Xã Hội Nguyên Thủy – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tiến hóa loài người | ||||||||||||||||||||
Hộp này:
| ||||||||||||||||||||
−10 —–−9.5 —–−9 —–−8.5 —–−8 —–−7.5 —–−7 —–−6.5 —–−6 —–−5.5 —–−5 —–−4.5 —–−4 —–−3.5 —–−3 —–−2.5 —–−2 —–−1.5 —–−1 —–−0.5 —–0 — | MiocenPliocenPleistocenHomininiNakalipithecusOuranopithecusOreopithecusSahelanthropusOrrorinArdipithecusAustralopithecusHomo habilisHomo erectusHomo bodoensisHomo sapiensNeanderthal,Denisova |
| ||||||||||||||||||
(triệu năm trước) |
Xã hội nguyên thủy (hay còn gọi là công xã thị tộc) là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có con người xuất hiện trên Trái Đất đến khi xã hội nguyên thủy chuyển đổi thành xã hội giai cấp và xuất hiện chế độ nhà nước.
Việc mô tả xã hội nguyên thủy được nêu trong khái niệm về Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy do Karl Marx và Friedrich Engels đưa ra. Các nước trong Hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây đã biên tập trong sách giáo khoa phổ thông từ những năm 1950, và hiện còn dùng tại Việt Nam.[1]
Xã hội nguyên thủy phát triển kế thừa lối sống xã hội bầy đàn của linh trưởng tổ tiên, và thể hiện gần gũi nhất hiện có hai loài là tinh tinh và bonobo ở châu Phi [note 1]. Xã hội nguyên thủy cũng kết thúc khác nhau ở các vùng và dân tộc khác nhau. Nhiều dân tộc ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ đã có lối sống không thay đổi trong chục nghìn năm qua, và họ được coi là bảo tàng sống của loài người về thời nguyên thủy, như người Hadza [2][3], San [4][5] (Châu Phi), Sentinel [6] (Châu Á), Vanuatu (Châu Đại Dương),...
Thị tộc và bộ lạc
[sửa | sửa mã nguồn]Người tinh khôn với số lượng nhất định, kế thừa lối sống linh trưởng tổ tiên, đã tổ chức thành thị tộc là những nhóm người gồm vài chục gia đình, có quan hệ gần gũi với nhau, thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ ra (hay gọi là có quan hệ huyết thống với nhau), sống quây quần cùng làm chung ăn chung [7].
Người tinh khôn có khả năng ăn tạp, ban đầu sống dựa theo hái lượm cây trái và săn bắt các con thú. Bên cạnh kỹ năng tự kiếm ăn, họ đã biết hợp sức nhau săn đuổi, tức là dùng số đông người bao vây lấy bầy động vật, dồn cho chúng lao xuống vực, sau đó mới ném đá, phóng lao xuống cho chúng chết hẳn. Vì vậy, những công việc như thế, luôn đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với nhau.[7]
Theo mô tả trong sách giáo khoa tại Việt Nam thì trong nội bộ thị tộc, người ta không phân biệt đâu là của anh và đâu là của tôi. Nói cách khác, trong thị tộc không có sở hữu tư nhân, nhưng có sở hữu của thị tộc.[7] Tuy nhiên, là một động vật xã hội thì trong thị tộc có sự phân chia đẳng cấp nhất định. Sự phân chia này xác định nhiệm vụ của cá thể trong các hoạt động có tổ chức khi săn bắt hoặc tranh chấp lãnh thổ. Tại các thị tộc khác nhau thì quan hệ quyền lực của đẳng cấp với nhau là khác nhau, giống như các dân tộc hiện đại đang có những tập quán khác nhau.
Mỗi thị tộc chiếm cứ một khu vực xác định, tức lãnh thổ của thị tộc. Sự phát triển không đều của các thị tộc, gồm có hoặc phát triển lên và phân chia ra các thị tộc mới, hoặc tàn lụi do bệnh tật hay tai biến, cùng với xâm lấn lãnh thổ của thị tộc khác, dẫn đến lãnh thổ có thể thay đổi. Áp lực dân số từ các thị tộc phát triển hơn, dẫn đến các biên giới lãnh thổ thay đổi theo định hướng nhất định, tạo ra hiện tượng gọi là Các dòng di cư sớm thời tiền sử.
