Xã Hội, Các Thế Mạnh đầu Tư Của Tỉnh Sa-văn-na-khệt

Bật chế độ truy nhập dễ dàng hơn Tắt chế độ truy nhập dễ dàng hơn Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính Tắt Hình động Bật Hình động
Đăng nhập | English
Content site
  • Trang chủ
    • Giới thiệu Việt nam
      • Thông tin Chung
        • Thông tin Cơ bản
        • Kinh tế
        • Văn hóa
        • Du lịch
        • Đầu tư
      • Chính sách Đối ngoại
      • Hệ thống Văn bản Pháp luật
    • Lãnh sự quánHiện được chọn
      • Tổng Lãnh sự
        • Lời chào Tổng Lãnh sự
        • Tiểu sử Tổng Lãnh sự
      • Cán bộ Lãnh sự quán
      • Lịch làm việc
      • Liên hệ
      • Thông báo từ TLSQ
      • Giới thiệu về Tỉnh
    • Lãnh sự
      • Thủ tục Lãnh Sự
      • Bảo hộ công dân
        • Tin tức
        • Khuyến cáo
        • Yêu cầu
        • Cảnh báo
      • Miễn thị thực
      • Phí và Lệ phí Lãnh Sự
    • Tin tức
      • Tin Tổng Lãnh sự quán
      • Tin từ Bộ Ngoại giao
        • Tin hoạt động lãnh đạo cấp cao
        • Tin hoạt động Bộ trưởng, Phó thủ tướng
        • Tin hoạt động lãnh đạo Bộ
        • Người phát ngôn
        • Tin tức Tuần
    • Quan hệ song phương
      • Các hiệp định đã ký kết
      • Các mốc trong quan hệ song phương
    • Cộng đồng người Việt
      • Tin tức
      • Chính sách của Việt Nam
      • Quy định của nước sở tại đối với người nước ngoài
      • Tạp chí Quê hương
Tìm kiếm Root > Trang chủ > Lãnh sự quán > Giới thiệu về Tỉnh > Giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội, các thế mạnh đầu tư của tỉnh Sa-văn-na-khệt Nội dung Trang

Một vài nét về tỉnh Sa-vẳn-na-khệt - CHDCND Lào

I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SA-VẲN-NA-KHỆT  

      Sa-vẳn-na-khệt là một tỉnh thuộc miền Trung của CHDCND Lào (nằm ở đường vĩ tuyến 1600,5 Nam, 17007 Bắc và kinh tuyến 10403,6 Tây, 10607,2 Đông). Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Khăm-muồn có chiều dài 314km; phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sa-La-Văn có chiều dài 259km; phía Đông tiếp giáp với Việt Nam có chiều dài 122km (tiếp giáp với 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị); phía Tây tiếp giáp với tỉnh Mục-Đa-Hản, tỉnh Na-khon-pha-nôm của Vương quốc Thái Lan có chiều dài 152km  Laos_Savannakhet.png

-Tỉnh lỵ: là Thị xã Cay-xỏn Phôm-vi-hản

- Diện tích: 21.774km2

- Vùng núi chiếm 42%;

- Đồng bằng chiếm 58%

- Diện tích dành cho sản xuất 75%,

hiện đang phát triển thành cánh đồng

trồng lúa khoảng hơn 190.000ha;

- Nông  thôn chiếm 84%; Thành thị chiếm 16%

- Dân số 985.212 / phụ nữ 504.750 (chiếm khoảng 51%); độ tuổi lao động (15-64 tuổi)  = 610.71/307.775 người (bình quân mỗi hộ gia đình là 6 người)

- Mật độ dân số khoảng 45 người/km2;

- Savannakhet có 01 thị xã và 14 huyện; 1.015 bản (thường dao động. Trong đó, nội đô có 123 bản chiếm 12,1%, khu vực nông thôn có 892=87,9%) .

