Xạ đen: Cây Thuốc Quý Có Khả Năng Ngừa Ung Thư Nhưng Ai Không ...
Có thể bạn quan tâm
Xạ đen là loài thực vật thuộc họ Celastraceae. Chúng được George Bentham miêu tả lần đầu tiên năm 1851. Xạ đen là loại cây thân leo, mọc thành bụi và thường được tìm thấy ở độ cao 1500m. Ở Việt Nam, xạ đen được tìm thấy ở các tỉnh như Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình…
Những tên gọi khác của xạ đen là cây bách giải, cây dây gối, cây đông triều. Nhiều nơi còn gọi cây xạ đen là cây ung thư bởi nhiều nghiên cứu cho rằng đây là thảo dược có công dụng hỗ trợ bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị.
Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 - 7mm.
Tác dụng của cây xạ đen
Ở Việt Nam, cây xạ đen được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh tác dụng chữa bệnh. Trong đó nổi bật nhất là những đề tài nghiên cứu của giáo sư Lê Thế Trung cùng các cộng sự tại Học viện Quân Y. Xạ đen được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa, ngăn chặn các tế bào ung thư đồng thời hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, luận án của TS. Hoàng Quỳnh Hoa (ĐH Dược Hà Nội) vào năm 2010 đã nhận định, xạ đen có hiệu quả với 7 chứng bệnh gồm ung bướu, sốt nóng, dị ứng mẩn ngứa, hậu sản, tiêu chảy, bệnh về gan và đau xương.
Xạ đen từ lâu đã được coi là một vị thuốc có thể hỗ trợ chữa ung thư.
Theo Y học hiện đại, xạ đen có chứa các chất: flavonoid, sterol, saponin triterpenoid, quinon. Trong đó, flavonoid chống oxy hóa, phòng chống ung thư. Saponin triterpenoid chống nhiễm khuẩn.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm, các bác sĩ, dược sĩ đã phát hiện xạ đen có tác dụng kỳ diệu, hạn chế sự phát triển khối u ác tính của u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u hạch. Đồng thời, giúp giảm kích thước và kiểm soát các khối u này hiệu quả.
Trong y học Việt Nam, xạ đen từ lâu đã được xem là có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố.
Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ai không nên uống xạ đen?
Dù vẫn luôn được cho là một trong những thảo dược lành tính và dễ sử dụng, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng xạ đen để bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh. Có một số đối tượng không nên tùy ý sử dụng xạ đen bao gồm:
Người huyết áp thấp: Xạ đen có tính hàn nên có công dụng hạ huyết áp, phù hợp với những người bị huyết áp cao. Những đối tượng bị huyết áp thấp không nên sử dụng các bài thuốc từ cây xạ đen. Nếu bắt buộc phải sử dụng, bệnh nhân nên thêm 3 lát gừng vào uống cùng nước xạ đen để trung hòa, giảm nguy cơ bị hạ huyết áp.
Người bị suy thận: Những người bị suy thận không nên sử dụng các bài thuốc có thành phần là xạ đen. Xạ đen tốt cho gan nhưng lại khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Các hợp chất có trong xạ đen có thể cản trở quá trình lọc thận. Bởi vậy những người vốn đã yếu thận khi uống xạ đen sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm nặng hơn.
Một số người có thể trạng như huyết áp thấp, đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai,... không nên sử dụng xạ đen
Người bị tiêu chảy, đại tiện phân lỏng: Vì xạ đen có tính hàn nên một số người dùng xạ đen gặp tác dụng phụ là bị tiêu chảy sau khi uống nước sắc từ loại cây này. Vì vậy, những người đang sẵn bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng xạ đen uống hàng ngày.
Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi: Chưa có nghiên cứu nào khẳng định các tác động xấu của xạ đen đối với những đối tượng này. Tuy nhiên đây đều là những đối tượng nhạy cảm, không nên tùy ý sử dụng các loại thảo dược mà chưa được công nhận về độ an toàn và hiệu quả.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không?
Đối với những người không thuộc các đối tượng kể trên, xạ đen được xem là một thảo dược lành tính và có thể uống hàng ngày với liều lượng sử dụng đúng cách.
Cách dùng cây xạ đen
- Lấy 100g thân và lá xạ đen đem rửa sạch sau đó đem đun với 1,5-2 lít nước đun sôi khoảng 5-10 phút sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày
Lưu ý:
Trong quá trình uống nước cây xạ đen không nên sử dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất đi chất trong cây xa đen.
Tuyệt đối không uống nước xạ đen để qua đêm kể cả bảo quản trong tủ lạnh. Nước xạ đen để qua đêm sẽ khiến dược tính bị biến đổi, có thể gây hại cho cơ thể.
Uống nước xạ đen có giảm cân không?
Cách đây vài năm, các chị em rộ lên phong trào giảm cân “thần tốc” bằng nước xạ đen. Theo đó, nhiều người nhờ kiên trì uống nước xạ đen mà giảm 5 - 7kg/tháng. Mặc dù xạ đen có nhiều tác dụng thanh lọc cơ thể nhưng vẫn chưa có nghiên cứu về khả năng hỗ trợ giảm cân của loại thảo dược này. Vì vậy, nếu thấy uống nước xạ đen mà giảm cân quá nhanh, tốt nhất các bạn nên đi khám để chắc chắn sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Nguồn tham khảo: Dược liệu Xạ đen Hòa Bình – “cây ung thư” - đăng tải trên trang báo y tế Sức khỏe và Đời sống. Xuất bản ngày 18/2/2020. |
Sống khỏe
Từ khóa » Cây Xạ đen Có Nóng Không
-
Uống Cây Xạ đen Nóng Trong Người Không, Không Bị Gì Uống được ...
-
Trả Lời Câu Hỏi Uống Xạ đen Có Nóng Trong Người Không?
-
Giải đáp Thắc Mắc Uống Xạ đen Có Nóng Không - Cây Thuốc Rừng
-
Tác Dụng Phụ Của Cây Xạ đen? Uống Hằng Ngày Có Tốt Không?
-
Xạ đen Có Nóng Không ?
-
Xạ đen: Tác Dụng, Tác Hại Của Cây Xạ đen Và Cách Dùng
-
Cây Xạ đen Chữa Bệnh Gì? - Vinmec
-
Uống Nước Xạ Đen Hàng Ngày Có Tốt Không? Ai Không Nên Dùng
-
Xạ đen Tốt đến đâu?
-
Cây Xạ đen: Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả
-
Uống Nước Xạ đen Hàng Ngày Có Tốt Không - Vinashin
-
Uống Xạ đen Hàng Ngày Có Tốt, Kiêng Gì 100% - Nấm Lim Xanh
-
Cây Xạ đen Chữa Khỏi Ung Thư? - PLO
-
Cây Xạ đen: Tác Dụng, Bài Thuốc Và Những Lưu ý Khi Sử ... - Hello Bacsi