Xã Hội Học Nhận Thức Và Khảo Luận Về Sự Kiến Tạo Xã Hội Thực Tại
Có thể bạn quan tâm
- Chính sách xã hội
- Xã hội học đại cương
- Dân số thế giới
- Công tác xã hội
- Xã hội học đô thị
- HOT
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
Chia sẻ: Mai Hong Luu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224
Thêm vào BST Báo xấu 79 lượt xem 8 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủTiếp nối phần 1, phần 2 của tài liệu Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại sẽ tiếp tục với các nội dung về: những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật; xã hội xét như là thực tại khách quan; cách tổ chức xã hội nhằm bảo tồn vũ trụ, nội tâm hóa thực tại; nội tâm hóa và cấu trúc xã hội; các lý thuyết về căn cước; xã hội học nhận thức và lý thuyết xã hội học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ nội dung.
AMBIENT/ Chủ đề:- Sự kiến tạo xã hội về thực tại
- Sự kiến tạo xã hội
- Khảo luận về xã hội học nhận thức
- Nền tảng của sự nhận thức
- Tổ chức xã hội nhằm bảo tồn vũ trụ
- Nội tâm hóa và cấu trúc xã hội
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 2
- Phần 1
- Những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật 1. Thực tại của đời sống thường nhật Vì mục tiêu của chúng tôi trong tập khảo luận này là phân tích xã hội học về thực tại đời sống thường nhật, hay nói chính xác hơn, về lối nhận thức vốn dẫn dắt lối xử sự trong đời sống thường nhật, và vì chúng tôi chỉ quan tâm một cách gián tiếp tới cách thức mà những người trí thức có thể nhìn thực tại này dưới những nhãn quan lý thuyết khác nhau, nên chúng tôi buộc phải khởi sự bằng việc làm sáng tỏ thực tại ấy xét như là cái đang hiện diện dưới cái nhìn theo lý lẽ thông thường của những thành viên bình thường của xã hội. Thực tại hiểu theo lý lẽ thông thường này có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi những công trình kiến tạo lý thuyết của những người trí thức và những kẻ lái buôn tư tưởng khác - đấy lại là một vấn đề khác. Như vậy, công việc của chúng tôi ở đây, tuy mang tính chất lý thuyết, là nhằm tìm hiểu một thực tại vốn cấu thành chủ đề nghiên cứu của ngành khoa học xã hội học thực nghiệm -đó là thế giới của đời sống thường nhật. Như vậy, rõ ràng mục tiêu của chúng tôi không đi vào lãnh vực triết học. Nhưng dù vậy, để hiểu được thực tại của đời sống thường nhật, chúng ta buộc phải quan tâm đến tính chất nội tại của thực tại này trước khi có thể tiến hành phân tích xã hội học một cách thực thụ. Đời sống thường nhật luôn tự trình diện mình ra như một thực tại được lý giải bởi con người và có ý nghĩa đối với họ về mặt chủ quan như một thế giới nhất quán. Với tư cách nhà xã hội học, chúng tôi coi thực tại này là đối tượng phân tích của chúng tôi. Trong khuôn khổ qui chiếu của ngành xã hội học xét như là một ngành khoa học thực nghiệm, chúng ta có thể coi thực tại này như cái đã có sẵn đấy, và có thể coi những hiện tượng đặc thù xuất phát từ thực tại ấy như những dữ kiện, mà không cần khảo sát sâu hơn về những nền tảng của thực
- tại này, vốn là công việc thuộc ngành triết học. Tuy nhiên, do mục tiêu đặc thù của tập khảo luận này, chúng tôi không thể bỏ qua hoàn toàn vấn đề triết học ấy. Thế giới đời sống thường nhật không chỉ được coi đương nhiên là thực tại bởi các thành viên bình thường của xã hội khi họ sống cuộc đời của mình một cách có ý nghĩa về mặt chủ quan. Nó còn là một thế giới bắt nguồn từ trong suy nghĩ và hành động của họ, và chính nhờ đó mà nó được bảo tồn như là cái có thực. Vì thế, trước khi chuyển sang công việc chính [của tập khảo luận này], chúng tôi sẽ phải cố gắng làm sáng tỏ những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật, tức là, những sự khách thể hóa các tiến trình chủ quan (và các ý nghĩa) mà nhờ đó thế giới liên chủ thể hiểu theo lý lẽ thông thường được kiến tạo. Đấy chỉ là một công việc sơ khởi, do mục tiêu vào lúc này, và [vì thế] chúng tôi không thể làm gì hơn ngoài việc phác thảo những nét chính yếu của cái mà chúng tôi nghĩ là một giải pháp thích đáng cho vấn đề triết học - chúng tôi muốn nói thêm ngay rằng “thích đáng” [ở đây] chỉ được hiểu theo nghĩa là chúng ta có thể dùng nó như một điểm khởi sự cho việc phân tích xã hội học. Vì thế, những nhận định tiếp theo ngay sau đây mang tính chất như những lời dẫn nhập triết học, và tự chúng mang tính chất tiền xã hội học [presociological]. Phương pháp mà chúng tôi cho là thích hợp nhất để làm sáng tỏ những nền tảng của kiến thức trong đời sống thường nhật là phương pháp phân tích hiện tượng học, một phương pháp thuần túy mô tả, và do vậy, nó mang tính chất “thường nghiệm” [empirical] chứ không mang tính chất “khoa học” [Scientific] - như chúng ta thường hiểu về bản chất của các ngành khoa học thực nghiệm. Việc phân tích hiện tượng học về đời sống thường nhật, hay nói đúng hơn là kinh nghiệm chủ quan về đời sống thường nhật, [đòi hỏi chúng ta phải] tránh đưa ra bất cứ giả thuyết nhân quả hay giả thuyết sinh thành nào, cũng như tránh những lời khẳng định về vị thế bản thể luận [ontological status] của các hiện tượng được phân tích. Đây là điều quan trọng cần ghi nhớ. Lý lẽ thông thường có vô số những cách diễn giải tiền-khoa-học hoặc có-vẻ-như-
