Xã Hội Học Là Gì? Đối Tượng, Cơ Cấu, Chức Năng, Nhiệm Vụ
Có thể bạn quan tâm
Xã hội học được xem là khoa học về các quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội và các hình thái biểu hiện cụ thể của các quy luật ấy trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Cho nên, cũng như tất cả các bộ môn khoa học khác, xã hội học là một khoa học độc lập, có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của nó trong nền khoa học thế giới:
- Thứ nhất: Xã hội học có một đối tượng nghiên cứu cụ thể.
- Thứ hai: XHH có một hệ thống lý thuyết riêng là các khái niệm, phạm trù, quy luật, các học thuyết xã hội được sắp xếp một cách lôgíc và hệ thống.
- Thứ ba: Xã hội học có một hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng.
- Thứ tư: Xã hội học có mục đích ứng dụng rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc sống và xã hội.
- Thứ năm: Xã hội học có một quá trình lịch sử hình thành, phát triển và có một đội ngũ các nhà khoa học đóng góp, cống hiến để khoa học phát triển không ngừng.
1. Định nghĩa về xã hội học
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về xã hội học, tùy thuộc vào hướng và cấp độ tiếp cận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều có những điều thống nhất, khái quát về các vấn đề cơ bản sau: Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về xã hội loài người, thông qua các hành vi, các hoạt động của con người trong đời sống xã hội, trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể.
Các nhà Xã hội học mác-xít nhấn mạnh: đó là khoa học về những quy luật phổ biến và đặc thù của sự phát triển các hình thái kinh tế – xã hội, về cơ chế hoạt động và hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các tập đoàn, các giai cấp trong xã hội, dân tộc.
Một số định nghĩa thường gặp về xã hội học:
- Xã hội học là khoa học về xã hội hoặc về các hiện tượng xã hội (L.F. Ward)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường sống của con người (H.P. Fairchild)
- Xã hội học có thể được định nghĩa là tập hợp các kiến thức khoa học về mối quan hệ con người (J.F.Cuber)
- Xã hội học nghiên cứu hành vi của con người trong các nhóm (Kimball Young)
- Xã hội học là khoa học về các hành vi chọn lọc (R.E. Park và F.W. Burgess)
- Xã hội học là khoa học hướng tới việc giải thích hành động xã hội (Max Weber)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu cấu trúc của đời sống xã hội (Young và Mack)
- Xã hội học là khoa học tổng hợp và khái quát về con người trong tất cả các quan hệ xã hội (Arnold Green)
- Xã hội học là khoa học cho sự phát triển xã hội một cách khoa học (G. Duncan Mitchell)
- Xã hội học là khoa học về cấu trúc và các chức năng của đời sống xã hội (John W. Bennel)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống về đời sống của các nhóm người (Bruce J.Cohen và cộng sự, Xã hội học nhập môn, Nguyễn Minh Hoà dịch, 1995)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu về con người và sự tương tác xã hội của con người với các cá thể khác trong các nhóm xã hội và xã hội mà anh ta là một thành viên. Nó giải quyết hệ thống các hoạt động xã hội và mối tương quan của chúng. Các hoạt động đó bao gồm các quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội, thể chế xã hội, cộng đồng và xã hội. ( Inkeles, 1967:16).
Tóm lại: xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống xã hội loài người với sự nhấn mạnh vào các hệ thống xã hội hiện đại và công nghiệp hóa. Phạm vi nghiên cứu của xã hội học là rất rộng: các nhà xã hội học nghiên cứu tất cả các mối quan hệ của con người, các nhóm, các thể chế, và các xã hội. Tình yêu, hôn nhân, sức khoẻ, bệnh tật, tội phạm và hình phạt cũng là phạm vi nghiên cứu của xã hội học.
Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội, nó nghiên cứu trạng thái xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, nghiên cứu những mối tác động qua lại trong những khu vực dân cư, tập thể lao động, nhóm gia đình và xã hội. Xã hội học bao giờ cũng gắn liền với một thế giới quan triết học nhất định, xã hội học Việt Nam dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng HCM.
Xem thêm: Xã hội là gì?
2. Đối tượng nghiên cứu
“Xã hội học nghiên cứu đời sống xã hội, các nhóm và các tổ chức của con người một cách đầy thú vị. Phạm vi nghiên cứu xã hội học là rất rộng, từ việc phân tích sự gặp gỡ giữa con người với nhau trên đường phố đến các quá trình xã hội trên thế giới”. – Anthony Giddens (“Sociology”, 1989).
