Wikipedia:Biểu Quyết/Hiệu Lực Của Phiếu Trắng
Có thể bạn quan tâm
Hiệu lực của phiếu trắng trong biểu quyết
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi đề nghị cộng đồng xem xét và thảo luận về tính hiệu lực của phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu dạng chọn lấy một trong hai giải pháp trái ngược: thuận/chống. Ví dụ về các biểu quyết dạng này:
- "Ủng hộ/phản đối" - Biểu quyết chọn bảo quản viên,
- "xóa/giữ" - Biểu quyết xóa bài,
- "phục hồi/không phục hồi" - Biểu quyết phục hồi bài,
- "Có/Không" - phán quyết xem TmctBot có thuộc diện tài khoản con rối hay không (tưởng tượng)...
Tình trạng sử dụng hiện nay của phiếu trắng:
- Được tính vào tổng số phiếu khi dùng làm điều kiện kết thúc biểu quyết
- Được tính trong tổng số phiếu khi tính tỷ lệ chống/tổng hoặc thuận/tổng.
Kết quả là phiếu trắng tuy có ý nghĩa "không phản đối cũng chẳng ủng hộ", nhưng lại có hiệu lực của một phiếu chống. Cụ thể, theo thống nhất tại đây:
- Khi bỏ phiếu bầu bảo quản viên, điều kiện trúng cử tính theo tỷ lệ "thuận/tổng". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "phản đối".
- Khi bỏ phiếu xóa bài vì chất lượng/tiêu chuẩn, kết quả tính theo tỷ lệ "xóa/tổng". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "giữ". Ví dụ cực đoan: 1 biểu quyết xóa bài có 5 phiếu: 2 phiếu xóa và 3 phiếu trắng sẽ đủ điều kiện kết thúc và cho kết quả là "giữ" do số phiếu xóa không đủ quá bán.
Hậu quả là: người không có ý chống nhưng lại vô tình góp sức chống, còn người muốn chống nhưng không muốn chống ra mặt có thể dùng phiếu trắng để đạt hiệu quả y hệt phiếu chống.
Tóm lại, phiếu trắng đang có hiệu lực giống hệt một phiếu chống, điều này hoàn toàn không phù hợp với ý nghĩa "trắng" của nó. Tình trạng này phải được chấm dứt.
Vấn đề tính hiệu lực của phiếu trắng đã được bàn tại đây, được biểu quyết tại đây, nhưng tiếc là chưa được ghi vào một quy định nào, nên đa số không biết đến và không áp dụng nó.
Do đó, tôi mở lại biểu quyết về phiếu trắng. Tmct (thảo luận) 14:17, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Biểu quyết
[sửa | sửa mã nguồn] Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung.Biểu quyết này sẽ kéo dài 2 tuần, kết thúc vào ngày 7 tháng 3, sẽ có hiệu lực với các cuộc bỏ phiếu được bắt đầu sau ngày 7 tháng 3 năm 2008.
Mỗi người tham gia có thể chọn ủng hộ 1 hoặc nhiều lựa chọn. Chỉ có phiếu ủng hộ là được chấp nhận, không có phản đối hay trắng. Tmct (thảo luận) 14:54, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có 03 lựa chọn. Dưới đây là các lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của mức độ triệt để.Tmct (thảo luận) 11:32, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Do có thảo luận còn đang tiếp diễn, biểu quyết này sẽ kéo dài thêm 1 tuần, kết thúc vào ngày 14 tháng 3, sẽ có hiệu lực với các cuộc bỏ phiếu Yes/No được bắt đầu sau ngày 14 tháng 3 năm 2008, mà người tổ chức nó không tự quy định cụ thể công thức tính kết quả. Tmct (thảo luận) 14:37, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
O. Loại bỏ hoàn toàn khái niệm "phiếu trắng"
[sửa | sửa mã nguồn]Nội dung: "Không chấp nhận phiếu trắng, tất cả những gì không phải phiếu thuận hay phiếu chống đều xếp vào mục Ý kiến." Đặc điểm: Hiệu lực y như lựa chọn A, nhưng hình thức rõ ràng hơn và không khuyến khích quan điểm ba phải.