Cụ thể là:

(1). Thị xã Cay - sỏn Phôm - vi - hản                                            

(2).  huyện U -Thum - Phon,

(3). huyện Ạt -Sạ- phăng -Thoong

(4). huyện Phìn

(5). huyện Sê - Pôn

(6). huyện Noỏng,

(7). huyện Thạ-phăng-thoong

(8). huyện Sỏng -khon

(9). huyện Chăm Phon

(10). huyện Xôn -bu-ly

(11).huyện Xay-bu-ly

(12). huyện Vị -la-bu-ly

(13). huyện Ạt -sạ-phon

(14). huyện Xay- Phu-Thon

(15). huyện Thạ-phạ-lan-xay.

 Savannakhet_Province_districts.png

 

            Lãnh đạo Chính quyền tỉnh (Ủy ban Chính quyền tỉnh)

            - Bí thư, Tỉnh trưởng ông Sẳn-tị-phạp Phôm-vi-hản, Ủy viên BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

- Phó Bí thư, Phó Tỉnh trưởng ông Phô-xay Xay-nhạ-xỏn, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

- Phó Bí thư: ông Vông-phết Xay-sạ-nguổn

- Phó Tỉnh trưởng ông Thòn-kẹo Phút-thạ-cay-nhạ-lạt

- Phó Tỉnh trưởng ông Khăm-phun Tu-phay-thun

 

Hội đồng Nhân dân Tỉnh:Có 46 đại biểu, trong đó có 16 đại biểu nữ. Ông Khăm-phởi Phẳn-thạ-chon, Phó Bí thư - Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sa-văn-nạ-khệt (khu vực 13) và 02 Phó Chủ tịch (trong đó có 1 nữ) và 01 Tổng Thư ký cùng 3 Ban công tác.

 Dịch vụ đăng ký đầu tư một cửa

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa-vẳn-na-khệt: Đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư tô nhượng.

             Đt: (856-41) 212163;

            Fax: (856-41)215042

            Website: www.dpisavan.com

- Sở Công thương tỉnh: Đăng ký kinh doanh với các dự án đầu tư nói chung.

- Tại Đặc khu Kinh tế và Khu kinh tế chuyên biệt: Đăng ký đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế.

- Hội đồng Thương mại tỉnh Sa-vẳn-na-khệt

              + Địa chỉ: đường U-đôm-xin, bản Xu-năn-tha, thị xãCay-sỏn Phôm-vi-hản,

                               Đt: (00856-41) 25325; Fax: (00856-41) 253326;

                                           E-mail: savannakhet.lao@gmail.com

+ Có 16 Hội ngành nghề (Hội chế biến gỗ, Hội Vận tải đường bộ-đường thủy, Hội may mặc, vv...).

+ Có 9 nhóm ngành nghề (Buôn bán có 80 hội viên, Xây dựng, có 57 Hội viên, Vật liệu xây dựng có 10 hội viên, xay xát chế biến gạo, Thuốc tân dược và phòng khám, , vv,...)

Các Sở ban ngành của Tỉnh

(1). Văn phòng Chính quyền tỉnh

(2). Công an tỉnh

(3). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

(4). Sở Tài chính

(5). Sở Giao thông - Công chính

(6). Sở Lao động, Phúc lợi xã hội

(7). Sở Giáo dục và Thể thao

(8). Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch

(9). Sở Y tế

(10). Sở Nông -Lâm nghiệp

(11). Sở Công chính và vận tải

(12). Sở Tài nguyên và Môi trường

(13). Sở Bưu chính và Viễn thông

(14). Sở Năng lượng và Mỏ

(15). Sở Nội vụ

(16). Sở Khoa học và Công nghệ

(17). Sở Tư pháp

(18). Sở Ngoại giao (Sở Ngoại vụ)

(19). Viện Kiểm sát

(20). Tòa án

(21). Hải quan

 

Các Tổ chức Chính trị xã hội

(1). Mặt trận Lào xây dựng đất nước

(2). Hội Liên hiệp Phụ nữ

(3). Đoàn Thanh niên

(4). Hội cựu chiến Binh

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Về quốc phòng và an ninh: Luôn ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, người dân hiền hòa, thân thiện.

