Xã Hội Học Nhận Thức Và Khảo Luận Về Sự Kiến Tạo Xã Hội Thực Tại
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 1 pdf 111 1 MB 1 9 4 ( 3 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 111 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Sự kiến tạo xã hội về thực tại Sự kiến tạo xã hội Khảo luận về xã hội học nhận thức Xã hội học nhận thức Lý thuyết về xã hội Kiến tạo thực tại xã hội Xã hội học về nhận thức
Nội dung
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại —★— Tác giả: Peter L. Berger & Thomas Luckmann Người dịch: Trần Hữu Quang & nhóm dịch Nhà xuất bản Tri Thức 6/2016 ebook©vctvegroup 12-11-2018 Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com BÀI GIỚI THIỆU MỘT LÝ THUYẾT VỀ XÃ HỘI THEO LỐI TIẾP CẬN HIỆN TƯỢNG HỌC CỦA P. BERGER VÀ T. LUCKMANN Mở đầu Nề nếp sinh hoạt bình thường và thực tại cuộc sống hằng ngày được người có ý thức thông thường trong xã hội coi là chuyện đương nhiên, không có gì phải bàn. Ai cũng “biết” những điều mà mọi người coi là “có thực” trong đời sống thường nhật. Dưới mắt người bình thường, thực tại ấy có thể được nhìn nhận như “có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta” và chúng ta “không thể ‘rũ bỏ đi’ được”, theo lời Peter Berger và Thomas Luckmann. Tuy nhiên, dưới cái nhìn xã hội học, thực tại ấy không phải là một thứ thực tại tự nó như thế và không hề tồn tại tách rời khỏi cuộc đời của từng con người cá thể, mà thực ra nó chính là một sản phẩm, một công trình được tạo lập bởi đời sống xã hội và trong đời sống xã hội. Theo Berger và Luckmann, thực tại mà mỗi người chúng ta chứng kiến và trải nghiệm trong đời sống hằng ngày chính là “thực tại được kiến tạo về mặt xã hội” (reality is socially constructed). Nếu “thực tại” là thực tại được kiến tạo về mặt xã hội, thì cái mà người ta “biết” trong đời sống thường nhật, tức là “kiến thức đời thường”, cũng là cái đã được kiến tạo về mặt xã hội. Cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại của Berger và Luckmann là một tập khảo luận xã hội học về “tất cả những gì được coi là ‘kiến thức’ trong xã hội”, đặc biệt là về loại “kiến thức đời thường” mà bất cứ thành viên bình thường nào trong một xã hội cũng đều có và chia sẻ với nhau. Theo hai tác giả, chính thứ “kiến thức đời thường” ấy cấu tạo nên “thực tại” của đời sống thường nhật. Như vậy, hai thuật ngữ mang tính chất chìa khóa của công trình này chính là “kiến thức” và “thực tại”. Đối với người bình thường, chẳng có ai băn khoăn hay thắc mắc về chuyện cái gì là “có thực” (real) và về những điều mà mình “biết” (trừ phi họ gặp một vấn đề trục trặc nào đó), bởi lẽ người ta thường coi “thực tại” và “kiến thức” của mình là những chuyện đương nhiên phải như vậy (taken for granted). Nhưng nhà xã hội học thì lại không thể coi đấy là những “chuyện đương nhiên”. Chính vì thế mà hai thuật ngữ “thực tại” và “kiến thức” ở đây được đóng trong ngoặc kép, tức là hiểu theo lối nhìn của “người bình thường” (men in the Street). Nhà xã hội học luôn có ý thức về sự kiện sau đây: người bình thường luôn coi “thực tại” của xã hội mình đang sống là chuyện đương nhiên, mặc dù các “thực tại” thường khác xa nhau giữa xã hội này với xã hội khác. Nói như Pascal, chân lý ở bên này dãy Pyrénées lại bị coi là điều sai lầm ở phía bên kia dãy núi ấy. Theo Berger và Luckmann, “cái ‘có thực’ đối với một vị tu sĩ Tây Tạng có thể không ‘có thực’ đối với một nhà doanh nghiệp Mỹ. ‘Kiến thức’ của kẻ phạm pháp khác với ‘kiến thức’ của một nhà tội phạm học”. Đối với nhãn quan xã hội học, người ta chỉ có thể hiểu được sự khác biệt ấy nếu đặt “thực tại” và “kiến thức” của một người bình thường vào trong bối cảnh xã hội đặc thù của anh ta, để so sánh với những điều đương nhiên” của những người bình thường khác trong một bối cảnh xã hội đặc thù khác. Như đã ghi trong tựa phụ của cuốn sách, đây là một tập khảo luận về xã hội học nhận thức của Berger và Luckmann. Công trình này phân tích về các nguồn gốc và các đặc trưng của kiến thức trong đời sống thường nhật, nhưng không phân tích các dữ kiện thực nghiệm (mặc dù hai