- khoa-học về thực tại thường nhật mà nó coi là điều đương nhiên. Nếu phải mô tả thực tại hiểu theo lý lẽ thông thường, chúng ta buộc phải qui chiếu đến những cách lý giải ấy, cũng như chúng ta buộc phải xét đến tính chất được- coi-như-đương-nhiên của thực tại này - nhưng chúng ta sẽ làm điều này bên trong những dấu ngoặc đơn hiện tượng học. Ý thức luôn luôn có ý hướng tính: nó luôn có một ý định nào đó hoặc hướng đến những đối vật nào đó. Chúng ta không bao giờ có thể lãnh hội được bản thân cái mà chúng ta coi là tầng nền của ý thức, nhưng chỉ có thể lãnh hội được sự ý thức về điều này hay về điều khác. Luôn luôn là như vậy, cho dù đối vật của ý thức được thể nghiệm như thuộc về một thế giới vật lý bên ngoài hay được lãnh hội như một yếu tố của thực tại chủ quan bên trong [nội tâm]. Cho dù tôi (“tôi”, ngôi thứ nhất số ít ở đây, cũng như trong những thí dụ minh họa tiếp theo, được dùng để nói đến sự tự ý thức trong đời sống thường nhật) đang ngắm nhìn cảnh quan thành phố New York hay cho dù tôi bắt đầu có ý thức về một mối lo âu trong thâm tâm, thì trong cả hai trường hợp này, các quá trình ý thức đều có ý hướng tính. Hiển nhiên là ý thức về tòa nhà Empire State [ở New York] rất khác với ý thức về sư lo âu. Môt công cuộc phân tích hiện tượng học chi tiết có thể khám phá ra nhiều tầng kinh nghiệm khác nhau, và những cấu trúc ý nghĩa khác nhau nằm trong đó, chẳng hạn chuyện bị một con chó cắn, chuyện nhớ lại lần bị một con chó cắn, nỗi sợ hãi mọi con chó nói chung, và cứ như thế. Điều mà chúng ta quan tâm ở đây là tính chất ý-hướng-tính mà mọi ý thức đều có. Những đối tượng khác nhau tự trình diện ra trước ý thức như những thành tố của những khu vực khác nhau của thực tại. Tôi nhận ra những người đồng loại mà tôi phải đối xử trong dòng đời sống thường nhật như những người thuộc về một thực tại hoàn toàn khác so với những nhân vật không rõ hình thù mà tôi thấy trong những giấc mơ của mình. Hai nhóm đối tượng ấy tạo ra những mức độ căng thẳng rất khác nhau trong ý thức của tôi và tôi chú tâm đến chúng theo những cách thức hết sức khác nhau. Như vậy, ý thức của tôi có khả năng chuyển dịch từ khu vực này đến khu vực khác của thực tại. Nói
- cách khác, tôi ý thức rằng thế giới bao gồm nhiều thực tại khác nhau. Khi tôi đi từ thực tại này chuyển sang thực tại khác, tôi trải nghiệm bước chuyển tiếp này tựa như một cú sốc. Có thể hiểu cú sốc này là do việc xê dịch sự chú ý mà bước chuyển tiếp gây ra. Tỉnh dậy sau một giấc mơ là một thí dụ minh họa đơn giản nhất cho sự xê dịch này. Trong số nhiều thực tại khác nhau, có một thực tại tự trình diện mình như thực tại par excellence [hoàn hảo, tiêu biểu - N.D.]. Đó là thực tại của đời sống thường nhật. Vị trí ưu thế của nó khiến cho nó được coi là thực tại tối thượng. Sự căng thẳng của ý thức lên đến mức cao nhất trong đời sống thường nhật, nghĩa là, đời sống thường nhật tự áp đặt mình lên hên ý thức theo một cách thức đồ sộ nhất, khẩn cấp nhất và mạnh mẽ nhất. Người ta không thể lờ nó đi, thậm chí cũng khó mà làm giảm nhẹ sự hiện diện mang tính áp đặt của nó. Vì thế, nó buộc tôi phải chú ý đến nó ở mức độ đầy đủ nhất. Tôi trải nghiệm đời sống thường nhật trong trạng thái hoàn toàn tỉnh thức. Trạng thái hoàn toàn tỉnh thức này khi tôi sống đời sống thường nhật và khi tôi cảm nhận đời sống thường nhật được tôi coi là điều bình thường và tự-nó-hiển-nhiên, nghĩa là, nó chính là thái độ tự nhiên của tôi. Tôi lãnh hội thực tại của đời sống thường nhật như một thực tại có trật tự. Các hiện tượng của thực tại này được sắp đặt sẵn từ trước theo những khuôn mẫu có vẻ như độc lập với cách lãnh hội của tôi về chúng và tự chúng áp đặt lên cách lãnh hội của tôi. Thực tại của đời sống thường nhật xuất hiện [trước mắt tôi] như [một thực tại] đã được đối vật hóa sẵn ở đó, nghĩa là được cấu thành bởi một trật tự các đối vật [objects] vốn đã được định danh là đối vật trước khi tôi xuất hiện trên sân khấu. Ngôn ngữ sử dụng trong đời sống thường nhật không ngừng cung cấp cho tôi những điều đã-được-đối-vật-hóa cần thiết [đối với tôi], và ấn định trật tự mà trong đó chúng có ý nghĩa, và chính là trong lòng trật tự này mà đời sống thường nhật mang ý nghĩa đối với tôi. Tôi sống tại một nơi đã được định danh về mặt địa lý; tôi sử dụng những dụng cụ, từ dụng cụ mở đồ hộp cho đến những chiếc xe hơi thể thao, là nhưng thứ đã được gọi tên trong vốn từ vựng kỹ thuật của xã hội của tôi; tôi
- sống trong lòng một mạng lưới các mối liên hệ con người, từ câu lạc bộ chơi cờ vua của tôi cho đến Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, vốn là những thứ cũng đã được sắp xếp thứ tự bằng phương tiện từ vựng. Bằng cách ấy, ngôn ngữ đánh dấu các tọa độ của cuộc sống của tôi trong xã hội và phủ đầy cuộc sống ấy bằng những đối vật có ý nghĩa. Thực tại đời sống thường nhật được tổ chức xoay quanh cái “ở đây” [here] của thân thể tôi và cái “bây giờ” [now] của thời điểm hiện tại của tôi. Cái “ở đây và bây giờ” này là tiêu điểm của sự chú ý của tôi đối với thực tại đời sống thường nhật. Cái “ở đây và bây giờ” tự trình diện ra trước mắt tôi trong đời sống thường nhật như là realissimum [điều có thực nhất] của ý thức của tôi. Tuy nhiên, thực tại đời sống thường nhật không chỉ bao gồm những thứ đang có mặt trực tiếp, mà còn bao gồm cả những hiện tượng không có mặt “ở đây và bây giờ”. Điều này có nghĩa là tôi trải nghiệm đời sống thường nhật ở những cấp độ khác nhau của sự gần gũi và sự xa cách, cả về mặt không gian lẫn về mặt thời gian. Khu vực đời sống thường nhật gần nhất đối với tôi là khu vực mà tôi có thể với tới trực tiếp bằng sự cử động thân thể của tôi. Khu vực này chứa đựng cái thế giới nằm trong tầm với của tôi, [tức là] cái thế giới mà trong đó tôi hành động để cải biến thực tại của nó, hay thế giới mà trong đó tôi đang làm việc. Trong thế giới công việc này, ý thức của tôi bị thống trị bởi động cơ thực tiễn, nghĩa là, sự chú ý của tôi đối với thế giới này chủ yếu được định đoạt bởi những gì tôi đang làm, đã làm hay dự định sẽ làm trong đó. Nhìn theo cách này, đây chính là thế giới par excellence [hoàn hảo, tiêu biểu] của tôi. Dĩ nhiên, tôi biết rằng thực tại đời sống thường nhật chứa đựng cả những khu vực nằm ngoài tầm với của tôi theo kiểu vừa nói. Nhưng hoặc là tôi không có mối quan tâm thực tiễn nào về những khu vực ấy, hoặc là mối quan tâm của tôi về chúng chỉ mang tính chất gián tiếp nếu chúng có tiềm năng trở thành những khu vực mà tôi có thể chi phối bằng hành vi của mình. Thông thường, mối quan tâm của tôi đối với những khu vực xa xôi ít mạnh mẽ hơn và chắc hẳn ít cấp bách hơn. Tôi quan tâm manh mẽ đến nhóm đối vật liên quan đến công ăn việc làm