2. Về kinh tế: Sau khi thực hiện chính sách kinh tế thi trường (năm 1978), Chính phủ Lào và Chính quyền tỉnh đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có điều kiện cạnh tranh với khu vực và quốc tế một cách hiệu quả theo xu thế phát triển của thế giới và khu vực. Đầu tư trong nước và nước ngoài liên tục tăng làm cho thương mại và sản xuất tăng; kinh tế dịch vụ ngày càng tăng,...

Vì vậy, trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh Sa-văn-na-khệt luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng đều ổn định. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng hàng năm từ 10,34% -12%, trong đó nông nghiệp chiếm 31,6% (tăng 7,48%), công nghiệp-thủ công nghiệp chiếm 35,1% (tăng 13,73%) và dịch vụ khác chiếm 33,27% (tăng 14,66%-16,45%). GDP bình quân đầu người đạt từ 1.785 - 1.799 USD/năm. Sản phẩm lúa gạo (đạt khoảng gần 938.000 tấn) không những đủ tiêu dùng mà còn bán ra các địa phương khác và xuất khẩu (khoảng gần 6.000 tấn - xem chi tiết ở phần sau).

3. Về Giáo dục và phát triển xã hội

- Tỉnh đã tập trung thực hiện các mục tiêu "phát triển thiên niên kỷ" (MDGs). Hệ thống giáo dục đã phát triển kể cả số lượng và chất lượng. Số lượng giáo viên, học sinh, trường học và phòng học được tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Loại hình giáo dục và dạy nghề được quan tâm phát triển cả công lập và trường tư nhân. Toàn tỉnh đã công bố phổ cập giáo dục bắt buộc Cấp I ngoài ra đã có hơn 50% số huyện được công nhận hoàn thành phổ cập Cấp II (Trung học cơ sở).

- Theo thống kế chưa đầy đủ, toàn tỉnh có khoảng: 464 Trường Mẫu giáo mầm non (trong đó có 18 trường do tư nhân thành lập); 1.227 Trường Tiểu học (trong đó có 13 trường do tư nhân mở); 131 trường Trung học cơ sở (trong đó có 3 trường do tư nhân mở, 5 trường do các Chùa mở, 3 trường Trung học cơ sở dân tộc); 79 trường Trung học phổ thông (trong đó có 05 trường Trung học chuyên và 01 trường do tư nhân mở); 01 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú; 03 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên; 01 Trung tâm Bồi dưỡng; 01 Trung tâm Công nghệ Thông tin (IT); 01 Trung Tâm chuyên môn về giáo dục; 01 Trung tâm Tiếng Việt (do thành phố Đà Nẵng tài trợ, hàng năm Thành phố cử 2 giáo viên sang dạy môn tiếng Việt. Mỗi ngày ngoài 2 buổi sáng chiều, còn có lớp học buổi tối).

- Tỉnh có Trường Đại học Sa-vẳn-na-khệt; 01 Trường Cao đẳng Sư phạm; 01 trường Cao đẳng Luật khu vực Nam Lào; 01 trường Trung cấp Y tế và 01 Trường Trung cấp nghề Sa-vẳn-na-khệt.

4. Về y tế

Ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh viện cấp tỉnh, cấp huyện (Bệnh viện Đa khoa của tỉnh có hơn 300 giường bệnh, với phương tiện khám chữa bệnh tiên tiến), Chính quyền địa phương còn quan tâm đến các bệnh viện nhỏ ở các cụm bản và trạm y tế ở các bản để phục vụ nhân dân (với khoảng hơn 187 cơ sở y tế. Tại thị xã Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn, ngoài Bệnh viên Đa khoa của tỉnh còn có bệnh viện của Thị xã cùng hơn 10 phòng khám và Trung tâm y tế, khám, chữa bệnh của tư nhân).

5. Về Văn hóa-Thông tin

- Là một trong những địa phương đông dân (đứng thứ 2 của Lào), nên Chính quyền địa phương luôn quan tâm và có nhiều chính sách để giữ gìn văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào; khuyến khích việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các địa phương, cơ sở, cộng đồng. Đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác xây dựng "bản văn hóa". Duy trì và có chính sách đối với các Nghệ nhân, bồi dưỡng năng khiếu, quan tâm đến "văn hóa, văn nghệ ở các cơ sở", nhất là đối với Đoàn văn nghệ của tỉnh.