Có nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng của Xã hội học. Tuy nhiên, xem xét toàn bộ lịch sử phát triển của Xã hội học thế giới, có ba khuynh hướng chính trong cách tiếp cận Xã hội học như sau:
- Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà Xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
- Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Cấu trúc xã hội thường được Xã hội học nghiên cứu dưới hai nhóm vấn đề:
+ Một là, những nhóm, cộng đồng xã hội cấu thành hệ thống cấu trúc ấy với tất cả những phân hệ cấu trúc của nó.
+ Hai là, những mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa những cấu thành xã hội được định hình dưới dạng những thiết chế xã hội, những chuẩn mực giá trị quy định cơ chế hoạt động đặc thù của từng hệ thống xã hội riêng.
– Khuynh hướng tiếp cận tổng hợp: Xã hội loài người và hành vi xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của Xã hội học chính là hành vi xã hội của con người, của các hoạt động tương tác giữa người và người trong những nhóm và cộng đồng xã hội phân theo những dấu hiệu xã hội đặc thù. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể xã hội. Có thể coi đây là những vấn đề cơ bản nhất, chính yếu nhất về đối tượng của Xã hội học.
3. Cơ cấu của Xã hội học
Là một ngành khoa học độc lập, xã hội học cũng có cơ cấu của nó. Nói đến cơ cấu của Xã hội học cần phải hiểu Xã hội học gồm những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội.
Có nhiều các trình bày khác nhau về cơ cấu của Xã hội học. Phổ biến nhất là hai cách xem xét về cơ cấu của Xã hội học dựa trên hai cơ sở khác nhau sau:
- Thứ nhất: Dựa trên cấp độ riêng – chung; bộ phận chỉnh thể của tri thức và phạm vi nghiên cứu của Xã hội học, người ta chia ra thành Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên ngành.
- Thứ hai: Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức Xã hội học để chia thành ba cấp độ khác nhau: Xã hội học trừu tượng – lý thuyết, Xã hội học cụ thể – thực nghiệm, Xã hội học triển khai – ứng dụng.
Ngoài ra, người ta có thể chia Xã hội học làm hai bộ phận: Xã hội học vi mô và Xã hội học vĩ mô.
4. Chức năng của Xã hội học
Trong nhiều công trình nghiên cứu về Xã hội học gần đây và theo xu hướng chung, người ta khẳng định Xã hội học có ba chức năng cơ bản sau:
- Chức năng nhận thức.
- Chức năng thực tiễn.
- Chức năng tư tưởng.
Chức năng nhận thức
Thực tế Xã hội học là một hệ thống tri thức về lĩnh vực đối tượng mà nó nghiên cứu. Xã hội học có vai trò lớn trong việc làm cho tri thức nhân loại phát triển đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt trong việc phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, óc phân tích, khái quát trong các hoạt động tư duy của con người.
Xã hội học trang bị cho chúng ta tri thức về những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của các hiện tượng, các quá trình xã hội… Xã hội học đã góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội, góp phần sáng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội, cũng như các bộ phận, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Xã hội học với cơ sở lý luận của mình giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về sự phát triển tương lai của xã hội.
Thông qua các nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm, Xã hội học tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất khuynh hướng, tính quy luật của các quá trình và các hiện tượng xã hội đang xảy ra hàng ngày xung quanh
Chức năng thực tiễn
Chức năng thực tiễn bắt nguồn từ bản chất của thực tiễn khoa học, bao gồm yếu tố tiên đoán. Dựa vào sự phân tích hiện trạng của xã hội và những mặt, những quá trình riêng lẻ của nó, Xã hội học có nhiệm vụ làm sáng tỏ triển vọng vận động của xã hội trong tương lai sắp đến cũng như tương lai xa hơn.
Chức năng thực tiễn của Xã hội học không tách rời những kiến nghị mà khoa học đưa ra khi đáp ứng những yêu cầu của các cơ quan quản lý nhằm củng cố mối liên hệ giữa khoa học xã hội với đời sống, với thực tiễn, đang tạo điều kiện phát huy hơn nữa chức năng thực tiễn của Xã hội học, nâng cao hơn nữa vai trò của nó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Biểu hiện của chức năng thực tiễn:
+ Biểu hiện cụ thể của chức năng thực tiễn là chức năng quản lý hoặc chỉ đạo của Xã hội học. Đây được xem như một chức năng cơ bản phổ biến nhất của Xã hội học.