- hằng ngày của tôi - chẳng hạn, thế giới của cái ga-ra xe hơi, nếu tôi là một người thợ máy. Tôi có quan tâm, tuy là ít trực tiếp hơn, đến những gì diễn ra ở các xưởng kiểm định kỹ thuật động cơ xe hơi ở Detroit - có lẽ tôi sẽ không bao giờ có dịp bước chân đến một trong những xưởng ấy, nhưng công việc diễn ra tại đó cũng sẽ có lúc có thể ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của tôi. Tôi cũng có thể quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Mũi Kennedy hay ở ngoài vũ trụ, nhưng mối quan tâm này là chuyện sở thích riêng tư vào lúc rảnh rỗi chứ không phải là một nhu cầu cấp bách trong đời sống thường nhật của tôi. Thực tại đời sống thường nhật còn tự nó xuất hiện trước tôi như một thế giới liên chủ thể, một thế giới mà tôi sống cùng với tha nhân. Tính chất liên chủ thể này làm cho đời sống thường nhật khác biệt rõ rệt so với những thực tại khác mà tôi có ý thức. Trong thế giới các giấc mơ của tôi, chỉ có một mình tôi; nhưng tôi biết rằng thế giới đời sống thường nhật là có thực đối với tha nhân cũng y như đối với chính tôi. Quả thực là tôi không thể tồn tại trong đời sống thường nhật mà không liên tục tương giao và truyền thông với tha nhân. Tôi biết rằng thái độ tự nhiên của tôi đối với thế giới này phù hợp với thái độ tự nhiên của những người khác, rằng họ cũng hiểu được những điều đã-được-đối-vật-hóa mà nhờ đó thế giới này được sắp xếp có trật tự, và rằng họ cũng tổ chức thế giới này xoay quanh cái “ở đây và bây giờ” của cuộc sống của họ trong đó, và cũng có những dự định để làm việc trong đó. Dĩ nhiên, tôi cũng biết rằng những người khác có một nhãn quan về cái thế giới chung này không giống y như nhãn quan của tôi. Cái “ở đây” [here] của tôi là cái “ở kia” [there] của họ. Cái “bây giờ” của tôi không hoàn toàn trùng khớp với cái “bây giòf” của họ. Những dự định của tôi khác với họ và thậm chí có thể xung khắc với những dự định của họ. Dù gì đi nữa, tôi biết là tôi sống với họ trong một thế giới chung. Điều quan teọng nhất là tôi biết rằng có một sự tương ứng đang diễn ra giữa các ý nghĩa của tôi và các ý nghĩa của họ trong thế giới này, rằng chúng tôi có cùng một ý thức thông thường [common sense] về thực tại của thế giới này. Sở dĩ thái độ tự nhiên là thái độ
- của ý thức thông thường chính là bởi vì nó qui chiếu về một thế giới chung của nhiều con người. Kiến thức đời thường [common-sense knowledge] là thứ kiến thức mà tôi chia sẻ với tha nhân trong các nề nếp sinh hoạt bình thường và tự-nó-hiển-nhiên của đời sống thường nhật. Thực tại đời sống thường nhật được coi như đương nhiên là thực tại. Nó không đòi hỏi phải có thêm sự kiểm chứng nào đối với và vượt xa hơn sự hiện diện đơn giản của nó. Nó đơn giản là đang ở đó [there], với tư cách là kiện tính tự-nó-hiển-nhiên và mang tính áp đặt. Tôi biết là nó có thực [real]. Nếu tôi có khả năng bắt đầu hoài nghi về thực tại này, thì tôi bị buộc phải gác lại sự hoài nghi đó vì tôi vẫn phải tồn tại theo nề nếp thông thường trong đời sống thường nhật. Việc gác lại sự hoài nghi này vững chắc đến nỗi mà nếu tôi muốn từ bỏ nó, chẳng hạn tôi có thể mong muốn làm như vậy trong sự chiêm niệm về mặt tôn giáo hay về mặt lý thuyết, thì tôi phải thực hiện một sự chuyển dịch quyết liệt. Thế giới đời sống thường nhật tự nó tuyên bố sự hiện diện của nó, và nếu tôi muốn thách thức lời tuyên bố này thì tôi buộc phải có một nỗ lực cố tình và hoàn toàn không dễ dàng. Minh họa cho điểm này là sự chuyển dịch từ thái độ tự nhiên sang thái độ lý thuyết của nhà triết học hay của nhà khoa học. Nhưng không phải mọi khía cạnh của thực tại này đều ổn thỏa như nhau. Đời sống thường nhật được chia ra thành những khu vực mà tôi lãnh hội theo nề nếp thông thường, và những khu vực khác mà tôi gặp phải những vấn đề thuộc kiểu này hay kiểu khác. Giả sử tôi là một người thợ máy xe hơi hiểu biết rất nhiều về tất cả các loại xe hơi của Mỹ. Mọi chiếc xe thuộc loại này là chuyện quen thuộc và không có gì rắc rối đối với đời sống thường nhật của tôi. Nhưng một hôm, có người đến xưởng xe hơi và yêu cầu tôi sửa chiếc Volkswagen của ông ta. Lúc này tôi buộc phải bước chân vào thế giới có vấn đề rắc rối của những chiếc xe hơi sản xuất ở nước ngoài. Tôi có thể làm việc này một cách miễn cưỡng hoặc với sự hiếu kỳ mang tính nghề nghiệp, nhưng dù ở trường hợp nào thì tôi cũng phải đối diện với những vấn đề mà tôi chưa từng quen thuộc. Vào thời điểm ấy, lẽ dĩ nhiên, tôi không rời khỏi thực tại đời sống thường nhật. Trong thực tế, thực
- tại đời sống thường nhật của tôi được làm giầu thêm bởi tôi bắt đầu bổ sung những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sửa chữa những chiếc xe hơi sản xuất ở nước ngoài. Thực tại đời sống thường nhật bao gồm cả hai kiểu khu vực này, bao lâu chưa xuất hiện một vấn đề nào đó thuộc về một thực tại hoàn toàn khác (chẳng hạn thực tại thuộc ngành vật lý lý thuyết, hoặc thực tại của những cơn ác mộng). Bao lâu mà những nề nếp sinh hoạt của đời sống thường nhật diễn ra liên tục mà không gặp sự gián đoạn nào thì chúng được lãnh hội như không có vấn đề gì rắc rối. Nhưng ngay cả khu vực không có vấn đề rắc rối của thực tại đời sống thường nhật cũng chỉ mang tính chất không rắc rối cho tới khi nào gặp vấn đề, nghĩa là, cho tới lúc mà sự liên tục của nó bị gián đoạn do nảy sinh một vấn đề nào đó. Khi điều này xảy ra, thực tại đời sống thường nhật sẽ tìm cách hội nhập khu vực gặp vấn đề rắc rối vào khu vực không có chuyện