- Tỉnh có Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, có báo "Savẳn phát triển"

6. Về du lịch: tỉnh Sa-vẳn-na-khệt, được xem là một trong những địa phương  có tiềm năng phát triển ngành "công nghiệp du lịch", nên được chính quyền quan tâm tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch, nên các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú; khách du lịch đến Sa-vẳn-na-khệt ngày càng tăng.

- Theo thống kê chưa đầy đủ tỉnh Sa-văn-na-khệt có 116 điểm du lịch. Trong đó: du lịch tự nhiên (sinh thái) có 74 điểm (nổi bật như Rừng khỉ; đầm Baba, thác Sa-len, thác Sạ-khôi, rừng nguyên sinh Pu-xạng-he, du thuyền trên sông Mê-kông, vv...); du lịch Văn hóa có 29 điểm ("Bảo tàng Dinosuer - nơi trưng bày các hiện vật thời kỳ chống Mỹ của Bộ đội Lào và bộ xương khủng long" là một trong những điểm thăm quan đặc sắc của tỉnh; Thạt-Ing-Hăng, Thạt-Phồn, chùa Xạy-nhạ-Phum, nhà đá cổ...); Du lịch lịch sử có 13 điểm (trong đó có Nhà ở của cố Tổng Bí thư  Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Bảo tàng Bản Đông, Đường mòn Hồ Chí Minh, ...).

 - Theo thống kê chưa đầy đủ hiện tỉnh Sa-vẳn-na-khệt có 11 Công ty Du lịch đang hoạt động; với hơn 10 tua du lịch; có khoảng hơn 32 khách sạn, 145 Nhà nghỉ (có khoảng hơn 1.662 phòng nghỉ - gần 2.500 giường) và 136 nhà hàng ăn uống. Ngoài ra có dịch vụ cấp visa ở của khẩu quốc tế Cầu hữu nghị II và cửa khẩu Đen-sa-vẳn và Lao Bảo, tạo thuận lợi và nhanh chóng cho du khách

7. Về giao thông: Tỉnh Savannakhet, có 5 cặp cửa khẩu với Việt Nam. Trong đó có 01 cặp cửa khẩu phụ dự kiến mở giữa Quảng Bình - Savannakhet là Làng Ho - Cạ Pai và 4 cặp của khẩu với Quảng Trị là (1) Lao Bảo - Đen-sạ-vẳn; (2) Tà Rùng (QT) - La-cồ (Savannakhet); (3) Bản Cheng (QT) - Bản May (Savannakhet); (4) Thanh (QT) - Đen-vi-lay (Salavannakhet) và cửa khẩu Hữu nghị II với tỉnh Mục-Đa-Hản của Thái Lan

- Savannakhet nằm trên hành lang của quốc lộ số 9 nối cửa khẩu Lao Bảo (của VN) và Đen-Sạ-Vẳn (của Lào), qua cầu Hữu nghị II sang Mục Đa Hán của Thái Lan - đi Myanmar, nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) và quốc lộ số 13 chạy dài từ phía Nam lên phía Bắc của Lào.

- Sân bay Savannakhet có các chuyến bay từ Viêng Chăn đến Savannakhet -  Chămpaxac và ngược lại; từ Savannakhet đến Bankok (Thái Lan) và ngược lại.

Ngoài ra Savannakhet có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi từ Savannakhet đi các địa phương của Lào, đi các nước khác, cũng như  đi các huyện, thị trấn, thị tứ.

8. Về thông tin liên lạc: Savannakhet có hệ thống bưu chính viễn thông hiện đại, hiện có 05 nhà cung cấp dịch vụ này, có thể liên lạc dễ dàng, thuận lợi cả trong nội địa cũng như đi quốc tế. Đặc biệt Nhà mạng UNITEL đã phủ sóng đến các bản, huyện (15/15 huyện).

9. Về tài chính-Ngân hàng: Hiện nay, ngoài Ngân hàng Trung ương miền Trung, còn có 12 Ngân hàng Thương mại của Lào và của nước ngoài có Văn phòng hoạt động tại địa phương.