Bỏ phiếu từ đây (xin đừng sửa đổi phần trên):
- Đồng ý. Như thảo luận phía dưới và thảo luận ở trang thảo luận của Tmct. FOM (thảo luận) 11:36, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
A. Loại bỏ hoàn toàn việc đưa phiếu trắng vào công thức để tính phiếu tối thiểu
[sửa | sửa mã nguồn]Nội dung: "Phiếu trắng không được tính là một phiếu mà chỉ được coi là một ý kiến" Đặc điểm: Đơn giản.
Bỏ phiếu từ đây (xin đừng sửa đổi phần trên):
- Loại bỏ. Cụ thể, với một biểu quyết có số phiếu: x thuận, y chống thì:
- con số quyết định biểu quyết đã đủ số phiếu tối thiểu hay chưa: (x+y)
- tỷ lệ phiếu để tính kết quả: thuận/tổng = x/(x+y) hoặc chống/tổng = y/(x+y)
- Quá thời hạn cho cuộc bỏ phiếu mà không đủ số phiếu tối thiểu thì lấy số phiếu quá bán Wikipedia:Biểu quyết#Số phiếu quá bán khi không đưa phiếu trắng vào công thức tính phiếu tối thiểu.
- Ủng hộ. Không phải việc lựa chọn cả hai là ba phải, nhưng tôi đồng ý O hơn, nhưng nếu mọi người chọn A tôi cũng góp phần. FOM (thảo luận) 11:48, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ loại bỏ hoàn toàn hiệu lực phiếu trắng vì phiếu trắng là đứng ngoài cuộc, quan điểm ba phải không rõ ràng.--Bd (thảo luận) 15:18, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
B. Giảm hiệu lực phiếu trắng
[sửa | sửa mã nguồn]Nội dung::"Phiếu trắng chỉ được đếm trong tổng số phiếu khi kiểm tra xem biểu quyết đã đạt số phiếu tối thiểu hay chưa; không dùng trong công thức tính tỷ lệ phiếu cho kết quả biểu quyết" Cụ thể, với một biểu quyết có số phiếu: x thuận, y chống, z trắng thì:
- con số quyết định biểu quyết đã đủ số phiếu tối thiểu hay chưa: (x+y+z)
- tỷ lệ phiếu để tính kết quả: thuận/tổng = x/(x+y) hoặc chống/tổng = y/(x+y)
Đặc điểm: Khuyến khích sự tham gia của nhiều người. Trong trường hợp số phiếu thuận+chống không đủ số phiếu tối thiểu, phiếu trắng có khả năng đẩy cuộc bỏ phiếu đến kết thúc nhanh hơn. Ví dụ cực đoan: 4 phiếu trắng sẽ đẩy một cuộc bỏ phiếu xóa bài mới có 1 phiếu xóa đến chỗ đủ điều kiện kết thúc với kết quả là "xóa"; 4 phiếu trắng sẽ đẩy một cuộc bỏ phiếu xóa bài mới có 1 phiếu thuận đến chỗ đủ điều kiện kết thúc với kết quả là "giữ".