rắc rối. Kiến thức đời thường luôn dung chứa nhiều điều chỉ dẫn về cách làm việc này. Lấy thí dụ, những người cùng làm việc với tôi thường không gây ra vấn đề rắc rối gì với tôi bao lâu mà họ vẫn làm theo nề nếp thông thường và được-coi-như-đương-nhiên của họ - chẳng hạn, ngồi đánh máy tại mấy chiếc bàn gần tôi trong văn phòng của tôi. Nhưng họ trở nên có vấn đề rắc rối [đối với tôi] nếu họ ngưng không làm theo nề nếp thông thường ấy mà lại túm tụm nhau ở một góc chẳng hạn và thầm thì gì đó với nhau. Nếu tôi đi hỏi xem chuyện bất thường này có nghĩa là gì, thì có nhiều khả năng mà kiến thức đời thường của tôi có thể đưa chúng hội nhập trở lại vào những nề nếp sinh hoạt không-có-vấn-đề của đời sống thường nhật: họ có thể đang hỏi han nhau về cách sửa chữa một cái máy đánh chữ bị hư, hoặc một người trong số họ có thể vừa nhận được một lệnh khẩn cấp nào đó từ ông sếp, v.v. Ngoài ra, tôi có thể biết là họ đang thảo luận về một chỉ thị đình công của nghiệp đoàn, một chuyện mà tôi chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn nằm trong phạm vi của những vấn đề mà kiến thức đời thường của tôi có thể xử trí được, Dù vậy, nó sẽ xử trí chuyện này như một vấn đề, chứ không chỉ đơn giản hội nhập chuyện này vào trong khu vực không-có-vấn-đề-rắc-rối của đời sống thường
- nhật. Tuy nhiên, nếu tôi đi đến kết luận rằng các đồng nghiệp của tôi đã bị điên khùng một cách tập thể, thì vấn đề lại thuộc một dạng rất khác. Lúc này, tôi phải đối diện với một vấn đề siêu vượt ra khỏi những ranh giới của thực tại đời sống thường nhật và đụng chạm đến một thực tại hoàn toàn khác biệt. Thực vậy, khi tôi kết luận rằng những người đồng nghiệp của tôi đã hóa điên thì ipso facto [tự bản thân nó] điều này ngụ ý rằng họ đã rời khỏi [thế giới này] để chuyển sang một thế giới không còn là thế giới thông thường của đời sống thường nhật. Không giống như thực tại của đời sống thường nhật, những thực tại khác xuất hiện như những địa hạt ý nghĩa hữu hạn, đây là những cái lõm [enclaves] nằm trong lòng thực tại tối thượng, với đặc trưng là có những ý nghĩa khu biệt và những hình thái kinh nghiệm khu biệt. Có thể nói thực tại tối thượng [tức là thực tại của đời sống thường nhật -N.D.] luôn luôn bao trùm lên chúng trên mọi phương diện, và ý thức luôn luôn trở về với thực tại tối thượng giống như thể trở về từ một chuyến viễn du. Đây là điều hiển nhiên qua những thí dụ minh họa đã nêu, giống như trong thực tại của những giấc mơ hoặc thực tại của tư duy lý thuyết. Những sự “đảo mạch” [commutations] tương tự cũng xảy ra giữa thế giới của đời sống thường nhật và thế giới của trò chơi, kể cả trò chơi của trẻ em cũng như, thậm chí rõ rệt hơn, của người lớn. Sân khấu là một hình ảnh minh họa xuất sắc về sự diễn xuất này nơi người lớn. Sự chuyển tiếp giữa các thực tại được đánh dấu bằng việc kéo màn lên và hạ màn xuống. Khi màn được kéo lên, khán giả “được đưa đến một thế giới khác”, với những ý nghĩa riêng của nó và với một trật tự vốn có thể gần gũi hoặc không gần gũi lắm với trật tự của đời sống thường nhật. Khi màn hạ xuống, khán giả “trở về với thực tại”, tức là, trở về với thực tại tối thượng của đời sống thường nhật; so với thực tại này thì thực tại vừa được trình diễn trên sân khấu bây giờ tỏ ra mong manh và phù phiếm, cho dù việc diễn xuất đã xảy ra thật sống động chỉ vài phút trước đó. Kinh nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm tôn giáo hết sức phong phú trong việc tạo ra những sự chuyển tiếp theo kiểu này, bởi vì nghệ thuật và tôn giáo là
- những nhà sản xuất tiêu biểu tạo ra những địa hạt ý nghĩa hữu hạn. Tất cả các địa hạt ý nghĩa hữu hạn đều có đặc trưng là chuyển sự chú ý ra khỏi thực tại đời sống thường thật. Nếu trong lòng đời sống thường nhật, lẽ dĩ nhiên, luôn luôn có những lúc mà người ta phải chuyển hướng chú ý [từ chuyện này sang chuyện khác], thì việc chuyển hướng chú ý sang một địa hạt ý nghĩa hữu hạn là một bước chuyển thuộc dạng triệt để hơn hẳn. [Lúc này] một sự thay đổi triệt để diễn ra trong sự căng thẳng của ý thức. Trong bối cảnh của kinh nghiệm tôn giáo, điều này được gọi một cách xác đáng là “bước nhảy” [leaping]. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là thực tại đời sống thường nhật vẫn duy trì liên tục vị thế tối thượng của nó ngay cả khi xảy ra những “bước nhảy” như vậy. Nếu không có điều gì khác thì chính ngôn ngữ bảo đảm cho sự liên tục này. Ngôn ngữ thông thường mà tôi có thể sử dụng cho việc đối vật hóa các kinh nghiệm của tôi được đặt nền tảng trên đời sống thường nhật và luôn luôn qui về đấy ngay cả khi tôi sử dụng nó để lý giải những kinh nghiệm của tôi trong những địa hạt ý nghĩa hữu hạn. Vì vậy, thông thường tôi luôn “bóp méo” [distort] thực tại của những địa hạt ý nghĩa hữu hạn mỗi khi tôi bắt đầu sử dụng ngôn ngữ thông thường để lý giải chúng, nghĩa là, tôi “phiên dịch” [translate] những kinh nghiệm phi thường nhật trở lại vào trong thực tại tối thượng của đời sống thường nhật. Chúng ta có lẽ đã thấy rõ điều này nơi các giấc mơ, nhưng chúng ta cũng thường thấy điều này nơi những người nào cố gắng tường thuật lại những thế giới ý nghĩa thuộc các lãnh vực lý thuyết, mỹ học hay tôn giáo. Nhà vật lý lý thuyết nói với chúng ta rằng khái niệm về không gian của ông ta không thể truyền tải được qua ngôn ngữ, cũng giống y như trường hợp người nghệ sĩ khi nói về ý nghĩa của tác phẩm sáng tạo của mình, và trường hợp nhà thần bí khi đề cập tới những lần gặp gỡ của mình với thần linh. Thế nhưng tất cả những người này - người có giấc mơ, nhà vật lý, nghệ sĩ và nhà thần bí - cũng đều sống trong thực tại đời sống thường nhật. Quả thực, một trong những vấn đề quan trọng của họ là phải lý giải sự cùng tồn tại của thực tại này với những vùng lõm thực tại mà họ đã từng phiêu du trong đó.