10. Về điện: hiện có hơn 84% số bản trong toàn tỉnh đã có điện, hơn 90,4% hộ gia đình có điện sử dụng.

11. Về tôn giáo: Chính quyền địa phương thực hiện nhất quán "quyền tự do tôn giáo", tạo mọi điều kiện để các tôn giáo phát triển. Đạo phật là chủ yếu (gần như mỗi bản đều có ít nhất một chùa). Ngoài ra có một số ít người đi theo "Đạo thiên chúa giáo", hoặc đạo BAHA'I

 

III. NHỮNG LỢI THẾ CỦA TỈNH SA-VẲN-NẠ-KHỆT

Tỉnh Savannakhet có diện tích 21.774km2 (2.177.400ha), được chia thành 3 khu vực: (1). đồng bằng chiếm 45,1% (có tài liệu ghi là 59%); (2). cao nguyên chiếm 31,1% (có tài liệu ghi 41%); (3). vùng đồi núi chiếm 23,8% (đồng bằng 58%, đồi núi 42%)

(1). Đồng bằng có diện tích lớn nhất Lào, có nhiều sông suối, khí hậu thời tiết phù hợp cho phát triển nông nghiệp.

(2). Phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên.

(3). Nguy cơ ảnh hưởng từ thiên tai thấp.

(4). Có hệ thống chính trị-hành chính được bảo đảm, ổn định, trật tự và an toàn.

(5). Chi phí lao động thấp và thu hút, tiếp cận dễ dàng với nguồn lao động từ các địa phương khác và ở nước ngoài.

(6). Nhận được quyền ưu đãi xuất khẩu (hệ thống ưu đãi phổ cập GSP) như WTO, ASEAN + 6, các khung thương mại song phương.

(7). Có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên hành lang của Quốc lộ 13 xuyên  Bắc - Nam Lào và Quốc lộ số 9 là tuyến đường nối liền Đông -Tây của khu vực.

(8). Có cơ sở kỹ thuật hạ tầng thuận lợi.

(9). Hiện có 2 khu kinh tế đặc biệt là Savan-Sênô (SEZA) và Khu Thương mại biên giới Đen-sạ-vẳn.

IV. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CỦA SA-VẲN-NẠ-KHỆT

1. Chính sách khuyến khích theo ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên, phải có:

- Vốn đầu tư ít nhất 150,000USD

- Sử dụng chuyên viên của Lào từ 30 người trở lên.

- Sử dụng lao động Lào từ 150 người trở lên, với hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất 01 năm.

2. Chính sách khuyến khích theo vùng chia thành 3 vùng:

- Vùng 1: Vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, các cơ sở hạ tầng Kinh tế-Kỹ thuật chưa thuận lợi cho đầu tư.

- Vùng 2: Có cơ sở hạ tầng Kinh tế-Kỹ thuật thuận lợi cho đầu tư.

- Vùng 3: Khu kinh tế đặc biệt.

3. Chính sách về thuế, lợi nhuận theo vùng

- Vùng 1: Được miễn trong 10 năm, nếu đúng với ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, thì sẽ được miễn thêm 5 năm, tổng cộng là 15 năm.

- Vùng 2: Được miễn trong 4 năm, nếu đúng với ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên thì sẽ được miễn thêm 3 năm, tổng cộng là 7 năm.

- Vùng 3: Thực hiện theo quy định riêng.

4. Chính sách về hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT)

- Nhập khẩu vật tư, thiết bị thuộc loại trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định và máy móc, phương tiện chuyên dùng để sử dụng trực tiếp sẽ được miễn hải quan và không chịu thuế VAT. Còn nhập khẩu xăng dầu, khí đốt, dầu nhớt-luyn, phương tiện phục vụ văn phòng và các thiết bị vật tư khác thì thực hiện theo luật pháp liên quan.

- Nhập khẩu nguyên liệu thô, vật tư thiết bị và phụ tùng linh kiện lắp ráp phục vụ sản xuất để xuất khẩu sẽ không nộp hải quan nhập khẩu và miễn hải quan xuất khẩu và không chịu thuế VAT.