ông đưa ra rất nhiều thí dụ thực tế), mà phân tích trên bình diện lý thuyết về xã hội. Điểm độc đáo của công trình này là hai tác giả đã vận dụng lối tiếp cận hiện tượng học, và kết quả phân tích đã đặc biệt khám phá ra mối liên hệ biện chứng giữa tiến trình xã hội hóa của con người cá nhân với tiến trình kiến tạo nên thực tại xã hội. Đây là một trong những công trình xã hội học được đọc nhiều nhất trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò vào năm 1997 của Hiệp hội Xã hội học Quốc tế, đây là một trong mười công trình xã hội học có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như: tiếng Đức năm 1969, tiếng Bồ Đào Nha (ở Brazil) 1976, tiếng Pháp 1986 (tái bản có hiệu đính năm 2012), tiếng Tây Ban Nha (ở Argentina) 1986, tiếng Nga 1995, tiếng Ý 1997, tiếng Hoa 2001, tiếng Rumani 2005, và một số bản dịch tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư đang tiến hành. Đây cũng là một cuốn sách gây nhiều dấu ấn và ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng học thuật của nhiều người, đến mức mà người ta có thể nói là đã hình thành một cộng đồng vô hình bao gồm những người từng đọc nó, thậm chí nhiều nhà xã hội học còn sẵn sàng kể lại thời điểm mà họ lần đầu tiên bắt gặp cuốn sách của Berger và Luckmann trong cuộc đời sự nghiệp của mình. Nói như Danilo Martuccelli, “đây là một trong những cuốn sách hiếm hoi mà người ta có ấn tượng là đã ít nhiều làm thay đổi mình”. Tuy mang tên là tập khảo luận về xã hội học nhận thức, nhưng theo chúng tôi, đây thực sự là một công trình mang ý nghĩa xã hội học tổng quát, vì nó đã đi đến chỗ lý giải những khái niệm nền tảng của ngành xã hội học như quá trình xã hội hóa, quá trình định chế hóa, và mối liên hệ biện chứng giữa sự nhận thức của con người với thế giới xã hội. Có thể nói những ý tưởng mà hai tác giả khai triển liên quan tới các quá trình định chế hóa, chính đáng hóa và xã hội hóa đã gợi ra những kiến giải mới vượt ra khỏi ngành xã hội học và đem đến những suy tưởng mới đáng chú ý cho cả những ngành khoa học xã hội khác như nhân học, tâm lý học, sử học, và kể cả triết học. Tác giả và công trình Peter Ludwig Berger là nhà xã hội học Mỹ gốc Áo. Ông sinh ngày 17-31929 tại Vienna (Áo). Sau Thế chiến thứ hai, ông di cư sang Mỹ năm 1946 lúc 17 tuổi, nhập quốc tịch Mỹ năm 1952. Berger học xã hội học và triết học, đậu cử nhân văn khoa tại Wagner College (1949), sau đó lấy bằng thạc sĩ (1950) và tiến sĩ (1954) tại trường đại học New School for Social Research ở New York, ông lập gia đình năm 1959 với bà Brigitte Kellner (sau đó bà lấy tên theo họ chồng là Brigitte Berger). Sau thời gian làm giảng viên phụ khảo (assistant professor) tại Đại học North Carolina ở Greensboro (1956-58) và phó giáo sư (associate professor) tại Học viện thần học Hartford (1958-1963), kể từ năm 1963, Berger là giáo sư xã hội học tại New School for Social Research, Đại học Rutgers (ở New Brunswick), và Đại học Boston College. Từ năm 1981, ông là giáo sư xã hội học và thần học ở Đại học Boston, và từ năm 1985, ông còn đồng thời làm Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa kinh tế (Institute for the Study of Economic Culture), gần đây đổi thành Viện nghiên cứu văn hóa, tôn giáo và các vấn đề quốc tế (Institute on Culture, Religion and World Affairs). Lãnh vực học thuật chính của Peter Berger là xã hội học về tôn giáo và xã hội học về nhận thức. Công trình nổi tiếng nhất của ông là cuốn sách mà độc giả đang cầm trên tay, viết chung với Thomas Luckmann. Ông xuất bản khá nhiều công trình, trong đó có những công trình đáng chú ý như: Invitation to Sociology: A Humanistic Perspective (1963, Lời mời đến với xã hội học: một nhãn quan nhân bản), A Rumor of Angels: Modern Society and the Rediscovery of the Supernatural (1969, Một lời đồn đại về các thiên thần: Xã hội hiện đại và việc tái khám phá cái siêu nhiên; viết cùng với Brigitte Berger và Hansfried Kellner),The Homeless Mind. Modernization and Consciousness (1973, Đầu óc vô gia cư. Hiện đại hóa và ý thức). Thomas Luckmann là nhà xã hội học Mỹ-Áo. Ông sinh