Bỏ phiếu từ đây (xin đừng sửa đổi phần trên):
- Ủng hộ: Tôi ủng hộ phương cách này, nhưng nhờ Tmct nói rõ hơn về ý không dùng khi tính tỷ lệ 1/2, 2/3 của kết quả biểu quyết. Theo cách hiểu của tôi thì "phiếu trắng chỉ dùng để tính số phiếu để kết thúc, nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyết định thuận/chống", tức là nếu thuận/chống/trắng là 2/2/10 thì...biểu quyết không thể kết luận. Đúng không nhỉ? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:47, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời] Bạn hiểu đúng. Tôi đã thay bằng công thức, hy vọng giờ thì rõ ràng hơn. Tmct (thảo luận) 23:01, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ: Biểu quyết nên cần có sự tham gia của nhiều người, càng đông càng tốt. Phiếu trắng nên được tính trong tổng số phiếu nhưng không được tính trong phần thuận/chống hay tỉ lệ thuận/chống. Khi biểu quyết nào cần có kết quả nhất định thì nên chú thích rằng phiếu trắng không hợp lệ. Dương Khang {blabla} 18:15, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ. Trong các cuộc bỏ phiếu đều có phiếu trắng. Nhưng với những trường hợp cực đoan như trên (1/0/4 --> xoá) thì nên có thêm quy định đủ N phiếu thuận (ví dụ 3, 4...) thì mới được xoá, như vậy loại được trường hợp có 1 phiếu --> xoá. conbo trả lời 03:22, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời] Đề nghị Conbo xem lại phiếu, bạn ủng hộ chính lựa chọn này hay muốn tạo một lựa chọn khác chặt hơn lựa chọn này? Tmct (thảo luận) 15:28, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ. Đây là cách hợp lý nhất, và cũng đồng ý với ý kiến của conbo Adia (thảo luận) 07:04, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời] Tôi cũng đề nghị Adia tương tự như với Conbo. Tmct (thảo luận) 15:28, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ. Phiếu trắng chỉ nên đóng góp vai trò sớm làm đủ số phiếu cần thiết, không nên cho nó đóng vai lúc thì như "Yes", lúc thì như "No". Tóm lại là không nên loại bỏ hoàn toàn phiếu trắng ra khỏi các cuộc bỏ phiếu, cho nó góp vào tổng số phiếu cũng như 1 lời cảm ơn, đại loại: "cảm ơn bạn đã ghé thăm và cho ý kiến, dù ý kiến của bạn chẳng theo ai cả". Không có gì là quá đáng nếu các cuộc bỏ phiếu "Xoá" có kết quả: 1 xoá - 0 giữ - 4 trắng và kết luận là "Xoá". Rõ ràng là bài đó đã có ít nhất 5 người quan tâm đến, anh đã quan tâm tới mà lại không bày tỏ thì kết quả thế nào anh đừng kêu ca. Còn những người khác, không rõ có vào net để ghé qua thăm nó không, nhưng nếu thậm chí không buồn bỏ phiếu thì có nghĩa là anh còn bàng quan hơn cả người bỏ phiếu trắng, vậy thì kết quả thế nào (chung cuộc chỉ có duy nhất 1 phiếu bỏ theo hướng mà anh không mong muốn), anh phải chấp nhận và càng không có lý do để kêu!--Trungda (thảo luận) 07:38, ngày 8 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ, phương thức giảm hiệu lực của phiếu trắng mà ko nhất thiết loại bỏ hoàn toàn (vì mọi cuộc bỏ phiếu đều chấp nhận phiếu trắng như một thực tế). Khương Việt Hà (thảo luận) 18:06, ngày 11 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
C. Giảm hiệu lực phiếu trắng: cách 2
[sửa | sửa mã nguồn]Nội dung::"Phiếu trắng chỉ được đếm trong tổng số phiếu khi kiểm tra xem biểu quyết đã đạt số phiếu tối thiểu hay chưa; không dùng trong công thức tính tỷ lệ phiếu cho kết quả biểu quyết" Cụ thể, với một biểu quyết có số phiếu: x thuận, y chống, z trắng thì:
- Con số quyết định biểu quyết đã đủ số phiếu tối thiểu hay chưa: (x+y+z)
- Tỷ lệ phiếu để tính kết quả: Chọn kết quả là số phiếu quá bán (>1/2) của số phiếu tối thiểu.(nếu hết thời hạn bỏ phiếu do đã đủ số phiếu tối thiểu thì lấy kết quả là số quá bán: hoặc Y, hoặc X).