- Nếu sử dụng nguyên liệu sẵn có của Lào mà không phải tài nguyên thiên nhiên để sản xuất thành nửa sản phẩm và thành phẩm xuất khẩu thì không chịu thuế VAT.

5. Chính sách miễn thu chi phí thuê hoặc nhượng đất của Nhà nước

- Vùng 1: Được miễn trong vòng 10 năm, nếu đúng với ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, thì sẽ được miễn thêm 5 năm nữa.

- Vùng 2: Được miễn trong vòng 5 năm, nếu đúng với ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, thì sẽ được miễn thêm 3 năm nữa.

- Vùng 3: Thực hiện theo các quy định riêng.

6. Đầu tư có 2 loại hình thức như sau:

- Đầu tư chung: Nằm trong danh sách quản lý và không nằm trong danh sách quản lý. Về thời hạn của đầu tư chung: Không giới hạn, ngoại trừ đã có quy định sẵn về thời hạn đầu tư của lĩnh vực đó.

- Đầu tư thuê nhượng: (1) Thuê đất đai; (2) Phát triển khu kinh tế đặc biệt và khu công nghiệp chế xuất; (3) Khai thác quặng, khoảng sản; (4) Phát triển năng lượng điện lực; (5) Thuê nhượng hàng hàng không và thông tin viễn thông .

Về thời hạn của đầu tư thuê nhượng: (i) Dựa theo loại, quy mô, vốn đầu tư, điều kiện, phân tích luận chứng kinh tế-kỹ thuật theo luật có liên quan. Tối đa không quá 50 năm.

V. NHỮNG DANH MỤC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

1. Hoạt động công nghệ cao-hiện đại, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu-phát triển, sử dụng các sáng chế, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.

2. Nông nghiệp sạch, hữu cơ, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, trồng cây công nghiệp, phát triển rừng, bảo vệ môi trường và động thực vật, khuyến khích phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

3. Công nghiệp chế biến nông sản thân thiện môi trường.

4. Công nghệ chế biến thủ công truyền thống và đặc thù của quốc gia. Phát triển công nghiệp du lịch thiên nhiên (sinh thái), văn hóa và lịch sử thân thiện môi trường và bền vững.

5. Giáo dục, thể thao, phát triển nguồn nhân lực và tay nghề lao động, viện hoặc trung tâm dạy nghề, sản xuất vật tư thiết bị phục vụ giáo dục và thể thao.

6. Dịch vụ bệnh viện hiện đại, nhà máy sản xuất thuốc dụng cụ, vật tư thiết bị y tế và sản xuất-khám chữa bệnh bằng thuốc gia truyền.

7. Đầu tư, dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng để xử lý ách tắc giao thông trong thành thị và khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, công nghiệp, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ quá cảnh và hội nhập quốc tế.

8. Dịch vụ ngân hàng chính sách và tổ chức tài chính vi mô để giải quyết sự nghèo đói của người dân và cộng đồng mà không thể tiếp cận với ngân hàng.

9. Trung tâm mua sắm thương mại hiện đại mà khuyến khích sản phẩm trong nước và của các hãng nổi tiếng trên thế giới, trung tâm trưng bày triển lãm và hội chợ về sản phẩm trong nước từ công nghiệp, sản phẩm thủ công và nông nghiệp.

VI. VỀ ĐẦU TƯ- THƯƠNG MẠI CỦA SA-VĂN-NA-KHỆT

Công nghiệp: Theo thống kế chưa đầy đủ, ngoài các nhà máy trong các khu kinh tế đặc biệt, hiện toàn tỉnh có khoảng gần 2.000 (1996) nhà máy công nghiệp tổng giá trị đầu tư 2076,07 tỷ kíp, tạo việc làm cho gần 14.000 công nhân (trong đó có 73 nhà máy xí nghiệp lớn, trung bình có 82 nhà máy, sản phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu trong nước và một phần dùng để xuất khẩu, Chính phủ đã có nhiều chính sách mới cho các nhà đầu tư (Luật thúc đẩy đầu tư) đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, khu vực kinh tế đặc biệt và khu kinh tế chuyên biệt tại 4 tỉnh.