- Thế giới của đời sống thường nhật được cấu trúc cả về mặt không gian lẫn về mặt thời gian. [Nhưng] ở đây, chúng tôi không quan tâm lắm tới cấu trúc không gian. Chỉ cần nhận xét rằng nó cũng có một chiều kích xã hội bởi sự kiện là vùng hành xử của tôi luôn luôn giao cắt với vùng hành xử của tha nhân. Điều quan trọng hơn mà chúng tôi nhắm đến ở đây chính là cấu trúc thời gian của đời sống thường nhật. Thời gian tính [temporality] là một đặc tính nội tại của ý thức. Dòng ý thức luôn luôn được sắp xếp trật tự theo thời gian. Chúng ta có thể phân biệt giữa những cấp độ khác nhau của thời gian tính này xét trong chừng mực mà nó tồn tại bên trong chủ thể tính của chúng ta. Mỗi cá nhân đều ý thức được một dòng chảy thời gian trong nội tâm, dòng chảy này dựa trên những nhịp điệu sinh lý của cơ thể mặc dù nó không hoàn toàn tương đồng với chúng. Sẽ là đi quá xa khỏi phạm vi của những lời dẫn luận này nếu đi vào phân tích chi tiết các cấp độ của thời gian tính nội chủ thể [intrasubjective temporality]. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, tính liên chủ thể [intersubjectivity] trong đời sống thường nhật cũng có một chiều kích thời gian. Thế giới của đời sống thường nhật có thời gian tiêu chuẩn riêng của nó, vốn tồn tại một cách liên chủ thể. Thời gian tiêu chuẩn này có thể được hiểu như điểm giao nhau giữa thời gian vũ trụ và lịch thời gian được thiết lập về mặt xã hội, dựa trên các chuỗi thời gian của thiên nhiên, với thời gian nội tâm với những sự phân biệt đã nêu trên. Không bao giờ có được sự đồng thời trọn vẹn giữa các cấp độ khác nhau ấy của thời gian tính, như chúng ta có thể thấy rõ nhất qua kinh nghiệm chờ đợi. Cả cơ thể của tôi và xã hội của tôi đều áp đặt những chuỗi sự kiện nào đó, trong đó có sự chờ đợi, lên tôi, và lên thời gian nội tâm của tôi. Có thể tôi muốn tham gia một sự kiện thể thao, nhưng tôi buộc phải chờ cho đến khi nào cái đầu gối bầm tím của tôi hết đau. Hay hơn nữa, tôi buộc phải chờ cho đến lúc một số giấy tờ được giải quyết xong để có đủ điều kiện chính thức chứng nhận khả năng tham gia sự kiện. Chúng ta có thể thấy rõ là cấu trúc thời gian của đời sống thường nhật cực kỳ phức tạp, bởi vì những cấp độ khác nhau của thời gian tính hiện tại trong
- thực tế phải liên tục tương liên với nhau. Cấu trúc thời gian của đời sống thường nhật chạm trán với tôi như một kiện tính [facticity] mà tôi buộc phải lưu tâm, nghĩa là tôi phải cố làm sao cho những dự định riêng của mình ăn khớp với nó. Tôi phải đương đầu với thời gian của đời sống thường nhật vì tính liên tục và tính có hạn của nó. Toàn bộ cuộc sống của tôi trong thế giới này bị sắp xếp một cách liên tục bởi thời gian ấy, bị nó bao phủ thực sự. Cuộc đời của chính tôi là một chặng trong dòng chảy thời gian vốn được tạo ra từ bên ngoài. Nó đã có đó trước khi tôi sinh ra và nó sẽ vẫn còn đó sau khi tôi qua đời. Sự nhận thức về cái chết không tránh được của tôi làm cho thời gian này mang tính chất hữu hạn đối với tôi. Tôi chỉ có một lượng thời gian nhất định để thực hiện những dự định của tôi, và sự nhận thức về điều này tác động tới thái độ của tôi đối với các dự định ấy. Ngoài ra, vì tôi không muốn chết, nên nhận thức này còn đưa một nỗi lo âu ẩn tàng vào trong các dự định của tôi. Do vậy, tôi không thể nào cứ tiếp tục tham gia mãi vào các sự kiện thể thao. Tôi biết là tôi đang già đi. Thậm chí có thể đây là dịp cuối cùng tôi có cơ may tham gia. Sự đợi chờ của tôi sẽ nhuốm nỗi lo âu tùy theo mức độ mà tính hữu hạn của thời gian ảnh hưởng đến dự định của tôi. Cũng cấu trúc thời gian ấy, như đã nói, mang tính chất cưỡng chế. Tôi không thể đảo ngược theo ý mình những chuỗi sự kiện mà nó áp đặt - “việc nào trước, làm trước” [first things first] là một yếu tố thiết yếu của nhận thức của tôi về đời sống thường nhật. Do vậy, tôi không thể tham dự một kỳ thi nào đó trước khi tôi đã học xong những chương trình đào tạo nào đó, tôi không thể hành nghề trước khi trải qua kỳ thi ấy, v.v. Đồng thời, cấu trúc thời gian ấy mang lại sử tính vốn qui định hoàn cảnh của tôi trong thế giới đời sống thường nhật. Tôi được sinh ra vào một ngày nào đó, tôi bắt đầu đi học vào một ngày khác, bắt đầu đi làm vào một ngày khác nữa, v.v. Tuy nhiên, tất cả những ngày đó đều được ”định vị” [located] trong lòng một lịch sử toàn diện hơn nhiều, và “địa điểm” ấy [location] định hình nên hoàn cảnh của tôi một cách quyết định. Như vậy, tôi được sinh ra vào năm mà các ngân
- hàng lớn bị phá sản và do vậy mà cha tôi mất hết tài sản, tôi bắt đầu đi học ngay trước khi nổ ra cuộc cách mạng, tôi bắt đầu đi làm ngay sau khi nổ ra cuộc đại chiến, v.v. Cấu trúc thời gian của đời sống thường nhật không chỉ áp đặt những chuỗi sự việc được sắp đặt sẵn từ trước lên trên “chương trình làm việc” [agenda] của bất kỳ một ngày cá biệt nào, mà còn tự nó áp đặt lên toàn bộ tiểu sử cuộc đời tôi. Chmh là trong khuôn khổ các tọa độ được thiết lập bởi cấu trúc thời gian ấy mà tôi lãnh hội cả “chương trình làm việc” hằng ngày lẫn toàn bộ tiểu sử của tôi. Thực sự là cái đồng hồ và bức lịch là những thứ giúp tôi trở thành một “người thuộc thời đại của mình”, Chỉ trong khuôn khổ cấu trúc thời gian này mà đời sống thường nhật mới duy trì được sắc thái thực tại của nó đối với tôi. Do vậy, trong những trường hợp mà tôi có thể bị “mất phương hướng” vì lý do này hay lý do khác (bị tai nạn xe hơi rồi bất tỉnh chẳng hạn), tôi cảm nhận một sự thôi thúc gần như theo bản năng để “định hướng lại” cho bản thân trong khuôn khổ cấu trúc thời gian của đời sống thường nhật. Tôi nhìn vào chiếc đồng hồ đeo tay của tôi và cố nhớ lại hôm nay là ngày thứ mấy. Bằng những hành vi này, tôi trở lại với thực tại đời sống thường nhật. 2. Tương giao xã hội trong đời sống thường nhật Thực tại đời sống thường nhật được [cá nhân] chia sẻ cùng với tha nhân. Nhưng [cá nhân] có kinh nghiệm như thế nào về chính những tha nhân này trong đời sống thường nhật? Một lần nữa, chúng ta có thể phân biệt nhiều dạng khác nhau của kinh nghiệm này. Kinh nghiệm quan trọng nhất về tha nhân diễn ra trong tình huống gặp gỡ trực diện [hay giáp mặt, face-to-face], vốn là trường hợp nguyên mẫu của sự tương giao xã hội [social interaction]. Tất cả mọi trường hợp khác đều bắt nguồn từ đấy. Trong tình huống gặp gỡ trực diện, tha nhân phụ hiện trước mặt tôi trong một thời điểm hiện tại sống động mà cả hai chúng tôi cùng trải nghiệm. Tôi cũng biết là tôi phụ hiện trước anh ta trong cùng thời điểm hiện tại sống