Buổi đầu của thời đại kim khí
[sửa | sửa mã nguồn]Việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v...[7]. Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v...
Nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn có của dư thừa...
Xã hội nguyên thủy kết thúc
[sửa | sửa mã nguồn]Do có công cụ lao động mới, tức sự xuất hiện các công cụ kim loại, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, tạo ra nhiều của cải hơn đến nỗi dư thừa, hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn.[7]
Chế độ "làm chung, ăn chung, hưởng chung" ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dẫn tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Người cùng với tinh tinh và bonobo là 3 loài họ hàng với nhau.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lịch sử, lớp 10. Người Kể Sử, 2017.
- ^ Marlowe, F. W. (2010). The Hadza: Hunter-Gatherers of Tanzania. Berkeley: Univ. California Press. ISBN 978-0-520-25342-1.
- ^ Ndagala, D. K.; Zengu, N. (1994). “From the raw to the cooked: Hadzabe perceptions of their past”. Trong Robert Layton (biên tập). Who needs the past?: indigenous values and archaeology. London: Routledge. tr. 51–56. ISBN 0415095581.
- ^ Barnard, Alan (2007). Anthropology and the Bushman. Oxford: Berg. tr. 4–7. ISBN 9781847883308.
- ^ “Who are the San? – San Map (Click on the image to enlarge)”. WIMSA. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Earth from Space: North Sentinel Island”. Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). ngày 29 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015. The 72-square-kilometre-area North Sentinel Island is home to the fiercely independent Sentinelese tribe, known to reject any contact with outsiders. The Indian government carried out its 2001 census of the Island from a distance, counting a total population of 21 males and 18 females, although other estimates range higher, to a maximum of 500.
- ^ a b c d e Lịch sử 6 (Sách Giáo viên). Nhà xuất bản Giáo dục. 2002.
2. Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Cổ nhân loại học
- Nhân loại học
- Người tối cổ
- Người tinh khôn
- Tiến hóa loài người
- Cái nôi của nhân loại
- Tiến trình tiến hóa loài người
- Các dòng di cư sớm thời tiền sử
- The Incredible Human Journey, phim tài liệu
- Primitive culture, sách do Edward Burnett Tylor xuất bản năm 1871
- Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Chế độ công xã nguyên thủy tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Công xã thị tộc tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Từ khóa » Tổ Chức Xã Hội Của Người Nguyên Thủy
-
Tổ Chức Xã Hội Của Người Nguyên Thủy Nước Ta - Lê Nhật Minh
-
Tổ Chức Xã Hội Của Người Nguyên Thủy - Thùy Trang - HOC247
-
Nêu Tổ Chức Xã Hội Của Con Người Thời Nguyên Thuỷ - Hoc24
-
Các Tổ Chức Xã Hội Của Thời Kì Nguyên Thủy Gồm
-
Tổ Chức Xã Hội đầu Tiên Của Xã Hội Loài Người Là Gì?
-
Tổ Chức Xã Hội đầu Tiên Của Loài Người được Gọi Là Gì?
-
Xã Hội Nguyên Thuỷ đã Trải Qua Những Giai đoạn Phát Triển Nào? Hãy ...
-
Thế Nào Là Bầy Người Nguyên Thủy?
-
Tổ Chức Xã Hội Của Bầy Người Nguyên Thủy Khác Với Công Xã Thị Tộc ...
-
Lý Thuyết Xã Hội Nguyên Thủy Lịch Sử Và Địa Lý 6 Cánh Diều
-
Tổ Chức Xã Hội đầu Tiên Của Loài Người được Gọi Là - Khóa Học
-
Bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy - Tổ Chức Xã Hội Của Người Tinh Khôn Là Gì ?
-
Lý Thuyết Lịch Sử 6 Chương 2: Xã Hội Nguyên Thủy | Kết Nối Tri Thức
-
[Sách Giải] Bài 4: Xã Hội Nguyên Thủy