Bỏ phiếu:
Kết quả
[sửa | sửa mã nguồn] O. Loại bỏ hoàn toàn khái niệm "phiếu trắng" 1 phiếu A. Loại bỏ hoàn toàn việc đưa phiếu trắng vào công thức để tính phiếu tối thiểu 3 phiếu B. Giảm hiệu lực phiếu trắng 6 phiếu C. Giảm hiệu lực phiếu trắng (cách 2) 0 phiếu Kết quả B là lựa chọn được nhiều phiếu ủng hộ nhất. Điều lệ cho biểu quyết xóa, biểu quyết phục hồi bài, biểu quyết chọn bảo quản viên sẽ được sửa theo nội dung này. Kể từ hôm nay, kết quả của cuộc biểu quyết này có hiệu lực cho các cuộc bỏ phiếu Yes/No mà quy cách của nó không được người tổ chức tự đặt ra. Tmct (thảo luận) 14:27, ngày 14 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung.
Ý kiến
[sửa | sửa mã nguồn]Thông lệ quốc tế chắc cũng có quy định về phiếu trắng, theo đó áp dụng cho wiki cũng được. Phiếu trắng là ba phải, "mười tám cũng ư, mười tư cũng gật", nghĩa là không ý kiến gì, kết quả nào cũng được. Phiếu trẵng chỉ biểu hiện không chống lại cuộc bỏ phiếu, còn kết quả thì theo... đa số, có cần thiết bỏ phiếu không118.68.66.142 (thảo luận) 14:43, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tình trạng hiện nay là: 1 biểu quyết xóa bài có 5 phiếu: 2 phiếu xóa và 3 phiếu trắng cho kết quả là "giữ" do số phiếu xóa không đủ quá bán, mặc dù không có ai đề nghị giữ. Tmct (thảo luận) 14:52, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]Trường hợp này giữ là đúng vì người bỏ phiếu trắng chỉ tán thành cuộc bỏ phiếu là hợp lệ, còn kết quả người đó không có ý kiến, họ đồng ý với kết quả theo quy định hiện có. (Nếu cuộc bỏ phiếu không có quy định cụ thể gì thì họ thừa nhận kết quả theo sự bỏ phiếu =đa số).118.68.66.142 (thảo luận) 14:59, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vì có quy định rõ ràng, và hiệu quả của quy định hiện hành là 3 phiếu trắng trên có tác dụng như ba phiếu giữ. Ý bạn là 3 người bỏ phiếu trắng đó đang "đồng ý với kết quả theo quy định hiện có"? nghĩa là họ đang chủ ý dùng tác dụng của phiếu giữ? Tmct (thảo luận) 15:19, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]Đã có quy định rõ ràng, họ đã đọc quy định thì hẳn đã hiểu biết về ý nghĩa của lá phiếu họ đề xuất. Họ cố tình bỏ phiếu trắng thì nghĩa là họ đồng ý với quy định.118.68.66.142 (thảo luận) 15:30, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Và vấn đề là (1) rất ít người nhìn thấy hiệu ứng chống của phiếu trắng từ nội dung quy định, dẫn đến sự lạm dụng hoặc không cố ý; (2) cho phép bỏ phiếu chống nhưng dưới tên "phiếu trắng" là một điều không chấp nhận được trong một môi trường minh bạch. Chỉ riêng vấn đề (2) đã quá đủ lí do để sửa quy định. Tmct (thảo luận) 15:41, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]Trường hợp này phiếu trắng không có lỗi, những người đặt ra quy định như thế nào cho phiếu trắng thì phiếu trắng phải giữ vai trò đó thôi. Nếu sợ rằng ít người biết về quy định mà vẫn bỏ phiếu dẫn đến kết quả không cố ý, thì ngay đề mục bỏ phiếu nhắc lại quy định, làm như vậy thì không thể nói người bỏ phiếu không biết về quy định. Thông thường phiếu trắng không có bất cứ quy định nào cho nó, nhưng một số trường hợp khó phân định thì phải quy định vị trí cho phiếu trắng. Còn minh bạch, phiếu trắng thực hiện bổn phận theo đúng quy định ngừơi ta đặt cho nó thì đó là minh bạch rồi.118.68.66.142 (thảo luận) 16:28, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vậy tôi diễn đạt lại: Cái hiện giờ không minh bạch là qui định, vì nó cho phiếu trắng hiệu lực của phiếu chống. Và biểu quyết này là để sửa cái không minh bạch đó. Tmct (thảo luận) 23:07, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời] Tôi đọc lòng vòng cũng không hiểu hoàn toàn thảo luận giữa 2 thành viên, nhưng theo ý của 118.68.66.142 "mười tám cũng ư, mười tư cũng gật" thì nó trùng với Đề nghị B của Tmct, tức là phiếu trắng chỉ đóng vai trò đủ số phiếu tối thiểu để kết thúc nhưng hoàn toàn không có vai trò gì trong việc kết luận theo ý thuận hay chống, phải không nhỉ? