X Mũ 2 Cộng X Bằng Bao Nhiêu

Có nhiều phương pháp để tìm ẩn số x dù bạn đang tính số mũ, căn hay chỉ đang nhân chia. Dù bằng cách nào, bạn luôn phải tìm cách đưa ẩn số x về một vế của phương trình để tìm ra giá trị của chúng. Dưới đây là cách thực hiện:

  1. 1

    Viết phép tính ra như sau:

  2. 2

    Tính lũy thừa. Hãy nhớ thứ tự các bước: Trong ngoặc, lũy thừa, nhân/chia, cộng/trừ. Bạn không làm phép tính trong ngoặc được vì trong đó chứa ẩn số x nên phải tính lũy thừa trước: 22. 22 = 4

  3. 3

    Thực hiện phép tính nhân.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chỉ cần nhân 4 với các số trong ngoặc (x +3). Cách làm như sau:

  4. 4

    Thực hiện phép tính cộng và trừ. Chỉ cần cộng hoặc trừ các số còn lại. Cách làm như sau:

    • 4x+21-5 = 32
    • 4x+16 = 32
    • 4x + 16 - 16 = 32 - 16
    • 4x = 16
  5. 5

    Tách riêng biến số.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Để thực hiện, bạn chỉ cần chia hai vế phương trình cho 4 để tìm x. 4x/4 = x và 16/4 = 4, vậy x = 4.

  6. 6

    Kiểm tra lại kết quả.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chỉ cần lắp giá trị x = 4 trở lại phương trình ban đầu để kiểm tra. Cách làm như sau:

    • 22(x+3)+ 9 - 5 = 32
    • 22(4+3)+ 9 - 5 = 32
    • 22(7) + 9 - 5 = 32
    • 4(7) + 9 - 5 = 32
    • 28 + 9 - 5 = 32
    • 37 - 5 = 32
    • 32 = 32

  1. 1

    Viết phép tính. Giả sử bạn đang giải bài toán mà ẩn số x có dấu mũ:

  2. 2

    Tách số hạng có dấu mũ.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Việc đầu tiên phải làm là nhóm các số hạng giống nhau sao cho các hằng số chuyển sang vế bên phải của phương trình trong khi số hạng có dấu mũ nằm bên trái. Chỉ cần trừ 12 ở cả hai vế. Cách làm như sau:

    • 2x2+12-12 = 44-12
    • 2x2 = 32
  3. 3

    Tách biến số có dấu mũ bằng cách chia cả hai vế với hệ số của số hạng chứa x. Trong trường hợp này, 2 là hệ số của x, vì vậy, hãy chia cả hai vế của phương trình cho 2 để loại bỏ số này. Cách làm như sau:

  4. 4

    Tính căn bậc hai từng vế phương trình.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tính căn bậc hai của x2 sẽ làm mất dấu mũ. Vì vậy, hãy khai căn cả hai vế phương trình. Bạn sẽ được x ở một vế và căn bậc hai của 16 là 4 ở vế bên kia. Như vậy, ta có x = 4.

  5. 5

    Kiểm tra lại kết quả. Lắp giá trị x = 4 trở lại phương trình ban đầu để kiểm tra. Cách làm như sau:

    • 2x2 + 12 = 44
    • 2 x (4)2 + 12 = 44
    • 2 x 16 + 12 = 44
    • 32 + 12 = 44
    • 44 = 44

  1. 1

    Viết phép tính. Giả sử bạn đang giải bài toán sau:[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Nhân chéo. Để nhân chéo, đơn giản là bạn nhân mẫu số của phân số này với tử số của phân số kia. Về cơ bản, bạn nhân theo hai đường chéo. Nhân 6, mẫu số của phân số thứ nhất, với 2, tử số của phân số thứ hai, ta được 12 ở vế bên phải của phương trình. Nhân 3, mẫu số của phân số thứ hai, với x + 3, tử số của phân số thứ nhất, ta được 3 x + 9 ở vế trái của phương trình. Cách làm như sau:

    • (x + 3)/6 = 2/3
    • 6 x 2 = 12
    • (x + 3) x 3 = 3x + 9
    • 3x + 9 = 12

  3. 3

    Nhóm các số hạng giống nhau. Nhóm các hằng số trong phương trình bằng cách trừ 9 từ cả hai vế của phương trình. Bạn sẽ làm như sau:

    • 3x + 9 - 9 = 12 - 9
    • 3x = 3
  4. 4

    Tách x ra bằng cách chia từng số hạng cho hệ số của x. Hãy chia 3x và 9 cho 3, hệ số của x để tìm nghiệm x. 3x/3 = x and 3/3 = 1, vậy, bạn sẽ có nghiệm x = 1.