ngày 14-10-1927 tại thị trấn Jesenice thuộc vùng Slovenia của Nam Tư. Có cha là một doanh nhân người Áo và mẹ là người Slovenia, nên ông nói được cả tiếng Slovenia và tiếng Đức. Lúc nhỏ, ông đi học tại Jesenice, đến Thế chiến thứ hai, ông và mẹ chuyển sang sống tại Vienna (Áo), ở đó, ông theo học triết học và ngôn ngữ học tại Đại học Vienna và Đại học Innsbruck. Sau đó, ông đi Mỹ, học và tốt nghiệp tại New School for Social Research, ở ngôi trường này, ông từng là học trò của Alfred Schutz, người có ảnh hưởng sâu đậm tới tư tưởng của ông sau này. Ông lập gia đình vào năm 1950 với bà Benita Luckmann (19251987). Năm 1960, ông giảng dạy tại New School for Social Research, đến năm 1965, ông được bổ nhiệm giảng dạy tại Đại học Prankfurt (Đức), và từ năm 1970 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1994, ông là giáo sư xã hội học tại Đại học Konstanz (Đức). Sự nghiệp học thuật của Luckmann tập trung vào lý thuyết kiến tạo luận xã hội (social constructivism), xã hội học hiện tượng học (phenomenological sociology), xã hội học về nhận thức, xã hội học về tôn giáo, xã hội học về truyền thông, và triết học về nhận thức. Các công trình nổi tiếng nhất của ông là: The Social Constniction of Reality (1966, viết chung với Peter L. Berger),The Invisible Religion (1967, Tôn giáo vô hình), và The Structures of the Life-World (1973, Các cấu trúc của thế giới đời sống - đây là công trình mà Luckmann tập hợp và biên tập bài vở của Alfred Schutz để xuất bản sau khi Schutz qua đời). Berger và Luckmann đã trải qua những giai đoạn trong cuộc đời khá giống nhau. Cả hai đều học trung học ở Vienna (Áo), rồi đều sang Mỹ để lánh nạn phát-xít, đều là sinh viên của trường đại học New School for Social Research ở New York, một định chế học thuật cổ xúy cho những dòng tư tưởng mới, tách rời khỏi truyền thống xã hội học đương thời đang nằm dưới sự thống trị của tư tưởng chức năng luận của Talcott Parsons (1902-1979) ở Đại học Harvard trong thập niên 1950. Nhờ có được nhiều học giả khoa học xã hội vừa nhập cư từ châu Âu trước và sau Thế chiến thứ hai, trường New School này là nơi phát triển truyền thống xã hội học Âu châu trên đất Mỹ, một truyền thống có đặc trưng là gắn kết chặt chẽ ngành triết học với các ngành khoa học xã hội. Chính là ở trường này mà Berger và Luckmann lần đầu tiên gặp nhau tại một cuộc tọa đàm được tổ chức bởi nhà triết học Đức Karl Löwith (1897-1973). Có lẽ ảnh hưởng quan trọng nhất quyết định đường hướng sự nghiệp của Berger và Luckmann chính là những công trình của nhà triết học Mỹ gốc Áo Alfred Schutz (1899-1959), thầy của Luckmann ở trường New School. Cả Berger và Luckmann đều cùng dạy tại trường đại học New School for Social Research ở New York khoảng những năm 1963-65, cùng quan tâm tới xã hội học tôn giáo, đều đi theo xu hướng hiện tượng học của Alfred Schutz, và đều cảm thấy thất vọng trước tình hình các lý thuyết xã hội ở Mỹ trong thập niên 1960. Trong thời gian giảng dạy ở New School, hai ông đã viết chung bốn công trình, trong đó có cuốn mà độc giả đang cầm trên tay, và hai bài liên quan tới xã hội học về tôn giáo. Ngoài ra, hai ông còn viết khá nhiều công trình về xã hội học tôn giáo. Sở dĩ Berger và Luckmann quan tâm nhiều tới xã hội học tôn giáo là vì hai ông quan niệm rằng tôn giáo không phải là một lãnh vực cá biệt, mà chính là lãnh vực trung tâm của thực tại xã hội, đúng theo quan niệm của Emile Durkheim và Max Weber mà hai ông cũng chịu ảnh hưởng nhiều. Đó là một ý tưởng mà các nhà xã hội học đã xem nhẹ hoặc bỏ quên trong nhiều thập kỷ, nhất là khi xã hội học tôn giáo phát triển thành một bộ môn chuyên ngành. Ngay trong cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại này, hai tác giả cũng đã nhiều lần đề cập tới những hệ thống tư tưởng tôn giáo như những vũ trụ ý nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chính đáng hóa hệ thống xã hội và bảo tồn đời sống xã hội. Berger và Luckmann coi môn xã hội học tôn giáo là một bộ phận thuộc về môn xã hội học nhận thức - vốn là môn đặt ra một vấn đề căn bản của ngành xã hội học, đó là