đến nhà nghỉ dùng cho tiện.

Ủng cao su: nên mang theo đề phòng mưa hay phải lội bùn.

Ủng nilon: để đi bên ngoài giầy hoặc bên trong (tùy thích) để chống mưa, có điều nhanh rách nên sẽ cần mỗi người vài đôi.

2.7. Bọc đầu gối & khuỷu tay (giá khoảng 350K)

  • Sử dụng bọc đầu gối khuỷu tay để hạn chế những chấn thương khi va quệt ở trên đường

2.8. Khăn quàng cổ

  • Chống chỉ định khăn len nhé, nên dùng khăn vải hoặc khăn rằn để nếu có bị ướt thì còn dễ dàng hong khô.

2.9. Đồ ăn cung cấp năng lượng

Socola: ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt.

Bánh kẹo: tùy khẩu vị.

Đồ ăn đóng hộp.

Nước: mỗi người cần 1 chai 0,5l, khi nào hết thì đến các điểm nghỉ chân nên bổ sung ngay.

Trà, café (cực kỳ cần vì đi đường dài dễ gây mệt mỏi và buồn ngủ): Nên mua loại bình giữ nhiệt loại 0,5 lít hoặc to hơn trong siêu thị để pha café mỗi sáng và mang theo trên đường. Sẽ rất buồn ngủ đấy, nên mang nhiều cho cả xế và ôm. Ngoài ra cũng nên mua mỗi xe 1 gói kẹo café Kopiko dự trự.

2.10. Quần áo đi đường

Nên mặc quần áo dày, chống gió, bụi và khi ngã xe chống được thương tích do xây xát tay chân với mặt đường. Hay nhất là đầu tư bộ quần áo chuyên dụng để đi mô tô, có điều là …. đắt. (Tất cả quần áo, đồ dùng trước khi cho vào balo đều nên bọc lại = túi nilon loại dày dặn nhé). Cụ thể:

Áo mưa: Nên mua áo mưa bộ, vừa chống nước vừa chống gió rất tiện dụng (Không chơi áo mưa giấy hay loại cánh dơi, xẻ tà, tung bay rất cản gió và nguy hiểm).

Quần áo đi đường: 1 – 2 bộ (đề phòng bị ướt còn có cái thay thế)

Quần áo mặc bên trong: mỗi ngày 1 bộ (áo phông và…. )

Quần áo mặc đi ngủ: 1 bộ

Áo len: 2 chiếc

Áo gió: 1 chiếc

Áo VN: Phục vụ nhu cầu “điệu”)

2.11. Đồ vệ sinh cá nhân

Khăn mặt, bàn chải, xà phòng, dầu gội, bông tắm… tùy nhu cầu, thậm chí nhiều anh em còn mang kem dưỡng da, nước rửa mặt, sửa tắm, nước hoa…

2.12. Túi sơ cứu chấn thương

  • Bông, gạc, băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, đau bụng (berberin), viên hạ sốt (panadol viên nén dài rất thích hợp)….
  • 1 túi salopas, 1 lọ deepheat để bôi giảm đau cơ khi leo núi, dầu gió (bạch hổ hoạt lạc cao nhé), cần cả vài gói Arezon (loại dành cho trẻ em uống khi tiêu chảy ấy) để uống phòng khi mất nước.

2.13. Túi Nilon

  • Túi nilon to dùng để bọc balo (nên dùng balo có sẵn "Áo Mưa Balo" chuyên dụng)
  • Túi nilon cỡ nhỏ và vừa dùng để chứa quần áo bẩn và RÁC.

2.14. Các dụng cụ khác

Dụng cụ: dao; kéo; đèn pin (dùng để tắc kè hoặc xử lý sự cố khi phải đi đêm); máy sấy tóc (đặc biệt cần, vì ngoài việc dùng để sấy tóc còn cần dùng khi sương mù hay mưa làm ướt sạch những thứ cần khô, và ko thể chờ nhau cả đêm chỉ để đến lượt sấy quần áo …)

Giấy ướt: (cái này sẽ rất hữu dụng đấy)

Dây thừng dài: cần khi chuyến đi có leo núi.

3. CHUẨN BỊ CHUNG THEO ĐOÀN

3.1. Bản đồ.

Chuẩn bị bản đồ mỗi người 1 chiếc

3.2. Danh sách thành viên

Ghi đầy đủ những thành viên tham gia chuyến, có cả xế và ôm, bao gồm các thông tin:

  • Họ tên
  • Số điện thoại
  • Ngày sinh
  • Email
  • YM/FB
  • Vị trí xe đi trong đoàn (đánh theo số thứ tự)

3.3. Phát cho tất cả các thành viên.

  • Với các chuyến đi dài ngày, nên có lịch trình cụ thể cho từng ngày để mọi thành viên đều nắm rõ.
  • Cờ cỡ nhỏ buộc vào mỗi xe để dễ nhận ra nhau khi di chuyển
  • Cờ cỡ to: để pose chung cả đoàn!

CHÚC BẠN LÊN ĐƯỜNG MAY MẮN!

(Alex T.Duong)

Từ khóa » đi Phượt Bằng Xe Máy ô Tô