Xã Đầm Hà - Chi Tiết Bài Viết Giới Thiệu

  Xã Đầm Hà 

1. Thông tin chung:

- Tên cơ quan đơn vị: Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đầm Hà.

- Địa chỉ: thôn Trại Dinh - xã Đầm Hà -  huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh

- Điện thoại: 0203.3880.270 ;  Email:

Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đầm Hà

 Xã Đầm Hà – đơn vị anh hùng LLVT nhân dân

2. Đặc điểm tình hình:

- Diện tích: 625,61 ha

- Dân số: 1227 hộ = 4.932 nhân khẩu.

- Xã gồm có 9 thôn: Trại Cao, Trại Dinh, Trại Giữa, Yên Hàn, Đầm Buôn,  Trại Khe, Xóm Giáo, Yên Định, Sơn Hải.

- Dân tộc sinh sống: gồm 8 dân tộc (Kinh, Tày, Nùng. Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Mường).

- Vị trí địa lý: xã Đầm Hà là xã trung du ven biển nằm ở phía Nam của huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng. Cách trung tâm huyện 2 km theo đường xã lộ. Có địa giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông giáp với xã Tân Bình, phía Tây giáp với xã Tân Lập, phía Nam giáp huyện Vân Đồn, phía Bắc giáp với thị trấn Đầm Hà.

- Ngày 10/9/1981, Hội đồng Bộ trưởng  (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 63-HĐBT giải thể thị trấn Đầm Hà và xã Tân Lập sát nhập vào xã Đầm Hà (do vậy diện tích xã Đầm Hà bao gồm thêm cả diện tích thị trấn Đầm Hà và xã Tân Lập). Đến ngày 28/5/1991, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ra Quyết định số 284- QĐ/CP tách xã Đầm Hà ra thành 2 đơn vị hành chính: Thị trấn Đầm Hà và xã Đầm Hà.

- Đến ngày 12/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2006/ NĐ-CP về việc tách  đơn vị hành chính xã Đầm Hà và tái lập lại đơn vị hành chính  xã Tân Lập

3. Điều kiện tự nhiên – xã hội:

 - Nằm giáp với Thị trấn Đầm Hà –Trung tâm kinh tế của huyện, kết hợp với các điều kiện tự nhiên thuận lợi như: diện tích biển, rừng, đã tạo cho xã Đầm Hà có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội. Toàn xã có 90 ha đất bãi triều ven biển nuôi trồng thuỷ hải sản, có 170 ô lồng nuôi cá lồng bè các loại, tu hài…

Nuôi tôm

 

 Khu sản xuất giống cá biển của Hợp tác xã Bắc Việt tại xã Đầm Hà 

- Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, nông –lâm nghiệp. khí hậu và lượng mưa thích hợp cho phát triển kinh tế đa dạng. có vị trí địa  lý thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán, trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận.

Đảo Đá Dựng

- Ngoài ra xã còn có đảo Đá Dựng là tiềm năng du lịch sinh thái đang được các nhà đầu tư khai thác. Xã có cụm di tích văn hoá –lịch sử Đình, Miếu, Chùa (Miếu Rừng Hè ở thôn Đầm Buôn).

4. Di tích lịch sử-văn hoá:

- Năm 2002 xã Đầm Hà được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Pháp.

             

           Lễ đón nhân danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân (năm 2002) 

- Về sinh hoạt văn hoá, xã Đầm Hà có 8 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng sinh hoạt, vốn văn hoá dân gian nhiều sắc thái riêng. Có một bộ phận đồng bào theo Tôn giáo ( có 1 nhà thờ Xứ họ ở thôn Xóm Giáo). Còn lại phần lớn các gia đình theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Hoạt động sinh hoạt văn hoá thường diễn ra vào những ngày lễ hội như ngày tết Nguyên Đán, lễ hội Đình Đầm Hà. Hội Đình Đầm Hà xưa được tổ chức vào đầu xuân (rằm tháng giêng), kéo dài 5 ngày, 5 đêm. Trong những ngày diễn ra lễ hội, thanh niên nam nữ thường kéo nhau về tập trung tại các điểm tổ chức lễ hội để tâm tình, hát đối đáp, giáo duyên, hát nhà tơ, hát cửa đình, ở các thôn, bà con còn tổ chức chơi đu, chơi gụ, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ…

Trong quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân các dân tộc trong xã đã tạo ra sự pha trộn và bổ sung cho nhau những yếu tố về văn hoá, xã hội, tạo nên một xã Đầm Hà với những nét đặc sắc về đời sống văn hoá và tinh thần.

5. Lãnh đạo xã Đầm Hà:

Từ khóa » đầm Buôn đầm Hà