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:43, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]"Phiếu trắng chỉ được dùng trong cách tính số phiếu tối thiểu để kết thúc biểu quyết; không dùng khi tính tỷ lệ phiếu cho kết quả biểu quyết". Việc này có ảnh hưởng tới kết quả biểu quyết vì phiếu trắng có khả năng đẩy cuộc bỏ phiếu đến kết thúc nhanh hơn. Ví dụ: 4 phiếu trắng sẽ đẩy một cuộc bỏ phiếu xóa bài mới có 1 phiếu xóa đến chỗ đủ điều kiện kết thúc với kết quả là "xóa". Trường hợp này phiếu trắng có hiệu lực là phiếu xóa. Nhưng theo quy định trước thì bài được giữ, phiếu trắng có hiệu lực như phiếu giữ vì phiếu xóa không đủ quá bán. Như vậy việc bỏ quy định trước để áp dụng công thức mới chỉ là đi từ cực đoan này sang cực đoan khác, bài chuyển từ đáng được giữ thành đáng được xóa. Theo tôi công bằng nhất là loại bỏ hẳn phiếu trắng.
Ở mạng ảo số người tham gia bỏ phiếu không cụ thể như hội nghị. Ở hội nghị có số đại biểu cụ thể nên phiếu trắng có thể có ý nghĩa, có vai trò gì đó...Còn ở đây chỉ những người biết đến và có tâm người ta mới tham gia bỏ phiếu, phiếu trắng ở đây không cần thiết. Bỏ hẳn phiếu trắng thì không có chuyện đi từ cực đoan này sang cực đoan khác như tôi so sánh ở trên.
Hung oanh (thảo luận) 07:14, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Thành viên Hung oanh. Tôi nghĩ nên bỏ thể loại phiếu trắng, bởi phiếu trắng dành cho việc phân vân, ba phải. Nếu có thái độ đồng ý/phản đối thì vào mục đúng của nó. Còn đã không rõ thế nào thì nên đừng tham gia vào. Đã tham gia bỏ phiếu thì phải đọc và tìm hiểu - Ví dụ xoá bài thì phải vào đọc bài, bầu BQV thì phải theo dõi người đó qua từng thời kỳ. Còn như việc lập lờ không rõ thế nào thì ai cũng vào tham gia với một phiếu trắng được. Sẽ có người thế này, thế kia (chẳng hạn như tôi thích có nhiều sửa đổi - tôi cứ vào bỏ phiếu trắng, mỗi lần có là tôi lại thêm một sửa đổi nữa ^^). Dù ý kiến là dân chủ, nhưng nhiều phiếu trắng chỉ dành cho thảo luận, nó gây rối cho những người tham gia bỏ phiếu sau đó. Ngoài ra, tôi đề nghị các phiếu nên tóm tắt lý do mình đồng ý/phản đối như một cách bắt buộc. Vừa thể hiện ý của người tham gia, vừa thể hiện sự định hướng cho người khác. Wikipedia dựa trên đồng thuận là chính, nếu không đồng thuận mới đưa ra bỏ phiếu. Vậy nên cách bỏ phiếu thường không được khuyến khích bằng đồng thuận - nên tránh sử dụng phiếu trắng. FOM (thảo luận) 07:25, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]Phiếu trắng là một phiếu cần thiết dành cho những người không tán thành nhưng không phản đối vì người đó đang phân vân; chưa hoặc không nghĩ ra một điều thích hợp- và có thể tương lai sẽ nghĩ ra. Phiếu trắng cũng là nơi có thể để ghi nhận những ý kiến khác, chẳng hạn như đề xuất một hướng giải quyết khác có thể không cần biểu quyết hoặc phải mở rộng phạm vi biểu quyết (ví dụ biểu quyết tên bài). Phiếu trắng cần mở rộng hơn cho những