làm sao giải thích được các hình thái xã hội của sự nhận thức và của các kiến thức, cách phân bố kiến thức trong xã hội, và tiến trình chính đáng hóa các kiến thức trong xã hội. Ý định viết cuốn sách này đã nhen nhóm hình thành từ mùa hè năm 1962 qua những cuộc trò chuyện “ở dưới chân và đôi khi ở trên đỉnh dãy núi Alps phía tây nước Áo”, theo lời kể của hai tác giả trong Lời tựa. Lúc đầu, dự án cuốn sách này còn bao gồm cả một nhà xã hội học và hai nhà triết học nữa, trong đó có Hansfried Kellner và Stanley Pullberg, nhưng cuối cùng chỉ còn Berger và Luckmann. Đây không phải là một công trình khảo cứu xã hội học thực nghiệm, tức là không dựa trên những dữ kiện khảo sát thực tế, mà là một công trình nghiên cứu lý thuyết về môn xã hội học nhận thức, và có thể coi đây là một nỗ lực tích hợp về mặt lý thuyết xã hội học. Cuốn sách này được xuất bản ở New York (Mỹ) vào năm 1966, và ngay lập tức đã gây tiếng vang trong giới khoa học xã hội, nhất là khi người ta thấy xuất hiện lần đầu tiên khái niệm “social construction” (sự kiến tạo xã hội) trong lãnh vực xã hội học. Đây là một cuốn sách tương đối dễ đọc (mặc dù cũng có người chê là khó đọc) so với nhiều cuốn lý thuyết xã hội học khác, đáng chú ý là được lồng vào rất nhiều thí dụ minh họa cụ thể dễ hiểu, và nhất là được viết với lối văn phong khá hài hước ở nhiều đoạn. Tập sách bao gồm ba phần, trong đó luận điểm then chốt của hai tác giả nằm trong phần 2 và phần 3. Ở phần nhập đề (Vấn đề của môn xã hội học nhận thức), hai tác giả đã điểm qua lịch sử hình thành môn xã hội học nhận thức để định vị cách hiểu và lối tiếp cận của mình, đặc biệt là để định nghĩa lại đối tượng của bộ môn này. Phần 1 (Những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật) đề cập tới những đặc trưng của đời sống thường nhật, cách lãnh hội của cá nhân đối với đời sống thường nhật, và kiến thức trong đời sống thường nhật, trong đó phương tiện quan trọng nhất để có được thứ “kiến thức đời thường” này chính là ngôn ngữ. Phần 2 (Xã hội xét như là thực tại khách quan) đề cập tới các nội dung của quá trình định chế hóa và của quá trình chính đáng hóa đối với các trật tự định chế; đây là phần mà hai tác giả trình bày “quan niệm căn bản” của mình “về các vấn đề của bộ môn xã hội học nhận thức”. Phần 3 (Xã hội xét như là thực tại chủ quan) This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Lý thuyết Dow Thực hành Excel Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Tài chính hành vi Đề thi mẫu TOEIC Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại Pdf
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Thư Viện PDF
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Khảo Luận Về Xã Hội Học Nhận ...
-
Tải Sách Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại EPUB MOBI PDF - Triết Học
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại
-
[PDF] SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ THỰC TẠI
-
Bản đính Chính_cuốn Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại
-
(PDF) Sự Biện Chứng Của Xã Hội Theo P. Berger Và T. Luckmann Và ...
-
[PDF]Ebook Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - TailieuMienPhi
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại (NXB Tri Thức 2017) - Sách Việt Nam
-
Tải Ebook Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại PDF, EPUB, MOBI Miễn ...
-
[Top Bình Chọn] - Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Trần Gia Hưng
-
[PDF] SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ THỰC TẠI KHẢO LUẬN VỀ XÃ
-
Khái Niệm Tham Gia Xã Hội.pdf (Chính Trị Học) | Tải Miễn Phí
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Peter L. Berger - Thomas Luckmann
-
#267 – Triển Vọng Của Chủ Nghĩa Kiến Tạo đối Với Lý Thuyết QHQT ...
-
[PDF] THUYẾT KIẾN TẠO – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI CHƯƠNG ...
-
(PDF) Chuyên San Dạy Và Học - Số 29 - Kiến Tạo - ResearchGate
-
[PDF] TỪ LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ĐẾN LÝ THUYẾT KIẾN TẠO XÃ HỘI
-
Vài Lời Hồi đáp Cho “Vài Nhận Xét…” Về Việc Dịch Thuật Cuốn Sự Kiến ...