Xã Hội Hóa Là Gì? Liên Hệ Xã Hội Hóa ở Việt Nam | Luận Văn 2S
Có thể bạn quan tâm
Xã hội hóa là một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trên báo đài, truyền hình, học tập...và cả trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu tường tận khái niệm ‘Xã hội hóa là gì?’. Nếu vẫn chưa, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này đấy. Cùng tham khảo nhé!
Xã hội hóa là gì?
Trong xã hội học, xã hội hóa (socialization) được định nghĩa là một quá trình giới thiệu cho mọi người về các chuẩn mực xã hội và phong tục thông qua quá trình tương tác với xã hội. Nhằm giúp con người phát triển các khả năng của mình và học hỏi từ xã hội. Hay nói cách khác, xã hội hóa là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống hòa hợp với xã hội. Chẳng hạn như: Khi cha mẹ dạy bạn cách giao tiếp với mọi người, anh, chị dạy bạn cách sử dụng dụng cụ học tập, khi giáo viên dạy bạn về lịch sử của đất nước... có nghĩa là bạn đang được xã hội hóa.
Xã hội hóa là gì?
Quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời của con người và thường xảy ra theo hai giai đoạn: Xã hội hóa sơ cấp diễn ra từ khi sinh ra đến tuổi thiếu niên. Xã hội hóa thứ cấp tiếp tục nối tiếp từ giai đoạn sơ cấp đến cuối cuộc đời. Ở xã hội hóa thứ cấp có thể xảy ra bất cứ khi nào mọi người thấy mình trong hoàn cảnh mới, đặc biệt là khi họ tương tác với các cá nhân có quy tắc, lối sống hoặc tập quán khác với họ.
Có thể bạn quan tâm:
Bản chất của nhà nước là gì? Liên hệ bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Danh sách đề tài tiểu luận quản lý nhà nước 2023
Mục đích của xã hội hóa là gì?
Trong quá trình xã hội hóa, con người học cách để trở thành thành viên của một nhóm, một cộng đồng hoặc xã hội. Quá trình này không chỉ giúp mọi người làm quen với các nhóm xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này có khả năng tự duy trì theo thời gian. Ở tầm vĩ mô, xã hội hóa đảm bảo rằng chúng ta có một quá trình phát triển mà qua đó các chuẩn mực và phong tục của xã hội được truyền tải. Xã hội hóa dạy cho mọi người những chuẩn mực, cách ứng xử đúng đắn đáp ứng những mong đợi của xã hội, cộng đồng hoặc một tình huống cụ thể. Nói cách khác, nó là một hình thức kiểm soát xã hội.
Xã hội hóa có nhiều mục tiêu cho cả thanh thiếu niên và người lớn. Nó dạy trẻ em những vấn đề nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Quá trình xã hội hóa cũng giúp các cá nhân hình thành nhân cách để thích ứng, phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội. Qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội.
Các tác nhân xã hội hóa
Gia đình
Gia đình là tác nhân đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đối với con người. Bởi lẽ, từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, gia đình là môi trường cơ bản dạy trẻ những kinh nghiệm sống, những bài học đầu đời hay những tiêu chuẩn văn hóa nhằm hình thành nhân cách và thái độ sống của mình.
Nhà trường
Khi lớn hơn một chút, ngoài gia đình thì nhà trường cũng là tác nhân có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của con người. Nhà trường là nơi cung cấp cho con người những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao tùy theo từng độ tuổi và khả năng hấp thụ của trẻ. Ở mỗi vị trí và cấp bậc khác nhau trong nhà trường, mỗi người sẽ có nhận thức về trách nhiệm, bổn phận của mình cũng như có động lực để phát triển, hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất.
Bạn bè
Ngoài các thành viên trong gia đình thì bạn bè là những người vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa. Những người bạn cùng nhau lớn lên, học tập và hưởng sự quan tâm của xã hội giống nhau nên họ dễ dàng tiếp cận và chơi thân với nhau. Tuy nhiên, bạn bè cũng có bạn bè tốt và bạn bè xấu. Vì vậy, mỗi người nên biết chọn bạn để không bị lôi kéo vào những chiều hướng tiêu cực.