thành viên chưa đủ điều kiện bỏ phiếu bày tỏ ý kiến của mình. Tuy nhiên cần chỉnh lại quy định, ví dụ như Phiếu trắng không được tính trong tổng số phiếu vì nó có thể đẩy cuộc bỏ phiếu đến kết thúc nhanh hơn. Lưu Ly (thảo luận) 08:06, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cụ thể là Lưu Ly muốn số phiếu trắng được dùng trong cách tính kết quả gì? Theo như câu trên thì tôi hiểu là không dùng khi tính bất cứ cái gì, nhưng vẫn cần để cho người ta có thể đưa ý kiến. Vậy thì đây chẳng phải lựa chọn A sao? Tmct (thảo luận) 08:57, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời] phiếu chống của Lưu Ly tại lựa chọn BChống vì phiếu trắng không nên tính trong tổng số phiếu vì nó có thể đẩy cuộc bỏ phiếu đến kết thúc nhanh hơn. Lưu Ly (thảo luận) 08:14, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Phiếu chống không hợp lệ cho cuộc biểu quyết này. Nếu phản đối cả A và B. Lưu Ly có thể đề xuất lựa chọn mới tại phần #Ý kiến, tôi sẽ đưa vào biểu quyết (tôi giữ quyền này do là người tổ chức biểu quyết). Tmct (thảo luận) 08:40, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời] Tôi sợ rằng cuộc bỏ phiếu kết thúc sớm chỉ cho 2 lựa chọn bên trên. Vậy khoan biểu quyết mà hãy đề xuất những trường hợp/tình huống khác có thể do nhiều người khác nghĩ ra. Lưu Ly (thảo luận) 08:45, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời] Xem trả lời của tôi ngay bên trên đối với thảo luận của Lưu Ly. Tôi cho rằng Lưu Ly đang ủng hộ lựa chọn A mà chưa nhận ra.Tmct (thảo luận) 09:01, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]Thêm mục O nữa à, chính O với A là một rồi còn gì, còn ý kiến thì cả hai O & A đều cứ vô tư đi, không cấm mà.Hung oanh (thảo luận) 12:01, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có một khác biệt tế nhị. Ở O thì phiếu trắng hoàn toàn không tồn tại. Ở A thì phiếu trắng vẫn còn có cái hình thức (có danh mà không có thực) nên có một chút tác dụng khuyến khích nào đó đối với những người ba phải. Tmct (thảo luận) 12:10, ngày 22 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]Đồng ý loại bỏ phiếu trắng trong biểu quyết! Trong biểu quyết cần thể hiện rõ quân điểm đồng ý hoặc không đồng ý! Binh An (thảo luận) 14:55, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có một ví dụ khá thú vị là nếu có 4 phiếu xoá bài thì không đủ điều kiện để xoá (chưa đủ 5) nhưng nếu có 1 thành viên nào muốn ủng hộ không xoá bài đó, bỏ phiếu giữ thì bài đó lại đủ chuẩn để xoá (4/1) --> phiếu ủng hộ trong trường hợp này là phản tác dụng :D conbo trả lời 06:37, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]Số phiếu quá bán khi không đưa phiếu trắng vào công thức tính phiếu tối thiểu
[sửa | sửa mã nguồn]Conbo phân tích như trên là chưa tính tới thời hạn quy định cho cuộc bỏ phiếu, hết thời hạn quy định mà không đủ số phiếu tối thiểu thì lấy theo số phiếu quá bán. Ví dụ hết thời hạn mà không đủ 5 phiếu, chỉ có 3 phiếu xóa thì-->xóa. Nếu hết thời hạn chỉ có 2 phiếu xóa thì -->giữ. Nếu hết thời hạn có 2 phiếu xóa, 2 phiếu giữ thì --> gia hạn thêm thời gian. Gia hạn thêm thời gian một tháng chẳng hạn..., nếu vẫn chỉ có 2 xóa, 2 giữ thì giữ, trường hợp này sẽ hiếm khi xảy ra, giữ trong trường hợp này cũng xứng đáng vì đưa được một đề tài, một bài viết lên wikipedia khó khăn và đầu tư công sức nhiều hơn là chỉ edit. Hung oanh (thảo luận) 11:40, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hãy thảo luận...
