Writing IELTS Biểu đồ Có Mấy Loại?

Trong Writing IELTS Task 1 có 7 dạng đề phổ biến. Bao gồm: Line Graph, Bar Chart, Pie Chart, Table, Mixed Charts, Process, Maps. Trong đó, Line Graph, Bar Chart, Pie Chart, Table là những loại biểu đồ cơ bản với đa dạng số liệu khác nhau. Trong bài viết này, IELTS Xuân Phi sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết xoay quanh 4 loại biểu đồ chuyên về số liệu này. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Cách xác định các dạng biểu đồ số liệu trong Writing IELTS

Biểu đồ cột (Bar chart)

Biểu đồ cột thường có những loại hình dạng khác nhau như: cột hình dọc, thanh nằm ngang, các cột xếp chồng lên nhau. Khi đó số liệu của biểu đồ sẽ biểu thị cho nhiều đối tượng tại một mốc thời gian nhất định.

Writing IELTS biểu đồ cột - Bar chart

Writing IELTS biểu đồ cột – Bar chart

Biểu đồ đường (Line graph)

Dạng biểu đồ đường thể hiện sự biến động hay xu hướng của một hoặc nhiều đối tượng cụ thể.

Biểu đồ đường trong Writing Task 1

Biểu đồ đường trong Writing Task 1

Biểu đồ tròn (Pie chart)

Bài Writing IELTS biểu đồ tròn thường sẽ cung cấp số liệu bao gồm tỉ lệ phần trăm và thời gian của nhiều đối tượng hoặc của nhiều thành phần thuộc một đối tượng.

Biểu đồ tròn

Biểu đồ tròn

Bảng số liệu (Table)

Table thường biểu thị một loạt số liệu của các đối tượng hoặc hạng mục cụ thể nào đó.

Writing Task 1 dạng Table

Writing Task 1 dạng Table

Hướng dẫn phân tích đề Writing IELTS biểu đồ

Bước 1: Xác định đối tượng so sánh

Dù gặp dạng biểu đồ nào thì bước đầu tiên bạn cũng phải chọn được đối tượng so sánh. Nếu chọn sai, điều đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ định hướng của bài viết. Để xác định đối tượng một cách chính xác, bạn đọc lần lượt từ đề bài đến tên biểu đồ. Sau đó mới quan sát toàn bộ dữ liệu trên biểu đồ.

Có không ít bạn thường vội vàng nhìn vào hình ảnh biểu đồ mà quên mất phần thông tin quan trọng là tên biểu đồ và đề bài. Từ đó khiến việc phân tích bị sai hoặc chưa làm nổi bật được đối tượng chính.

Ví dụ:

Mẫu đề IELTS Writing Line graph

Mẫu đề IELTS Writing Line graph

Nhìn vào biểu đồ Line graph này, mỗi một đường minh họa cho từng khu vực. Bạn có thể nhầm lẫn đối tượng là các nước United Kingdom, Sweden, Italy và Portugal. Tuy nhiên đối tượng đúng mà bạn cần phân tích ở đây là “the average CO2, emissions per person in the UK, Sweden, Italy, Portugal”.

Bước 2: Xác định đơn vị so sánh

Đặc điểm chung của 4 loại biểu đồ Bar chart, Line graph, Pie chart và Table là đều cung cấp các dữ liệu với một đơn vị thống nhất. Đơn vị này tương đối quan trọng, là cơ sở để bạn so sánh các đối tượng với nhau.

Quay lại với ví dụ về biểu đồ Line graph ở bước 1, cột trục tung có ghi là “CO2 emissions in metric tonnes” – lượng khí thải CO2 tính bằng tấn. Vậy đơn vị so sánh ở đây là “tonnes” (tấn).

Bước 3: Xác định thì

Đa số các bài Writing IELTS biểu đồ đều báo cáo lại những thông tin, sự kiện đã xảy ra nên bạn cần sử dụng thì quá khứ trong bài viết. Ngoài ra, một số đề thi khác có thể đưa ra biểu đồ dự đoán các năm tới. Lúc này bạn nên viết các dữ kiện theo thì tương lai. Tuy nhiên không hẳn lúc nào cũng bắt buộc dùng thì tương lai đơn cho biểu đồ dự đoán. Bạn có thể linh hoạt tận dụng một số từ vựng mang nghĩa dự đoán để mô tả.