- động này. Cái “ở đây và bây giờ” của tôi và anh ta không ngừng tác động lẫn nhau bao lâu mà tình huống trực diện còn tiếp diễn. Kết quả là có một sự giao hoán liên tục giữa cách biểu lộ của tôi và anh ta. Tôi thấy anh ta nở nụ cười, sau đó vì thấy tôi chau mày nên không cười nữa, rồi anh ta lại cười khi thấy tôi cười, v.v. Mỗi cử chỉ biểu lộ của tôi đều hướng đến anh ta, và ngược lại, và mối liên hệ qua lại liên tục của những cử chỉ biểu lộ này đều xuất hiện đồng thời trước mắt cả hai chúng tôi. Điều này có nghĩa là, trong tình huống trực diện, chủ thể tính [subjectivity] của tha nhân xuất hiện ra trước mắt tôi thông qua những biểu hiện với số lượng tối đa. Lẽ tất nhiên, tôi có thể lý giải sai một số biểu hiện nào đó. Tôi có thể nghĩ rằng người kia đang mỉm cười trong khi thực ra anh ta đang cười gượng. Tuy vậy, không có hình thức liên hệ xã hội nào khác có thể tái hiện trọn vẹn những biểu hiện của chủ thể tính diễn ra trong tình huống trực diện. Chỉ có ở đây, chủ thể tính của tha nhân mới thực sự “gần gũi”. Tất cả những hình thức liên hệ khác với tha nhân đều “xa cách” ở những mức độ khác nhau. Trong tình huống trực diện, tha nhân là hoàn toàn có thực [real]. Thực tại này là bộ phận thuộc về thực tại tổng thể của đời sống thường nhật, và do vậy nó mang tính chất đồ sộ và áp đặt. Lẽ dĩ nhiên, một tha nhân nào đó vẫn có thể có thực đối với tôi mà không thông qua sự gặp gỡ trực diện - chẳng hạn [tôi biết họ] qua danh tiếng, hay qua thư từ trao đổi với anh ta. Tuy nhiên, anh ta chỉ trở nên có thực đối với tôi theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này khi tôi gặp trực diện anh ta. Quả thực, người ta có thể khẳng định rằng, trong tình huống trực diện, tha nhân có thực đối với tôi hơn là chính tôi. Dĩ nhiên, tôi “biết mình rõ hơn” là tôi có thể biết về anh ta. Tôi có thể tiếp cận được chủ thể tính của mình theo một cách thức mà tôi không bao giờ có thể làm được đối với chủ thể tính của anh ta, bất luận mối quan hệ giữa chúng tôi có “thân cận” đến mấy đi nưa. Quá khứ của tôi có mặt đầy ắp trong trí nhớ của tôi, một sự đầy ăp không thể nào có được nếu tôi muốn tái hiện lại quá khứ của anh ta, cho dù anh ta có thể kể lại cho tôi nghe quá khứ của mình nhiều đến đàu chăng nữa. Nhưng việc “biết rõ hơn” này về chính tôi
- đòi hỏi phải co sự phản tư. Nó không phụ hiện một cách trực tiếp trước mặt tôi. Tuy nhiên, tha nhân thì có phụ hiện một cách trực tiếp trong tình huống gặp gỡ đối diện. Vì thế, “cái mà anh ta là” hiện diện không ngừng trước mắt tôi. Sự hiện diện này diễn ra liên tục và mang tính chất tiền phản tư. Nhưng còn “cái mà tôi là” thì lại không hiện diện như thế. Để có thể cảm nhận được nó [tức “cái mà tôi là” - N.D.], tôi buộc phải dừng lại, ngăn lại tính tự phát liên tục của kinh nghiệm của tôi, và cố tình chú ý trở lại vào chính bản thân tôi. Hơn nữa, sự phản tư của tôi về chính mình như vậy thường xảy ra do thái độ mà tha nhân bộc lộ đối với tôi. Đây thường là một phản ứng [tựa như] “tấm gương” trước các thái độ của tha nhân. Hệ quả là những mối liên hệ với tha nhân trong tình huống trực diện thường hết sức linh hoạt. Nhìn dưới góc độ âm bản, những khuôn mẫu cứng nhắc thường khó mà tồn tại được trong tình huống tương giao trực diện. Bất cứ khuôn mẫu nào được đưa vào cũng sẽ bị biến đổi liên tục thông qua sự trao đổi qua lại cực kỳ đa dạng và tinh tế của những ý nghĩa chủ quan. Lấy thí dụ, tôi có thể coi một người khác nào đó như một kẻ có ác cảm cố hữu đối với tôi và tôi cư xử với anh ta theo khuôn mẫu “quan hệ ác cảm” theo cách hiểu của tôi. Tuy nhiên, khi gặp gỡ trực tiếp, người kia có thể đối xử với tôi bằng những thái độ và hành động trái ngược với khuôn mẫu ấy, có thể đến mức mà tôi đi đến chỗ từ bỏ cái khuôn mẫu ấy vì nó không thích hợp và tôi sẽ nhìn anh ta một cách thân thiện. Nói cách khác, cái khuôn mẫu ấy không thể chống đỡ lại trước cái bằng chứng lù lù về chủ thể tính của anh ta mà tôi cảm nhận được trong tình huống trực diện. Ngược lại, tôi dễ dàng không biết đến cái bằng chứng ấy bao lâu mà tôi không gặp trực diện anh ta. Ngay cả trong một mối liên hệ tương đối “gần gũi” mà tôi có thể duy trì qua thư từ với anh ta, tôi vẫn có thể dễ dàng gạt bỏ lời cam đoan của anh ta về tình bạn, vì cho rằng lời cam đoan này không thể hiện thực sự thái độ chủ quan của anh ta đối với tôi, đơn giản là bởi vì thông qua thư từ, tôi không thấy được cách biểu lộ trực tiếp, liên tục và có thực lù lù ra đấy của anh ta. Dĩ nhiên, tôi có thể lý giải sai về ý nghĩa mà tha nhân biểu tỏ ngay cả trong