[sửa | sửa mã nguồn]...trước khi bỏ phiếu.
- Trong một biểu quyết như xóa bài (xóa/giữ) hay bầu/bỏ một bảo quản viên (ủng hộ/chống) thì phiếu trắng không cần thiết (hay đúng hơn, nó chỉ là để đưa ra một ý kiến).
- Trong một biểu quyết như tìm ra một trong N lựa chọn (thí dụ biểu quyết tìm tên mới cho sysọp biểu quyết này) thì phiếu trắng không khác với cách bỏ phiếu cho tất cả các lựa chọn
- Trong một biểu quyết tuy chỉ có 2 lựa chọn nhưng tính chất cơ sở của cái đang được biểu quyết (hay tính chất không rõ của câu hỏi) thì phiếu trắng nhiều khi là một sự cần thiết.
Do đó đề nghị xóa bỏ phiếu trắng trong biểu quyết của tiểu mục đề này là nói về loại biểu quyết nào? Khi một câu hỏi không rõ thì sẽ dẫn đến các câu trả lời không rõ!
Cái quan trọng là sự lạm dụng của biểu quyết (biểu quyết vì cảm tính, biểu quyết vì người kia chống mình hay đề nghị xóa bài của mình, biểu quyết theo phe của mình và không đưa ra lý do...). Có các thí dụ là phiếu trắng tương đương với "đồng ý" thì cũng có các thí dụ là phiếu trắng tương đương với "chống", do đó bỏ phiếu trắng trong nhiều trường hợp là bỏ một kỹ thuật sâu đậm của sự bỏ phiếu (dĩ nhiên là trong trường hợp "xóa/giữ" thì không cần).
Hãy thảo luận và suy nghĩ trước khi bỏ phiếu... và trước khi tạo ra một biểu quyết vì chúng ta sẽ phải đối diện với hậu quả của nó trong tương lai.
Mekong Bluesman (thảo luận) 14:10, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ý tôi dành biểu quyết này để quyết định cho các cuộc bỏ phiếu lấy 1 trong 2 lựa chọn trái chiều nhau: thuận/chống, giữ/xóa, Yes/No.... (Loại 1 ở trên) Tôi không nghĩ đến những cuộc multiple-choice như cuộc này, cuộc chọn tên sysop, chọn một tên bài trong nhiều tên bài... (Loại 2 ở trên) Về loại 3, tôi không hiểu rõ ý Mekong. Nếu trong trường hợp của loại 3, có lẽ tôi đề nghị người tổ chức giải thích hoặc bác bỏ biểu quyết do quá lờ mờ. Tmct (thảo luận) 15:02, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời] Nếu Mekong thấy chính cuộc này quá lờ mờ, bác có thể đề ra các phương án sửa đổi để biểu quyết lại. Tmct (thảo luận) 15:14, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời] Đầu tiên, cám ơn Tmct đã trình bày thảo luận của tôi rõ hơn bằng các tiết mục có số. Sau đó, tôi có các ý kiến sau đây:- Cái sự thay đổi hàng ngày tại biểu quyết này (nhất là các thay đổi liên tiếp để giải thích của Hung oanh) nói lên rất rõ sự không rõ của cuộc biểu quyết này. Đây là loại 3 bên trên.
