Wifi Yếu - “Bóc Trần” 8 Nguyên Nhân Chính Và Cách Khắc Phục
1. Wifi yếu do cổng cáp và dây mạng có vấn đề
Wifi yếu do dây cáp mạng đang sử dụng là loại đời cũ dẫn đến tình trạng không khai thác được tối đa băng thông. Đặc biệt là trường hợp đăng ký gói cước trên 100Mbps nhưng cáp mạng không đạt chuẩn Gigabit thì bạn sẽ không thể đạt được tốc độ đường truyền như ý. Để biết được chuẩn dây cáp bạn đang dùng, hãy xem qua thông tin dưới đây:
Tiêu chuẩn | Thông tin |
Cat 5 | Loại cáp có tuổi đời khá cao đem đến tốc độ truyền tải tối đa là 100Mbps. |
Cat 5e | Cat5e hỗ trợ tốc độ truyền tải lên đến 1000Mbps và có khả năng chống nhiễu tốt hơn chuẩn Cat5. |
Cat 6 | Loại cáp này cung cấp hiệu suất truyền tải tốt hơn so với 2 chuẩn cáp Cat5 và Cat5e nhờ cấu trúc lõi chữ thập giúp hạn chế tối đa nhiễu tín hiệu và cho tốc độ truyền tải lên đến 10000 Mbps trong khoảng cách 37m. |
Cat 6a | Đây là chuẩn cáp mới nhất ở thời điểm hiện tại, tốc độ truyền tải được đảm bảo lên đến 10000 Mbps trong khoảng cách 100m. Loại cáp này có giá thành cao nhưng bù lại thì được trang bị thêm lớp đệm bên ngoài cho khả năng khử nhiễu cao gấp nhiều lần các cáp chuẩn cũ. |
Thay dây cáp Ethernet mới để tín hiệu mạng được tốt hơn
Ngoài ra, wifi yếu cũng có thể do cổng cáp được bấm không chuẩn, kéo dây quá dài hoặc thực hiện cuốn (xoắn) dây cáp nhiều vòng gây nhiễu tín hiệu. Bạn có thể thay mới dây cáp thành loại dây có chuẩn cao hơn loại cũ, độ dài phù hợp với khoảng cách từ máy tính đến router/modem. Đồng thời, bạn nên bấm lại đầu mạng mới nếu nghi ngờ cổng cáp lỏng và không nên xoắn dây cáp mạng nhiều vòng.
2. Wifi kém do quá nhiều thiết bị kết nối trong nhà bạn
Tuỳ vào cấu hình của từng bộ định tuyến mà nhà sản xuất sẽ đưa ra khuyến nghị về số lượng thiết bị kết nối tương ứng. Trong đó, đa phần các modem wifi được nhà mạng cung cấp thường chỉ đáp ứng được từ 6 - 8 kết nối trong cùng lúc. Do đó, nếu số lượng thiết bị trong nhà bạn nhiều hơn con số này thì khó tránh khỏi tình trạng wifi bị yếu, giật, lag khi sử dụng. Cách giải quyết là thực hiện ngắt bớt các kết nối wifi không cần thiết trong nhà nếu bạn không sử dụng đến hoặc mua một bộ định tuyến không dây mới.
3. Kết nối wifi yếu do quá nhiều người dùng
Vào các thời điểm đông người dùng nhất như buổi tối thì số lượng kết nối wifi sẽ tăng đột biến. Lúc này, người dùng thường sử dụng nhiều các dịch vụ mạng đòi hỏi băng thông cao như chơi game, livestream, xem video 4K… nên bạn sẽ thấy wifi rất yếu hay thậm chí là xoay vòng liên tục do tắc nghẽn mạng. Bạn có thể dễ dàng ngăn chặn việc nghẽn mạng bằng khả năng phân chia băng thông trong mạng (QoS) căn cứ theo dịch vụ mạng và các thiết bị trong nhà. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng tổng lượng băng thông chia cho các thiết bị không được lớn hơn băng thông mà bạn thuê từ ISP.