- tình huống trực diện, vì anh ta có thể che giấu các ý nghĩa của mình bằng cách “giả hình”. Dù sao đi nữa, cả việc lý giải sai lẫn thái độ “giả hình” đều khó mà kéo dài trong tình huống tương giao trực diện, khó hơn so với những hình thức liên hệ xã hội ít “gần gũi” hơn. Mặt khác, tôi luôn nhìn nhận tha nhân thông qua những lược đồ điển hình hóa, ngay cả trong tình huống gặp gỡ trực diện, mặc dù những lược đồ này “dễ bị tác động” [vulnerable] bởi sự can dự của anh ta hơn là trong những hình thức tương giao “xa cách” hơn. Nói khác đi, tuy tương đối khó áp đặt những khuôn mẫu cứng nhắc vào trong sự tương giao trực diện, nhưng sự tương giao này vẫn diễn ra theo khuôn mẫu ngay từ đầu nếu nó xảy ra trong khuôn khổ những nề nếp sinh hoạt của đời sống thường nhật (Chúng ta có thể bỏ qua một bên để xem xét sau những trường hợp tương giao giữa những người hoàn toàn xa lạ với nhau vốn không cùng có một bối cảnh đời sống thường nhật như nhau.). Thực tại đời sống thường nhật chứa đựng những lược đồ điển hình hóa mà dựa trên đó tha nhân được nhìn nhận và được “đối xử” trong những lần gặp gỡ trực diện. Chẳng hạn, tôi có thể nhìn nhận một tha nhân nào đó như “một người đàn ông”, “một người Âu châu”, “một người mua hàng”, “một người vui tính”, v.v. Tất cả những sự điển hình hóa này [typifications] tác động liên tục đến sự tương giao giữa tôi với anh ta, chẳng hạn, tôi quyết định sẽ dẫn anh ta đến một nơi giải trí rất vui ở thị trấn trước khi tìm cách bán cho anh ta món hàng của tôi. Sự tương giao trực diện của chúng tôi sẽ được rập theo những cái khuôn điển hình hóa ấy bao lâu mà những sự điển hình hóa này chưa vấp phải chuyện gì rắc rối do sự can dự của anh ta. Chẳng hạn, anh ta có thể tỏ ra rằng, tuy anh ta là “một người đàn ông”, “một người Âu châu” và “một người mua hàng”, nhưng anh ta cũng là một nhà đạo đức cố chấp, và lúc do tôi mới vỡ lẽ rằng sự vui tính bề ngoài lúc đầu của anh ta thực ra là một biểu hiện của thái độ khinh thường đối với người Mỹ nói chung và đối với nhân viên bán hàng người Mỹ nói riêng. Lẽ dĩ nhiên, đến lúc ấy, lược đồ điển hình hóa của tôi sẽ phải được sửa đổi lại, và chương trình buổi tối sẽ được dự liệu khác đi cho phù hợp với sự sửa đổi
- này. Tuy nhiên, cho dù gặp những trường hợp bị thách thức tương tự, thì những điều đã được điển hình hóa ấy sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi vấp phải chuyện gì khác, và sẽ vẫn định đoạt các hành động của tôi trong tình huống này. Những lược đồ điển hình hóa xuất hiện trong những tình huống gặp gỡ trực diện lẽ dĩ nhiên đều mang tính chất có qua có lại. Người khác cũng nhìn nhận tôi theo một cách điển hình hóa nào đó - chẳng hạn [nhìn tôi như] là “một người đàn ông”, “một người Mỹ”, “một người bán hàng”, “một kẻ thích lấy lòng người khác”, v.v. Những sự điển hình hóa của tha nhân [đối với cá nhân tôi] cũng có thể bị tác động bởi sự can dự của tôi, cũng tương tự như những sự điển hình hóa của tôi có thể bị tác động bởi sự can dự của anh ta. Nói cách khác, cả hai lược đồ điển hình hóa đều bước vào một cuộc “thương lượng” [negotiation] diễn ra trong tình huống gặp gỡ trực diện. Trong đời sống thường nhật, những cuộc “thương lượng” này thường diễn ra giống như thể đã được sắp đặt sẵn từ trước theo một cách thức điển hình - như trong một tiến trình mặc cả điển hình giữa người mua và người bán. Như vậy, trong đa số trường hợp, những cuộc gặp gỡ của tôi với tha nhân trong đời sống thường nhật thường mang tính chất điển hình [typical] theo hai nghĩa -tôi nhìn nhận tha nhân như một mẫu điển hình [type], và tôi tương giao với anh ta trong một tình huống tự nó cũng mang tính chất điển hình [typical]. Những sự điển hình hóa trong tương giao xã hội dần dà càng mang tính chất nặc danh khi người ta càng đi xa khỏi tình huống gặp gỡ trực diện. Dĩ nhiên, bất cứ sự điển hình hóa nào cũng đều dẫn đến một sự nặc danh manh nha ban đầu. Nếu tôi điển hình hóa người bạn Henry của tôi là một thành viên của loại người X (chẳng hạn, như một người Anh), từ ipso facto [tự khắc] tôi lý giải ít nhất một số khía cạnh nào đó trong cách xử sự của anh ta là xuất phát từ sự điển hình hóa này - chẳng hạn, khẩu vị ăn uống của anh ta là khẩu vị điển hình của người Anh, cũng như tác phong và một số kiểu phản ứng cảm xúc của anh ta, v.v. Điều này ngụ ý rằng những đặc trưng ấy và
- những hành động ấy của anh bạn Henry của tôi cũng thuộc về bất kỳ ai trong phạm trù người Anh, tức là, tôi lãnh hội những khía cạnh ấy của con người anh ta dưới góc độ nặc danh. Nhưng dù vậy, bao lâu mà Henry bạn tôi hiện diện [trước mặt tôi] với đầy đủ sự biểu lộ của anh ta trong tình huống gặp gỡ trực diện, anh ta sẽ không ngừng xua tan hình ảnh điển hình của tôi về người Anh nặc danh, và anh ta sẽ tự biểu lộ mình như một cá nhân độc nhất vô nhị và do đó phi điển hình - tức là, như là Henry bạn tôi, Hiển nhiên là tính chất nặc danh của mẫu điển hình sẽ ít bị tác động hơn bởi kiểu [giao tiếp] cá thể hóa này khi mà sự tương giao trực diện là chuyện của quá khứ (bạn tôi Henry, người Anh, người mà tôi quen vào thời còn là sinh viên), hoặc là khi chỉ gặp qua loa và ngắn ngủi (người Anh mà tôi từng trò chuyện vài câu trên một chuyến xe lửa), hoặc là khi sự tương giao trực diện chưa bao giờ xảy ra (những nhà kinh doanh cạnh tranh với tôi ở Anh Quốc). Như vậy, một khía cạnh quan trọng của kinh nghiệm về tha nhân trong đời sống thường nhật là tính chất trực tiếp hay tính chất gián tiếp của kinh nghiệm này. Lúc nào người ta cũng có thể phân biệt được giữa những người đồng sự [consociates] mà tôi tương giao trong những tình huống trực diện, với những người chỉ là những người cùng thời [contemporaries] mà tôi chỉ hồi tưởng lờ mờ ít nhiều, hoặc với những người mà tôi chỉ biết nhờ nghe kể lại. Trong những tình huống trực diện, tôi có bằng chứng trực tiếp về người đồng loại, về những hành động của anh ta, những đặc tính của anh ta, v.v. Đối với trường hợp những người cùng thời thì không như thế - tôi chỉ có ít nhiều thông tin chắc chắn về họ. Hơn nữa, tôi buộc phải quan tâm chú ý đến những người đồng loại trong những tình huống trực diện; trong khi đó, tôi có thể quan tâm hoặc không quan tâm đến những người vốn chỉ là những người cùng thời với tôi mà thôi. Tính chất nặc danh gia tăng khi tôi đi từ loại người trước đến loại người sau, bởi vì tính nặc danh của những sự điển hình hóa mà thông qua đó tôi nhìn nhận những người đồng loại trong những tình huống trực diện không ngừng được “lấp đầy” bằng vô số những triệu chứng sống động liên quan tới một con người cụ thể.