Xã hội học không phải là khoa học quản lý, nhưng tất cả các hoạt động quản lý kể cả quản lý kinh tế, hành chính hay nhân sự chỉ trở nên tối ưu khi mà biết sử dụng tốt các kết luận, nhận định và dự báo của Xã hội học.
+ Chức năng thực tiễn của Xã hội học còn thể hiện rõ một cách cụ thể hơn trong các đơn vị cần thiết cho mọi hoạt động quản lý, được gọi là sự dự báo (dự đoán). Hoạt động này nhằm xác định cái tối ưu trong nhiều khả năng biến thể để thực hiện một xu thế tự nhiên trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội và trong một thời gian ấn định chặt chẽ, trước hết trên cơ sở các phương pháp định lượng.
Trên cơ sở nhận diện được hiện trạng xã hội thực tại và sử dụng các lý thuyết dự báo, các nhà Xã hội học sẽ mô tả được triển vọng vận động của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa hơn. Dự báo xã hội là một thế mạnh của xã hội học. Có thể nói, trong tất cả các môn khoa học xã hội thì Xã hội học có chức năng dự báo mạnh nhất và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, các phương pháp, các kỹ thuật thao tác, các cách thức tiếp cận xã hội của Xã hội học được các ngành khoa học khác nhau cũng như các lĩnh vực khác nhau của kinh tế, chính trị, văn hóa,… sử dụng như một công cụ hữu ích và hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động. Có thể thấy rõ điều đó qua các cuộc thăm dò dư luận xã hội trước các cuộc tranh cử, hay các phương pháp điều tra của Xã hội học được ứng dụng vào việc thăm dò nhu cầu, thị hiếu khách hàng trong marketing. Do vậy “Xã hội học sẽ làm một công cụ hữu hiệu để cho con người có thể xây dựng cho mình một xã hội tốt đẹp hơn”.
Chức năng tư tưởng
Trong việc giáo dục tư tưởng cho quần chúng, lý luận Xã hội học chung của chủ nghĩa Marx – Lenin – chủ nghĩa duy vật lịch sử – đóng một vai trò then chốt, vì nó vũ trang cho mọi người tri thức về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, luận chứng cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vạch ra con đường xây dựng xã hội mới.
Khi vạch ra các quy luật phát triển các mặt và các quá trình riêng lẻ của hiện thực xã hội chủ nghĩa trong mối liên hệ với những quy luật phát triển phổ biến của chủ nghĩa xã hội, Xã hội học Mác–Lênin giúp cho con người ý thức được sức mạnh của mình, vị trí của mình đầy đủ và tốt hơn trong quá trình xã hội, góp phần nâng cao tính tích cực xã hội của quần chúng.
Xã hội học Marx – Lenin cũng đóng một vai trò giáo dục quan trọng giúp phát triển và hình thành tư duy khoa học, tạo điều kiện hình thành thói quen suy xét trên quan điểm duy vật và biện chứng đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, giúp nâng tư duy thông thường thành tư duy khoa học.
Mặt khác, chức năng tư tưởng Xã hội học Marx – Lenin là đấu tranh chống những trào lưu tư tưởng phủ định chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính Đảng của khoa học xã hội có nghĩa là công khai bảo vệ lợi ích sự nghiệp của giai cấp công nhân, sự nghiệp cải tạo và xây dựng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
5. Nhiệm vụ của Xã hội học
Xã hội học có 3 nhiệm vụ chính: nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng. Các nhiệm vụ này đều nhằm thực hiện những chức năng cơ bản trên của XHH.
Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận:
+ Nhiệm vụ hàng đầu của XHH là xây dựng và phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng mang tính đặc thù của nó.
+ XHH có nhiệm vụ hình thành và phát triển công tác nghiên cứu lý luận để vừa củng cố bộ máy khái niệm vừa tìm tòi và tích lũy tri thức tiến đến phát triển nhảy vọt về chất trong lý luận và PPNC trong hệ thống khái niệm và tri thức khoa học.
Nhiệm vụ nghiên cứu của XHH hướng đến hình thành và phát triển hệ thống lý luận, PPNC và tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng y/c phát triển KT – XH của đất nước ta.