Thực hiện phân chia băng thông mạng để tránh mạng bị nghẽn
4. Sóng Wifi của bạn bị nhiễu
Hiện nay, hầu như gia đình nào cũng có thể tự trang bị hệ thống wifi riêng chính vì vậy số lượng modem/router trong một khu vực khá là nhiều. Do đó, khó tránh khỏi các sóng wifi được phát ra ở cùng kênh với nhau dẫn đến tình trạng nhiễu sóng, wifi full vạch nhưng mạng lúc nào cũng lag. Bạn có thể kiểm tra và điều chỉnh lại kênh phát sóng wifi phù hợp cho modem/router nhà mình hoặc đổi thiết bị phát đang dùng sang loại thiết bị hai băng tần có chuẩn wifi AC hoặc AX. Nếu bạn còn ngại vấn đề thay đổi thiết bị thì tạm thời có thể thử điều chỉnh kênh phát sóng wifi theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Xác định kênh phát sóng wifi của router nhà bạn và các router xung quanh bằng phần mềm quét sóng chuyên dụng như Wifi Analyzer (dành cho Android), AirPort Utility (dành riêng cho iOS) và inSSIDer cho Windows.
Bước 2: Lựa chọn kênh truyền ít người sử dụng nhất và điều chỉnh wifi về kênh phát sóng đó: Truy cập giao diện Quản lý của router → Mạng không dây → Cài đặt mạng không dây → Điều chỉnh kênh truyền và độ rộng kênh (đa số các sóng wifi chuẩn cũ sẽ có độ nhiễu cao do trùng kênh vì vậy cần điều chỉnh cả độ rộng kênh về 20MHz để hạn chế nhiễu cao nhất có thể).
Kiểm tra và xác định kênh phát sóng wifi
5. Wifi bị yếu do kết nối ISP của Server DNS chạy chậm
Hiện nay, tất cả các kết nối mạng đều được trao đổi qua một hệ thống máy chủ DNS. Tuy nhiên, các DNS được ISP cung cấp không phải lúc nào cũng ổn định và tối ưu. Chính vì thế, các kết nối mạng đôi khi bị chậm và thậm chí không thể vào các trang web hay ứng dụng dù internet vẫn đang hoạt động. Khi gặp phải trường hợp do ISP thì bạn có thể nhanh chóng thay đổi địa chỉ DNS trên máy tính và điện thoại của bạn. Nếu vấn đề xảy ra thường xuyên bạn có thể cân nhắc thay đổi DNS mạng ngay trên router để tiết kiệm thời gian.
6. Wifi kết nối yếu do ISP đang điều chỉnh kết nối của bạn
Tất cả các kết nối mạng từ hộ gia đình đều được các nhà cung cấp mạng (ISP) quản lý tập trung trên cùng hệ thống nên khó tránh khỏi tình trạng tắc nghẽn. Để hạn chế tình trạng trên thì một số thời điểm ISP sẽ thực hiện điều chỉnh kết nối của từng hộ gia đình trong thời gian sử dụng internet cao điểm. Đó là nguyên nhân khiến wifi yếu vào các thời điểm số lượng sử dụng mạng lớn, đặc biệt là vào buổi tối hay các ngày nghỉ lễ. Bạn cần báo ngay với nhà mạng nếu cảm thấy vấn đề này ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt của gia đình mình. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo Cách khắc phục tình trạng wifi yếu vào buổi tối.
7. Wifi kém do modem/router có tốc độ truyền tải yếu
Mạng wifi chập chờn do một số cá nhân hoặc hộ gia đình đang sử dụng các loại modem/router wifi chuẩn cũ (802.11a, 802.11b, 802.11g). Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát sóng và tốc độ truyền tải khiến wifi không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hơn nữa, các loại modem/router chuẩn cũ cũng không hoàn toàn tương thích với các thiết bị đầu cuối hiện nay nên sẽ làm cho kết nối giữa 2 bên yếu và chập chờn. Bạn có thể thay đổi một modem/router với chuẩn wifi mới hơn (802.11N, 802.11ac, 802.11ax, 802.11ad).
8. Wifi kết nối yếu do phạm vi phủ sóng router ngắn
Tầm phát sóng của một bộ phát wifi đặt trong môi trường có vật cản chỉ ở mức 5 - 7m nên nếu bạn đặt wifi gần các vật có khả năng làm nhiễu sóng wifi thì tình trạng wifi yếu là khó tránh khỏi. Dựa vào các nguyên nhân gặp phải, bạn có thể tham khảo các cách dưới dây:
Thứ nhất: Bạn hãy lắp đặt modem/router tại các vị trí thông thoáng như treo tường (cách trần ít nhất 30cm), điểm thông tầng, tránh xa các vị trí có hồ cá, hồ nước, tivi, lò vi sóng… đặc biệt là tránh đặt gần các vật dụng được cấu tạo bằng kim loại (cửa tôn, cửa sắt...).
