WHR Là Gì? Chỉ Số WHR Bao Nhiêu được Coi Là Lý Tưởng?
Bạn không biết WHR là gì? Chỉ số WHR được tính như thế nào? WHR bao nhiêu thì được coi là lý tưởng? Hãy cùng giải đáp tất cả những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây nhé.
WHR LÀ GÌ?
WHR là chữ viết tắt của cụm từ waist-hip ratio, hoặc còn được gọi là Waist-to-hip ratio, có nghĩa là tỷ lệ eo – hông.
Cụ thể hơn, WHR là tỉ lệ giữa chu vi vòng eo và chu vi vòng hông. WHR là một trong số các phép đo mà bác sĩ có thể sử dụng để đánh giá về tình trạng thừa cân và sức khỏe tổng quan của một người.
CÁCH TÍNH WHR
Để xác định chỉ số WHR, trước tiên chúng ta cần phải đo chu vi vòng eo và vòng hông:
- Để đo chu vi vòng eo, bạn nên đứng thẳng và thở hết không khí ra ngoài. Bước tiếp theo, dùng thước dây để đo 1 vòng xung quanh eo. Vị trí đặt thước nên nằm trên rốn một chút, sao cho vị trí đó là nơi mà vòng eo có giá trị nhỏ nhất. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác, chúng ta không nên kéo thước dây quá chặt.
- Đối với vòng hông thì bạn cũng nên đứng thẳng khi đo. Bước tiếp theo, quấn thước dây quanh phần rộng nhất của vòng hông và ghi số liệu. Sau khi có đủ các thông số cần thiết, ta sẽ tính được WHR.
WHR sẽ được tính bằng cách chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông. Bên cạnh đó, bởi vì chúng ta chỉ lấy tỷ lệ của 2 số đo nên bạn có thể dùng đơn vị centimeters (cm) hay inches (in) đều được.
WHR = số đo vòng eo / số đo vòng hông
PHÂN BIỆT CÁC DẠNG NGƯỜI DỰA VÀO WHR
1. Thân hình quả lê
Người có WHR nhỏ hơn 1 thì được xếp vào loại có thân hình quả lê, tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông, và các vùng xung quanh, như háng và đùi.
Thường gọi là béo phì phần thấp, kiểu béo phì này thường gặp ở phụ nữ và tiềm ẩn ít nguy cơ bệnh tật hơn.
2. Thân hình quả táo
Người có WHR lớn hơn 1 thì được xếp vào loại có thân hình quả táo, nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng.
Đây là béo phì kiểu “trung tâm” hay còn gọi là béo phì “phần trên”, thường gặp ở nam giới.
Kiểu béo phì này cho thấy nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn như như các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, gan, sỏi mật, viêm tuyến tiền liệt và sinh lý ở nam giới.
CHỈ SỐ WHR BAO NHIÊU LÀ LÝ TƯỞNG
Theo các chuyên gia, chỉ số WHR lý tưởng đối với phụ nữ nên nhỏ hơn hoặc bằng 0,7 còn đối với nam giới thì nên nhỏ hơn hoặc bằng 0,9.
Hiện nay, ngoài whr ra, một thể hình chuẩn đẹp còn cần bao gồm 6 múi đối với nam giới và cơ bụng số 11 đối với phụ nữ.
Dưới đây là bảng nguy cơ sức khỏe dựa theo tỷ số vòng eo trên vòng mông:
Nam | Nữ | Mức nguy hiểm đến sức khỏe |
0,9 | 0,7 | Sức khỏe tốt |
0,9 – 0,95 | 0,7 – 0,8 | Ít nguy hại |
0,96 - 1 | 0,81 – 0,85 | Trung bình |
Trên 1 | Trên 0,85 | Cao (nguy hiểm) |
ƯU ĐIỂM CỦA WHR
Việc sử dụng chỉ số WHR thực sự khá dễ dàng, không tốn nhiều chi phí và tương đối chính xác để đánh giá mức lượng mỡ trong cơ thể của bạn.
Chúng cũng có thể giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Một vài nghiên cứu cho thấy WHR thậm chí còn chính xác hơn BMI trong việc dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ví dụ, một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 với hơn 15000 người trưởng thành cho thấy, WHR cao có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm, ngay cả ở những người có chỉ số BMI trung bình.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy việc chỉ số WHR giảm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy rằng việc giảm WHR xuống 5% giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh thận mãn tính ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA WHR
Mặc dù có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên WHR cũng có những nhược điểm khiến chúng ta cần cân nhắc khi sử dụng. Việc tính toán chỉ số WHR rất dễ xảy ra sai sót bởi bạn cần phải thực hiện hai phép đo riêng biệt. Đặc biệt, rất khó để đo chính xác số đo vòng hông của bạn.
Chỉ số WHR sẽ không hoạt động tốt với những người trưởng thành cao dưới 1m50. Bên cạnh đó, những người có BMI lớn 35 hoặc trẻ em cũng được khuyến cáo không nên sử dụng WHR.
Không chỉ dừng lại ở đó, một lỗi rất lớn của WHR đó là chúng chỉ xét đến chu vi của các vùng trên cơ thể chứ không tính đến phần trăm lượng mỡ trong cơ thể.
Giả sử bạn là một người khá béo và tích mỡ ở cả bụng lẫn mông và đùi. Khi đó, vòng bụng của bạn sẽ là 80 và vòng hông là 100 cm.
Như vậy… Nếu chúng ta nhập các chỉ số này vào công cụ tính WHR thì kết quả trả về sẽ là 80/100 = 0,8. Một con số khá chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế thì bạn là một người bị thừa cân và có nguy cơ cao mắc các bệnh về sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo số đo 3 vòng chuẩn của nam và nữ để có đánh giá chính xác hơn.
Việc thường xuyên theo dõi các chỉ số của cơ thể như WHR sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ của mình. Bạn có thể không đặt mục tiêu lý tưởng hóa vóc dáng của mình lên hàng đầu nhưng hãy giữ cho mình các chỉ số cơ thể trong hạn mức cho phép để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe.
Từ khóa » Tính Whr
-
Những Chỉ Số đo Lường Vóc Dáng Khỏe đẹp | BIDV MetLife
-
Những Công Thức Tính Một Vóc Dáng Khỏe đẹp - VnExpress
-
WHR Là Gì ? Cách đánh Giá Mức độ Hấp Dẫn
-
Cách Tính Chỉ Số WHR - Tỷ Số Vòng Eo Trên Vòng Mông
-
Chỉ Số Eo Hông | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tỉ Lệ Eo - Hông, Chỉ Số Của Sức Khỏe - Báo Tuổi Trẻ
-
Kích Thước Vòng Eo Trung Bình Cho Phụ Nữ | Vinmec
-
Cách đo Và Tính Chỉ Số BMI Theo Hướng Dẫn Của Viện Dinh Dưỡng ...
-
Cách Tính Nhanh Cân Nặng Lý Tưởng | LANUI
-
Uớc Lượng Nguy Cơ Sức Khỏe Với Chỉ Số Vòng Eo/vòng Hông (WHR)
-
Waist-Hip Ratio (WHR) - Chỉ Số Eo-mông. - Hoàng Phát Medical
-
Tại Sao Chỉ Số Eo- Hông Lại Quan Trọng? | VIAM
-
Tỷ Số Vòng Eo Trên Vòng Mông – Wikipedia Tiếng Việt