Gợi ý từ vựng để miêu tả, dự đoán số liệu trong tương lai:

S + TO BE + predicted to + V

S + TO BE + projected to + V

Ví dụ: The average emissions per person in the UK is predicted/projected to increase in 10 years.

Như vậy trước khi làm bài, bạn cần xác định 3 yếu tố trong đề bài:

  1. Đối tượng so sánh
  2. Đơn vị so sánh
  3. Thì cần sử dụng

Thực hành phân tích bài Writing IELTS biểu đồ

Hãy luyện tập thử với các đề sau đây.

Dạng biểu đồ cột (Bar chart)

  1. Đối tượng so sánh: The percentage of the population consuming fruit and vegetables in the UK. (dựa vào tên biểu đồ)
  2. Đơn vị so sánh: % (dựa vào số liệu ở trục tung).
  3. Thì của động từ: Quá khứ (dựa vào thời gian hiển thị trên biểu đồ từ 2002-2010).

Dạng biểu đồ tròn (Pie chart)

  1. Đối tượng so sánh: The average household expenditures in Japan and Malaysia (dựa vào tên biểu đồ)
  2. Đơn vị so sánh: % (dựa vào số liệu xung quanh biểu đồ).
  3. Thì của động từ: Quá khứ (thời gian của biểu đồ thể hiện năm 2010).

Dạng biểu đồ đường (Line graph)

  1. Đối tượng so sánh: The quantities of goods transported in the UK (dựa vào đề bài)
  2. Đơn vị so sánh: tonne (dựa vào trục tung).
  3. Thì của động từ: Quá khứ (thời gian 1974-2002).

Dạng bảng số liệu (Table)

  1. Đối tượng so sánh: The percentage of children with different educational problems in primary schools (dựa vào tên bảng)
  2. Đơn vị so sánh: % (percentage).
  3. Thì của động từ: Quá khứ (2005, 2015).

Cần lưu ý gì khi làm Writing IELTS biểu đồ?

Trong phần Overview (tổng quát), bạn nên chỉ ra những đặc điểm cụ thể như:

  • Xu hướng: TĂNG hay GIẢM
  • Đối tượng: CAO nhất, THẤP nhất, THAY ĐỔI NHIỀU nhất.

Khi viết phần Details, bạn cần chọn lọc những dữ liệu chính để phân tích như:

  • Xu hướng chính tăng lên/giảm đi như thế nào
  • Giá trị cao nhất/thấp nhất là gì
  • Có giá trị nào bất thường
  • Sự tăng/giảm nhiều nhất ở thành phần nào
  • Dữ liệu nào giữ nguyên/thay đổi
  • Phần lớn nhất/nhỏ nhất (biểu đồ tròn) là gì
  • Có trường hợp ngoại lệ nào cần lưu ý.

Đối với những dạng biểu đồ có một loạt số liệu như Table, bạn có thể sẽ thấy rối mắt. Vì vậy bạn cần phân tích như sau:

  • Nếu Table có chứa thời gian thì tìm ra số liệu lớn nhất qua các năm
  • Mô tả, so sánh các thành phần theo hàng và cột
  • Chọn ra dữ liệu lớn nhất và thấp nhất ở từng mục để so sánh.

Như vậy IELTS Xuân Phi vừa chỉ ra một số nội dung quan trọng giúp bạn nhận biết rõ một số dạng bài Writing IELTS biểu đồ cơ bản. Cụ thể là các dạng: Line Graph, Bar Chart, Pie Chart và Table. Những loại biểu đồ này đều cung cấp số liệu và thời gian chi tiết. Bạn chỉ cần trang bị sẵn từ vựng và cấu trúc phù hợp là có thể tự tin viết một bài Task 1 hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công!

writing ielts biểu đồ

Từ khóa » Các Loại Biểu đồ Trong Writing Task 1