- Dĩ nhiên, đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Có những sự khác nhau rõ rệt trong các kinh nghiệm của tôi về những người cùng thời. Có những người tôi đã tiếp xúc trực diện rất nhiều lần và mong gặp lại thường xuyên (bạn tôi Henry); có những người khác mà tôi nhớ lại như những người cụ thể mà tôi từng gặp (người có mái tóc vàng mà tôi bắt gặp trên đường phố), nhưng cuộc gặp ấy rất ngắn ngủi và gần như không có lần thứ hai. Có những người khác nữa mà tôi biết đến như những người cụ thể, nhưng tôi chỉ có thể nhìn nhận họ thông qua những sự điển hình hóa giao thoa mang tính chất ít nhiều nặc danh (những nhà kinh doanh người Anh cạnh tranh với tôi, Nữ hoàng Anh quốc). Trong số những người này, người ta lại có thể phân biệt giữa những người mà tôi có thể gặp trực diện (những nhà kinh doanh người Anh cạnh tranh với tôi) với những người mà tôi có thể gặp nhưng khó có khả năng xảy ra (Nữ hoàng Anh quốc). Tuy nhiên, mức độ nặc danh đặc trưng trong kinh nghiệm về tha nhân trong đời sống thường nhật còn phụ thuộc vào một nhân tố khác nữa. Tôi nhìn thấy người bán báo ở góc đường cũng thường xuyên như tôi nhìn thấy vợ tôi. Nhưng anh ta ít quan trọng hơn đối với tôi và tôi không có mối liên hệ giao hảo thân mật với anh ta. Anh ta vẫn có thể tương đối nặc danh đối với tôi. Mức độ quan tâm và mức độ thân mật có thể kết hợp với nhau để làm tăng hay làm giảm tính nặc danh của kmh nghiệm. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tính nặc danh này một cách độc lập. Tôi có thể có những mối liên hệ khá thân thiện với một số thành viên của một câu lạc bộ quần vợt, nhưng đối với ông sếp của tôi thì tôi lại co mối liên hệ mang tính chất hết sức nghi thức. Thế mà nhóm thành viên quần vợt thân thiện ấy, tuy hoàn toàn không nặc danh, có thể được tôi coi là nằm trong “đám người trên sân quần vợt”, trong khi đó, ông sếp của tôi thì lại được tôi coi là một cá nhân độc nhất vô nhị. Và cuối cùng, tính chất nặc danh có thể trở thành gần như toàn diện nơi một số kiểu điển hình hóa nhất định nào đó vốn không bao giờ có thể được cá thể hóa - chẳng hạn như “độc giả điển hình của tờ báo The Times”. Cuối cùng, “phạm vi” của sự điển hình hóa - và từ đó là tính chất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Xã hội học giáo dục - Lê Ngọc Lan
129 p | 843 | 216
-
Giáo trinh xã hội học giáo dục part 4
13 p | 301 | 108
-
Giáo trình Xã hội học đại cương: Phần 2 - Lê Thanh Liêm
116 p | 294 | 62
-
Xã hội hiện đại và lý thuyết học: Phần 2
234 p | 96 | 12
-
Một số quan điểm Xã hội học nghiên cứu về hôn nhân
11 p | 139 | 9
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 p | 28 | 9
-
Nhận thức về nguồn vốn xã hội, sức mạnh tiềm tàng cho phát triển - Khúc Thị Thanh Vân
0 p | 114 | 7
-
Sự biến đổi xã hội từ góc nhìn xã hội học vi mô qua hai hiện tượng: Bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng tính
9 p | 64 | 7
-
Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 1
111 p | 108 | 7
-
Nhận thức và chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở trong thực hiện bình đẳng giới ở miền núi phía Bắc hiện nay - Hoàng Kim Ngân
0 p | 99 | 6
-
Những khía cạnh xã hội của quản lý môi trường đô thị - Đỗ Minh Khuê
0 p | 136 | 5
-
Mấy kinh nghiệm vận dụng phương pháp xã hội học: Qua cuộc điều tra xã hội học về nhà ở - Tôn Thiện Chiếu
3 p | 90 | 4
-
Một số phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1
207 p | 19 | 4
-
Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ phúc lợi xã hội cho thanh niên công nhân nhập cư dưới quan điểm hiệp lực
24 p | 8 | 4
-
Nhận thức và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh hiện nay: Nghiên cứu trường hợp phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
0 p | 100 | 4
-
Xã hội học: một góc nhìn nhân văn - Phần 1
187 p | 14 | 3
-
Vai trò của môn Xã hội học đại cương đối với sinh viên ngành Công tác xã hội
5 p | 29 | 2
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Thư Viện PDF
-
[PDF] SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ THỰC TẠI
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Khảo Luận Về Xã Hội Học Nhận ...
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Tuổi Trẻ Online
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại | Mê Tải Sách
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Khảo Luận Về Xã Hội Học ... - Tiki
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Peter L. Berger - Thomas Luckmann
-
[PDF] SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI VỀ THỰC TẠI KHẢO LUẬN VỀ XÃ
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại
-
Bản đính Chính_cuốn Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại (NXB Tri Thức 2017) - Sách Việt Nam
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại | Cổng Thông Tin Thư Viện
-
Xã Hội Học Nhận Thức Và Khảo Luận Về Sự Kiến Tạo Xã Hội Thực Tại
-
Tóm Tắt “Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại” (nháp) – Đăng Thành
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - BeeCost
-
[PDF] TỪ LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ĐẾN LÝ THUYẾT KIẾN TẠO XÃ HỘI
-
Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Khảo Luận Về Xã Hội ... - Giá Sách
-
[Top Bình Chọn] - Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại - Trần Gia Hưng
-
Xã Hội Học Nhận Thức Và Khảo Luận Về Sự Kiến Tạo Xã Hội Thực Tại