  5. 5

    Kiểm tra lại kết quả. Để kiểm tra, bạn chỉ cần lắp nghiệm x trở lại phương trình ban đầu để bảo đảm kết quả đúng. Bạn sẽ làm như sau:

    • (x + 3)/6 = 2/3
    • (1 + 3)/6 = 2/3
    • 4/6 = 2/3
    • 2/3 = 2/3

  1. 1

    Viết phép tính. Giả sử bạn phải tìm x trong bài toán sau:[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Tách căn bậc hai. Bạn phải chuyển phần của phương trình có chứa dấu căn sang một vế trước khi tiếp tục. Bạn sẽ phải cộng 5 vào cả hai vế phương trình. Cách làm như sau:

    • √(2x+9) - 5 + 5 = 0 + 5
    • √(2x+9) = 5
  3. 3

    Bình phương cả hai vế. Cũng như cách bạn chia cả hai vế phương trình cho hệ số, là số nhân với x, bạn sẽ bình phương cả hai vế phương trình nếu x nằm trong căn bậc hai, hay dưới dấu căn. Như vậy, bạn sẽ loại bỏ được dấu căn khỏi phương trình. Bạn sẽ làm như sau:

    • (√(2x+9))2 = 52
    • 2x + 9 = 25
  4. 4

    Nhóm các số hạng giống nhau. Nhóm các số hạng giống nhau bằng cách trừ cả hai vế cho 9 để chuyển các hằng số sang vế bên phải của phương trình, trong khi x nằm ở vế trái. Cách làm như sau:

    • 2x + 9 - 9 = 25 - 9
    • 2x = 16
  5. 5

    Tách biến số ra. Việc cuối cùng cần làm để tìm x là tách riêng biến số bằng cách chia cả hai vế phương trình cho 2, hệ số của x. 2x/2 = x và 16/2 = 8, bạn sẽ có nghiệm x = 8.

  6. 6

    Kiểm tra lại kết quả. Lắp 8 vào phương trình tìm x để xem liệu kết quả có chính xác hay không:

    • √(2x+9) - 5 = 0
    • √(2(8)+9) - 5 = 0
    • √(16+9) - 5 = 0
    • √(25) - 5 = 0
    • 5 - 5 = 0

  1. 1

    Viết phép tính. Giả sử bạn muốn tìm x trong bài toán dưới đây:[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Tách riêng giá trị tuyệt đối. Việc đầu tiên phải làm là nhóm các số hạng giống nhau và chuyển số hạng bên trong dấu giá trị tuyệt đối sang một vế. Trong trường hợp này, bạn sẽ cộng 6 vào hai vế phương trình. Cách làm như sau:

    • |4x +2| - 6 = 8
    • |4x +2| - 6 + 6 = 8 + 6
    • |4x +2| = 14
  3. 3

    Bỏ giá trị tuyệt đối và giải phương trình. Đây là bước đầu tiên và đơn giản nhất. Bạn sẽ phải giải để tìm nghiệm x hai lần khi bài toán có giá trị tuyệt đối. Bước đầu tiên sẽ như sau:

    • 4x + 2 = 14
    • 4x + 2 - 2 = 14 -2
    • 4x = 12
    • x = 3
  4. 4

    Loại bỏ giá trị tuyệt đối và đổi dấu của số hạng nằm bên kia dấu bằng trước khi giải bài toán. Giờ làm lại lần nữa, ngoại trừ việc chuyển dấu một vế phương trình thành -14 thay vì 14. Cách làm như sau:

    • 4x + 2 = -14
    • 4x + 2 - 2 = -14 - 2
    • 4x = -16
    • 4x/4 = -16/4
    • x = -4
  5. 5

    Kiểm tra lại kết quả. Giờ bạn biết nghiệm x = (3, -4), hãy thay cả hai số vào phương trình để kiểm tra. Cách làm như sau:

    • (Với x = 3):
      • |4x +2| - 6 = 8
      • |4(3) +2| - 6 = 8
      • |12 +2| - 6 = 8
      • |14| - 6 = 8
      • 14 - 6 = 8
      • 8 = 8
    • (Với x = -4):
      • |4x +2| - 6 = 8
      • |4(-4) +2| - 6 = 8
      • |-16 +2| - 6 = 8
      • |-14| - 6 = 8
      • 14 - 6 = 8
      • 8 = 8

  • Căn bậc hai là một cách thể hiện khác của lũy thừa. Căn bậc hai của x = x^1/2.
  • Để kiểm tra kết quả, thay giá trị của x vào phương trình ban đầu và giải.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 10 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 33.539 lần.

Chuyên mục: Toán học

Trang này đã được đọc 33.539 lần.

Từ khóa » X Mũ 2 Cộng X Bằng Bao Nhiêu