Nhiệm vụ Nghiên cứu thực nghiệm: XHH tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để:
+ Kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết khoa học trong nghiên cứu;
+ Phát hiện, xây dựng những bằng chứng làm cơ sở cho việc sửa đổi, hoàn thiện các khái niệm, lí thuyết và PP luận nghiên cứu, kích thích hình thành và phát triển tư duy khoa học mới;
+ Kích thích và hình thành tư duy thực nghiệm;
+ Hướng đến vạch ra cơ chế, điều kiện hoạt động và hình thức biểu hiện của các quy luật XHH làm cơ sở cho việc đưa tri thức vào cuộc sống;
Nghiên cứu thực nghiệm được xem là chiếc cầu nối giữa lý luận và thực tiễn. Khi thực hiện n/v này, trình độ lý luận và kỹ năng nghiên cứu của các nhà XHH cũng được nâng lên.
Nhiệm vụ Nghiên cứu ứng dụng:
+ XHH quan tâm đặc biệt đến những nghiên cứu ứng dụng liên quan đến những vấn đề lí luận và thực tiễn của CNXH: bình đẳng và tiến bộ xã hội, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế…
+ Nghiên cứu ứng dụng trong XHH hướng đến việc đề ra các giải pháp vận dụng những phát hiện của nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề xã hội mới: ….
Cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa tri thức lý luận, tri thức thực nghiệm với hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển KT-XH nước ta, XHH đã và đang tích cực nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh và góp phần đề ra các biện pháp thực tiễn có tính khả thi cao.
Liên hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, XHH có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề:
+ Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam;
+ Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Các chính sách đảm bảo tiến bộ xã hội và công bằng xã hội;
+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo và chiến đấu của Đảng;
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân;
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo con đường XHCN…
Có thể khẳng định, sức sống mãnh liệt của XHH với tư cách là một KH, một ngành đào tạo thể hiện rõ trong việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, thực nghiệm và ứng dụng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Một số câu hỏi:
Xã hội học có phải là một khoa học?
Khoa học là gì? Khoa học được định nghĩa là sự sử dụng các phương pháp có hệ thống để nghiên cứu, phân tích dữ liệu, suy nghĩ có cơ sở lý thuyết, đánh giá một cách có hệ thống các ý kiến tranh luận nhằm phát triển hệ thống các kiến thức về một vấn đề.
Xã hội học là một khoa học. Nhưng nó không thể bắt chước như khoa học tự nhiên, bởi vì nghiên cứu hành vi con người về khác nhau về cơ bản với nghiên cứu thế giới tự nhiên.
Làm thế nào xã hội học có thể giúp chúng ta trong cuộc sống?
– Việc cải thiện các hiểu biết về những tình huống xã hội cụ thể thông thường cho chúng ta cơ hội tốt hơn để điều khiển chúng.
– Xã hội học cung cấp các phương tiện để tăng tính nhạy cảm về văn hoá của chúng ta.
– Chúng ta có thể nghiên cứu các kết quả của việc áp dụng một chính sách cụ thể.
Ảnh hưởng của xã hội học như nào?
Nghiên cứu xã hội học nhận được sự quan tâm của nhiều người không chỉ cộng đồng các nhà xã hội học. Điều này là do xã hội học bao gồm việc nghiên cứu không chỉ các xã hội hiện đại mà còn nghiên cứu các khía cạnh quan trọng của việc làm thế nào các xã hội được hình thành. Nghiên cứu xã hội học cung cấp cho chúng ta nhận thức về trạng thái của hành vi xã hội, và nhận thức này quyết định, hình thành hành vi, thái độ của chúng ta. Điều này gọi là bản chất linh hoạt của xã hội học.
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Phương pháp phỏng vấn
- Mô hình lý thuyết nghiên cứu văn hóa
- Biến đổi xã hội là gì?
- Bộ máy quan liêu là gì? Đặc điểm, nguồn gốc, chức năng
Từ khóa » Chức Năng Của Môn Xã Hội Học
-
Xã Hội Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 2: Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học - Hoc247
-
CHỨC NĂNG THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI HỌC - Tài Liệu Text - 123doc
-
Trình Bày Chức Năng Của Xã Hội Học ?
-
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC – PHẦN 1
-
Xã Hội Học Là Gì? đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học
-
Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học Pháp Luật
-
Chương 1. Đối Tượng, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Xã Hội Học - YouTube
-
[Top Bình Chọn] - Chức Năng Của Xã Hội Học - Trần Gia Hưng
-
Cơ Cấu, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Xã Hội Học - Tailieuontap
-
Khái Niệm - đối Tượng - Chức Năng - Nhiệm Vụ Của Xã Hội Học
-
Phân Tích Những Vấn đề Chung Nhất Về Xã Hội Học - Luật Minh Khuê
-
Phân Biệt Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Xã Hội Học? Ví Dụ ... - Facebook