Theo thống kế chưa đầy đủ, hiện đã có hơn 7.677 đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đầu tư, kinh doanh. Trong đó: (i). nước  ngoài có khoảng gần 200 dự án của hơn 20 quốc gia đang đầu tư vào tỉnh, với số vốn khoảng xấp xỉ 2 tỷ  USD; (ii). Trong nước có 7.495 đơn vị, doanh nghiệp.

Việt Nam đứng vị trí thứ 3 (sau Thái Lan và Trung Quốc) với 24 dự án, số vốn hơn 170 triệu USD và 5 dự án đang thuê đất Nhà nước trồng cây công nghiệp với diện tích hơn 10.000ha.

Nếu nhìn về quy mô của doanh nghiệp thì: (i). Lớn có 203 doanh nghiệp; (ii). Vừa có 298 doanh nghiệp; (iii). Nhỏ có 852 doanh nghiệp; (iv). Vi mô có 6.324 doanh nghiệp

Thương mại: Theo thống kế chưa đầy đủ trong năm 2015-2016 giá trị thương mại của tỉnh đạt khoảng 1.119,19 triệu USD (trong đó Nhập khẩu đạt 516,32 triệu USD, Xuất khẩu đạt 602,87 triệu USD. So với năm 2014-2015 giảm 74,04 triệu USD); các điểm thương mại chủ yếu ngoài Trung tâm Thương mại là các chợ, cả tỉnh có 68 điểm chợ (trong đó 18 chợ lớn, 7 chợ trung bình 19 chợ nhỏ và 24 chợ ở các thị trấn thị tứ và các cụm bản. Việc đầu tư xây dựng và tổ chức các Trung tâm Thương mại và dịch vụ cũng như các chợ ngày càng được Chính quyền và các doanh nghiệp quan tâm.

VII. VỀ NÔNG NGHIỆP

  Nông nghiệp là thế mạnh của Savannakhet (diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 700.000ha; hiện đã có khoảng 220.000ha đưa vào sử dụng), ngoài trồng lúa, thổ nhưỡng của Tỉnh phù hợp với một số loài cây như: cao su, cam, mía, sắn, đay, đậu. Ngoài ra Tỉnh còn có thế mạnh về chăn nuôi khai thác thủy, hải sản.

Vùng đồng bằng của Savannakhet lại được chia thành 2 tiểu vùng:

1. Vùng đồng bằng chạy dọc theo sông Mê Kông có 4 huyện (1) huyện Xay-Bu- Ly, (2). huyện Cay-xỏn Phôm-vi-hản, (3). huyện Xay-Phu-Thon, (4) huyện Sỏng- Khon, đây là những địa phương dồi dào lương thực (là nơi sản xuất gạo), thực phẩm, chăn nuôi gia súc và cá. Những địa phương này có độ cao trung bình từ 140m -180m so với mực nước biển.

2. Vùng đồng bằng nằm giữa vùng cao nguyên và đồng bằng dọc theo sông Mê Kong (vùng đồng bằng trung tâm) gồm 6 huyện: (1) huyện U-Thum-Phon, (2) huyện Ạt-Sạ Phăng-Thoong, (3) huyện Phạ-Lan-Xay, (4) huyện Chăm-Phon, (5) huyện Xôn-Nạ Bu-Ly, (6) huyện Ạt-Sạ-Phon. Đây là những địa phương có thế mạnh về trồng lúa, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò). Những địa phương này có độ cao từ 180-200m so với mặt nước biển.

Vùng cao nguyên gồm 5 huyện: (1) huyện Noong, (2) huyện Sê-Pôn, (3) huyện Vị-La Bu-Ly, (4) huyện Phìn, (5) huyện Thà-Pang-Thoong. Vùng này là nguồn cung cấp nước, độ ẩm cho vùng đồng bằng; thổ nhưỡng của vùng này phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi các loại gia súc. Vùng này có độ cao từ 200m-1.000m so với mặt nước biển.

- Lượng mưa hàng năm của tỉnh Savannakhet cũng được chia theo 3 vùng địa hình, trong đó lượng mưa ở vùng đồng bằng ven sông Mê Kông thấp nhất (năm 2006 là 1.287ml), tiếp đó là vùng đồng bằng "trung tâm" (năm 2006 là 1.436ml), cao nhất là vùng cao nguyên (năm 2006 là 1.668ml).