- Cái thời hạn ngày 7 tháng 3 năm 2008 có đủ để thảo luận không? Khi chưa đủ thảo luận và chưa rõ về câu hỏi của biểu quyết thì sao bỏ phiếu được?
- Chúng ta đã có trường hợp nào mà các phiếu trắng đã gây rắc rối chưa?
Phiếu trắng chưa gây rắc rối thì nên hủy cuộc bỏ phiếu này
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc bỏ phiếu này do Tmc khởi xướng, tôi phát hiện thấy đề xuất của Tmct (mục B) nếu được chọn sẽ dẫn đến cực đoan là, ví dụ: có 4 phiếu trắng và 1 phiếu xóa thì bài sẽ bị xóa, điều này không hợp lý vì 1 phiếu không thể đại diện cho cả cộng đồng để quyết định xóa bài. Do vậy tôi đã phân tích và đưa ra thêm 2 lựa chọn là (A) và (C) để mọi người biểu quyết, còn cá nhân tôi cũng không tán thành cuộc biểu quyết này.
Trước đây chúng ta cũng đã biểu quyết và chọn lựa cách áp dụng phiếu trắng như hiện nay, và phiếu trắng chưa hề gây ra rắc rối nào. Vậy cũng chẳng có lý do gì hủy lựa chọn cũ của cộng đồng bằng cuộc bỏ phiếu này.Hung oanh (thảo luận) 15:21, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cải chính Hung oanh: Các lựa chọn (A) và (B) đã có sẵn từ đầu, (O) được bổ sung sau 1 ngày do đề nghị của FOM, (C) do Hung oanh mới bổ sung ngày 5-3. Tmct (thảo luận) 15:55, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời] Tôi ghi nhận đề nghị hủy biểu quyết của bạn, nếu có nhiều người có cùng yêu cầu, tôi sẽ thực hiện. Tmct (thảo luận) 15:32, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời] Nếu muốn hủy cuộc biểu quyết, trước hết bạn nên xem xét việc rút phiếu đã bỏ. Vì phiếu của bạn thể hiện sự công nhận đối với cuộc biểu quyết. Tmct (thảo luận) 15:58, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]"Nếu" của bạn là vô lý, tôi đề nghị và chờ ý kiến cộng đồng. Mục A ban đầu là đề muc: A. Loại bỏ hoàn toàn.Hung oanh (thảo luận) 16:32, ngày 6 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đề mục đã phải viết dài hơn để phân biệt với lựa chọn mà FOM đề xuất. Tuy nhiên, nội dung lựa chọn A không hề thay đổi. Tmct (thảo luận) 13:13, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]Từ khóa » Phiếu Thuận Phiếu Chống Phiếu Trắng Là Gì
-
Phiếu Trắng Là Gì? Phiếu Trống Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phiếu Trống Và Phiếu Trắng Khác Nhau Như Thế Nào? - TopLoigiai
-
Phiếu Trắng Là Gì? Bỏ Phiếu Chống Là Gì?
-
Bỏ Phiếu Trắng Là Gì? - O₂ Education
-
Phiếu Trắng Là Gì? Phiếu Trống Là Gì? | Đất Xuyên Việt
-
Phiếu Thuận Phiếu Chống Phiếu Trắng Là Gì
-
Phiếu Trắng Hay “não Trắng” - Báo Bình Phước
-
NHỮNG AI CHỈ TRÍCH VIỆT NAM BỎ PHIẾU TRẮNG TRONG NGHỊ ...
-
Sự “ồn ào” Không đáng Có - Báo Lao động
-
Phiếu Trắng Là Gì? Bỏ Phiếu Chống Là Gì? - Học Điện Tử Cơ Bản
-
Xung Quanh Vấn đề Việt Nam Bỏ Phiếu Trắng Với Nghị Quyết Của Đại ...
-
Báo Nhà Nước Không đưa Tin Vụ VN Bỏ Phiếu Chống Nghị Quyết Loại ...
-
Vì Sao Báo Nhà Nước Không đưa Tin VN Bỏ Phiếu Chống Loại Nga ...