Xã Hội Dân Sự Là Gì? Từ định Nghĩa đến Ví Dụ - CVD

 Thursday, February 2, 2017

Nia Lala (#XHDS) Wikipedia có phải là một yếu tố nằm trong xã hội dân sự không? Nếu thế xã hội dân sự là cái gì?

Định nghĩa xã hội dân sự?

Hãy suy nghĩ về nơi mà bạn đang sống – điều gì khiến cho nó hoạt động trơn tru? Chính phủ sẽ đảm bảo pháp luật và trật tự xã hội; các doanh nghiệp sẽ cung ứng hàng hóa và dịch vụ,… cả hai sẽ hỗ trợ cho sự tồn tại của một quốc gia. Nhưng còn các nhóm khác, như các cơ sở thờ nguyện hoặc các hội nhóm khác sẽ đóng góp gì cho xã hội?

Trong thực tế, những hội nhóm đó đã đóng một vai trò rất lớn để một quốc gia có thể hoạt động trơn tru, được gọi với cái tên – xã hội dân sự.

Cấu trúc một xã hội bền vững bao hàm: thị trường; gia đình; chính phủ và xã hội dân sự. Ảnh: #XHDS

Xã hội dân sự bao gồm các nhóm hoặc tổ chức hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, nhưng hoạt động bên ngoài chính phủ và không vì mục đích lợi nhuận. Các tổ chức và thể chế tạo nên xã hội dân sự bao gồm các công đoàn lao động, các tổ chức phi lợi nhuận, cơ sở thờ nguyện, và các cơ quan dịch vụ khác cung cấp một dịch vụ quan trọng cho xã hội.

Xã hội dân sự đôi khi được gọi là khu vực dân sự, một thuật ngữ được sử dụng để phân biệt nó từ các lĩnh vực khác. Ví dụ, Việt Nam được tạo thành từ ba khu vực: khu vực công cộng – đó là các chính phủ và các cơ quan địa phương; khu vực tư nhân – bao gồm các doanh nghiệp và các tập đoàn; và khu vực lĩnh vực dân sự, trong đó bao gồm các tổ chức hoạt động vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được thúc đẩy bởi lợi nhuận hoặc chính phủ.

Ví dụ về Xã hội Dân sự tại nơi bạn sống 

Trong rất nhiều trường hợp, rất khó để nhận biết chính xác loại hình khu vực bởi có rất nhiều người thuộc các nhóm khác nhóm có xu hướng hợp tác với nhau để phục vụ cộng đồng. Nhưng nếu dựa vào một số ví dụ liên quan đến xã hội dân sự, về cách thức họ đóng góp và vai trò của họ sẽ dễ dàng nhận biết hơn.

Trên quy mô quốc gia – toàn cầu, các tổ chức xã hội dân sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trong hậu quả của thiên tai, như cơn bão Xangsane (2006) hoặc trận bão Wutip năm 2013, các tổ chức như Hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã tích cực hỗ trợ những người nằm trong vùng ảnh hưởng. Hay dự án Nhà chống lũ do Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) thực hiện tại các tỉnh miền Trung và miền Tây. Những nhóm này được coi là các tổ chức viện trợ phi chính phủ (NGO). NGO thường được nằm trong khu vực xã hội dân sự, vì họ không được điều hành bởi chính phủ, phụ thuộc nhiều vào sự đóng góp cộng đồng, và có xu hướng hoạt động dựa trên các tình nguyện viên.

Thiên tai là thời điểm mà các tổ chức xã hội dân sự phát huy vai trò của mình. Ảnh: #XHDS

Một ví dụ khác của xã hội dân sự tại nơi làm việc là nhóm dân sự, chẳng hạn như các câu lạc bộ tình nguyện Hope (Hà Nội), Câu lạc bộ Tình Nguyện Xanh (Đà Nẵng) hay CLB Y Bác Sĩ Tình Nguyện Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh), gần gũi hơn tí nữa là Wikipedia – trang web mà ai cũng một lần truy vấn thông tin. Tại Việt Nam, đây là những nhóm được tạo thành từ những người trong cộng đồng những người tình nguyện bỏ thời gian của mình để quyên góp tiền cho các dự án hoặc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Mặc dù các nhóm này có xu hướng nhỏ hơn nhiều so với các tổ chức NGO, nhưng họ lại nắm vai trò quan trọng bởi vì họ đại diện cho các công dân bình thường góp phần vào sự tốt đẹp toàn diện của cộng đồng.

Trong một số trường hợp, gia đình của bạn có thể được coi là một phần của xã hội dân sự, vì họ tự nguyện đóng góp cho hạnh phúc và không hề tính toán lợi nhuận. Điều này, lần lượt, có thể cho phép bạn đi ra ngoài và đóng góp ở các nơi khác – trong khu vực dân sự rộng lớn hơn.

Ai cần một xã hội dân sự?

Trong bối cảnh của hệ thống xã hội, chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân có thể cung ứng một số lượng đáng kể cho nhu cầu của người dân. Nhưng vấn đề là họ cung ứng được bao nhiêu, bởi sẽ luôn có những khoảng trống do những hạn chế của chính phủ và sự thiếu khả năng sinh lời. Lúc này, xã hội dân sự sẽ lấp đầy những khoảng trống ấy.

Hệ thống chính trị dân chủ đến đâu phụ thuộc vào xã hội dân sự tham gia vào đời sống ở mức độ nào. Ảnh: #XHDS

Mái ấm cho người vô gia cư, hỗ trợ lương thực khẩn cấp,… nằm trong số hàng tá ví dụ sinh động của xã hội dân sự bởi nó cung ứng một dịch vụ đáng kinh ngạc –  hỗ trợ đắc lực cho những nhóm người yếu thế hoặc bị tổn thương trong xã hội. Ngoài ra, còn các các nhóm hoạt động dựa trên nhu cầu hoặc sở thích như các nhóm thiện nguyện hay nhóm hướng đạo sinh.

Chính vì lý do đó, mà một hệ thống chính trị dân chủ phụ thuộc phần lớn vào sự tham gia xã hội dân sự.

Mặc dù dịch vụ xã hội và sự tham gia của xã hội dân sự thường không được công nhận hay bị đánh giá thấp, các nhóm này là một phần không thể thiếu của xã hội và giữ kết nối giữa mọi người với xã hội.
Tóm tắt Bối cảnh xã hội khiến các nhóm xã hội lớn và nhỏ đóng một vai trò quan trọng để tạo ra sự phát triển bền vững. Tạo thành từ các tổ chức và tổ chức hoạt động bên ngoài chính phủ và giới doanh nghiệp, những nhóm này có thể đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mà 2 nhóm trên bằng cách này hay cách khác không/ chưa thể đáp ứng. Những nhóm này cung cấp cho người dân bình thường cơ hội để đóng góp cho cộng đồng của họ hoặc đáp ứng nhu cầu cho những người có nhu cầu, thông qua các hoạt động tình nguyện. Đảm bảo rằng cộng đồng có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững hơn.
[*] Bạn đọc có thể tải toàn văn (pdf) về tại đây: Tải về 

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Liên quan

Từ khóa » Ví Dụ Về Xã Hội Dân Sự