 

            VIII. VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI SA-VĂN-NẠ-KHỆT

            Cũng như cộng đồng người Việt Nam ở Lào, người Việt Nam  ở  tỉnh Sa-văn-na-khệt được hình thành từ lâu, qua nhiều thế hệ, đến nay đã tới thế hệ thứ 4-5. Hội người Việt Nam tỉnh Sa-văn-na-khệt, được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ sau khi nước Lào giành độc lập, Hội được công nhận là thành viên của Mặt trận Lào xây dựng đất nước, được Chính quyền địa phương luôn quan tâm, ủng hộ tạo mọi điều kiện để hoạt động.

            Hội người VN tỉnh Sa-văn-na-khệt có "Trường Tiểu học Thống Nhất", "Trường Tiểu học Nguyễn Trãi" và "Trường Mẫu giáo Lạc Hồng", mấy năm gần đây có thêm "Trường Tư thục Mầm non-Tiểu học Hoàng Oanh", do một kiều bào tổ chức. Các trường học của Hội đều là cơ sở của người Việt từ nhiều năm nay- do bà con đóng góp cùng  một số tổ chức trong nước và doanh nghiệp tài trợ kinh phí xây dựng - khuôn viên và phòng học tương đối khang trang.

            Là một cộng đồng đông và có truyền thống đoàn kết, nên đến nay cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Sa-văn-na-khêt có 3 chùa (tại thị xã Cay-xỏn Phôm-vi-hản có 2 chùa và 2 miếu, thị trấn Sê-Nô có 1 chùa), là nơi sinh hoạt tâm linh của bà con cộng đồng người Việt. Ngoài ra số bà con theo đạo Thiên chúa giáo cũng có 3 nhà thờ (1 ở thị xã Cay-xỏn Phôm-vi-hản, 1 ở thị trấn Sê-Nô, 1 ở bản Đông-mạc-nghèo - cách thị trấn Sê-nô 19km về phía Bắc). Hội có nghĩa trang riêng để lo cho những người Việt khi quá cố. Ngoài ra Hội còn có trụ sở là nơi tổ chức các hoạt động của cộng đồng (trong đó có Văn phòng Hội, hội trường và một số phòng dành cho các giáo viên từ trong nước sang dạy trong trường học của Hội).        

            Ban Chấp hành Hội có 26 vị, do ông Nguyễn Lương, làm Chủ tịch và 4 vị Phó Chủ tịch. Ngoài ra có 7 vị trong Ban Cố vấn và có 2 vị nguyên Chủ tịch Hội, vì tuổi cao nên được nghỉ, nhưng vẫn tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng./.

 

 

​​​ ​​​​​​​​​​​​​ ​​​
  • QUOCHOI.jpg 

    vanphongchinhphu3.jpg

    BONGOAIGIAO-EN.jpg

     BOKEHOACH-en.jpg​​

    BOCONGTHUONG-en.jpg

    dulich-en.jpgvietnamplus.jpgvov.jpgQUEHUONG.jpg
  • QUOCHOI2.jpg 

    vanphongchinhphu4.jpg

    BONGOAIGIAO-EN.jpg

    BOKEHOACH-en.jpg

    BOCONGTHUONG-en.jpg

    dulich-en.jpgvietnamplus.jpgvov.jpgQUEHUONG.jpg
    Về đầu trang
  • Bản quyền thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam​Liên hệ  |  đồ trang   |  Quyền riêng tư​  |  Q​&A​

    Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet Địa chỉ: đường Santiphap, tổ 38, bản Phonxavangtay, thành phố Kaysonphomvihan, tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào Điện thoại: (856) 41 212418; Fax: (856) 41 212182 ​Email: lanhsusavan@mofa.gov.vn Website: https://vnconsulate-savanakhet.mofa.gov.vn​ Chung nhan Tin Nhiem Mang ​ ​​

Từ khóa » đen Sạ Vẳn Thuộc Tỉnh Nào