Các phương tiện truyền thông đại chúng
Ngày nay, khi mà các phương tiện truyền thông, internet ngày càng phát triển thì sự tác động của nó đến xã hội hóa ngày càng quan trọng. Truyền thông đưa đến cho con người nguồn thông tin ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, là nguồn giải trí quan trọng của nhiều gia đình… Tuy nhiên, ngoài các thông tin tích cực tạo điều kiện hoàn thiện trí thức, nhân cách, đạo đức của con người thì cũng có những thông tin tiêu cực. Vì vậy, con người cần biết sử dụng, chọn lọc thông tin cần thiết để học tập, giải trí, tránh lạm dụng quá mức dẫn đến hậu quả xấu.
Ngoài ra, quá trình xã hội hóa còn chịu tác động của tôn giáo, độ tuổi, nghề nghiệp...
Các tác nhân xã hội hóa
Xã hội hóa ở Việt Nam hiện nay
Khái niệm xã hội hóa ở Việt Nam là gì?
Xã hội hóa là như vậy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm xã hội hóa này lại được hiểu theo một cách hoàn toàn khác. Khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII. Sau đó, trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội được thực hiện trên tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động nguồn lực của nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội. Như vậy, Ở Việt Nam, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó như xã hội hóa kinh tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáo dục.
Tương tự như khái niệm xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục là việc tất cả mọi người trong xã hội đều làm giáo dục, mọi người giáo dục lẫn nhau và tất cả mọi người đều được giáo dục. Xã hội hóa giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển hoàn thiện về trí thức cũng như nhân cách của con người, trở thành quyền cơ bản của con người. Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục cũng trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người.
Khái niệm xã hội hóa ở Việt Nam là gì?
Các quan điểm và định hướng chung xã hội hóa ở Việt Nam
- Nhà nước thực hiện xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn đó là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực của toàn xã hội để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa... của đất nước cũng như tạo điều kiện để xã hội đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng các thành quả giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng cao.
- Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chính sách, tăng cường đầu tư, tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình phát triển quốc gia; hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo...
- Chuyển các cơ sở công lập hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính bao cấp sang cơ chế tự chủ về tổ chức và quản lý, hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi... để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, trợ giúp người nghèo.Mức phí quy định phải tuân thủ nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích lũy để đầu tư phát triển và xóa bỏ mọi nguồn thu khác.
- Phát triển các cơ sở ngoài công lập với 2 cơ chế là dân lập và tư nhân. Quyền sở hữu đối với các cơ sở ngoài công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật. Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư thì còn phải thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và phải chịu thuế.
- Tiến hành chuyển một số cơ sở thuộc loại hình công lập sang loại hình ngoài công lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn lại cho Nhà nước.
- Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của từng lĩnh vực
- Nhà nước tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát các hoạt động dịch vụ.
- Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển, bình đẳng dựa trên cơ sở luật pháp để thúc đẩy phát triển cả về quy mô và chất lượng của các cơ sở công lập và ngoài công lập. Xây dựng cơ sở đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xã hội hóa là gì và liên hệ đến xã hội hóa ở Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề học tập cũng như cuộc sống.
Từ khóa » Tính Chất Xã Hội Hóa Là Gì
-
Xã Hội Hóa (xã Hội Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xã Hội Hóa Là Gì ? Khái Niệm Về Cơ Chế Xã Hội Hóa ? Vai Trò Của Xã ...
-
Khái Niệm Xã Hội Hóa Và Các Tác Nhân Xã Hội Hóa - Luận Văn Việt
-
Xã Hội Hóa Là Gì? - Luật Sư X
-
Xã Hội Hóa Là Gì? Cơ Chế, Vai Trò, Môi Trường Xã Hội Hóa
-
Xã Hội Hóa Sản Xuất Là Gì?
-
Xã Hội Hóa Là Gì? Ví Dụ Về Xã Hội Hóa - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm Xã Hội Hóa Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Nó.
-
Xã Hội Hóa Sản Xuất Là Gì? - Áo Kiểu đẹp
-
Tìm Hiểu Thêm Về Khái Niệm Tính Chất Của Lực Lượng Sản Xuất
-
Xã Hội Hóa Dịch Vụ Công Tiếp Cận Dưới Góc độ Sở Hữu
-
Xã Hội Hóa Giáo Dục Là Gì? Bản Chất, Vai Trò Và ý Nghĩa
-
XÃ HỘI HÓA VÀ LỒNG GHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