Thứ hai: Bạn có thể đặt thêm access point hoặc repeater tại vùng sóng yếu chập chờn để tăng khoảng cách phát sóng.
Thứ ba: Bạn cũng có thể cân nhắc thay đổi bộ phát wifi chuẩn AC băng tần kép để hạn chế vấn đề nhiễu sóng từ các thiết bị xung quanh. Vì đa phần các thiết bị như lò vi sóng, radio đều có tần số phát sóng ở băng tần 2.4GHz.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thiết bị Wifi Mesh để dễ dàng khắc phục tình trạng wifi yếu, nếu nhà bạn có diện tích từ 70m2 trở lên hoặc có nhiều tầng lầu. Trong đó, bộ Wifi Mesh được tin dùng nhất hiện nay phải kể đến là Home Wifi Viettel với nhiều ưu điểm nổi trội. Home Wifi Viettel là một hệ thống wifi mạnh được liên kết chặt chẽ với nhau bởi 2 hoặc nhiều thiết bị phát sóng có mã ZTE ZXHN H196A. Từ đó, các thiết bị này sẽ tạo nên một mạng lưới wifi mesh bao trùm toàn bộ khu vực được lắp đặt, cung cấp tín hiệu wifi tốc độ cao và ổn định.
Home Mesh Wifi của Viettel phủ sóng Wifi toàn bộ ngôi nhà diện tích 300m2 với bộ 3 node.
Bạn có thể thử sử dụng thiết bị Home Wifi của Viettel miễn phí bằng cách đăng ký sử dụng gói cước SuperNet.
Gói cước | Băng thông | Giá cước gồm VAT theo khu vực (VNĐ) | ||
Nội thành | Ngoại thành | 61 tỉnh | ||
SUPERNET1 (01 AP) | 100 Mbps | 265.000 | 245.000 | 225.000 |
SUPERNET2 (02 AP) | 120 Mbps | 280.000 | 260.000 | 245.000 |
SUPERNET4 (02AP) | 200 Mbps | 390.000 | 370.000 | 350.000 |
SUPERNET5 (03 AP + 2 TV) | 250 Mbps | 525.000 | 480.000 | 430.000 |
Wifi yếu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mong rằng các cách khắc phục trong bài viết trên sẽ giúp bạn xử lý triệt để các vấn đề về wifi đang gặp phải. Để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng hoặc cần tìm hiểu thêm về gói cước SuperNet, bạn hãy liên hệ qua số hotline 18008168, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Từ khóa » Cục Wifi Phát Sóng Yếu
-
Wifi Bị Chậm, Yếu Sóng. Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
10 Cách Khắc Phục Mạng Yếu, Wifi Chậm Bất Thường | Nguyễn Kim
-
7 MẸO "đơn Giản" để Khắc Phục Wifi Yếu, Ai Cũng Thực Hiện được
-
Điện Thoại Bắt Wifi Kém, Máy Bắt Wifi Yếu - Tại Sao, Cách Sửa Lỗi
-
Cách Khắc Phục Lỗi điện Thoại Bắt WiFi Yếu, Kết Nối WiFi Chập Chờn
-
9 Nguyên Nhân Khiến Wifi Nhà Bạn Bị Chậm, Yếu Sóng Và Cách Khắc ...
-
WiFi Kết Nối Yếu Không Còn Là Nỗi Lo Với 11 Tuyệt Chiêu Sau - TP-Link
-
Cải Thiện Mạng Wifi Chậm Và Hay Rớt Mạng(thành Công 100%)
-
8 Cách Tự Khắc Phục Wifi Yếu, Wifi Kém, Chập Chờn, Giật Lag
-
Lý Do Cục Wifi Không Phát Sóng? Cách Khắc Phục Cực Dễ Cho Người ...
-
Khắc Phục Tình Trạng Sóng Wifi Yếu Tại Căn Hộ Chung Cư
-
Cách Khắc Phục Laptop Bắt Wifi Yếu Đơn Giản, Dễ Áp Dụng Nhất
-
Mang Đi Tiện Dụng - NGUYÊN NHÂN KHIẾN BỘ PHÁT WIFI 4G ...
-
[Mã 257ELSALE Giảm 7% đơn 300K] Cục Phát Wifi Mini Cầm Tay ...