XÃ NAM PHONG - Các Xã, Thị Trấn - Huyện Phú Xuyên

  • Giới thiệu chung
  • Hội Đồng Nhân Dân
  • Ủy Ban Nhân Dân
  • Người phát ngôn UBND
  • Ban biên tập
  • Làng nghề truyền thống
  • Di tích lịch sử và lễ hội
  • Huyện Ủy
XÃ NAM PHONG

Nam Phong nằm ở phía Đông huyện Phú Xuyên là một vùng đất mầu mỡ. Phía Bắc giáp Xã Minh Cường (Thường Tín), xã Văn Nhân; phía Đông giáp xã Hồng Thái, Thụy Phú; phía Nam giáp xã Nam Triều; phía Tây giáp thị trấn Phú Xuyên. Tổng diện tích đất tự nhiên 379,7ha, xã có 3 thôn Nội Hợp, Nam Phú và Cổ Châu. Tổng số hộ dân 1423, tổng số nhân khẩu 5551.

THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

XÃ NAM PHONG – PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI

1. Về vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên.

Nam Phong nằm ở phía Đông huyện Phú Xuyên là một vùng đất mầu mỡ. Phía Bắc giáp Xã Minh Cường (Thường Tín), xã Văn Nhân; phía Đông giáp xã Hồng Thái, Thụy Phú; phía Nam giáp xã Nam Triều; phía Tây giáp thị trấn Phú Xuyên.

Tổng diện tích đất tự nhiên 379,7ha, xã có 3 thôn Nội Hợp, Nam Phú và Cổ Châu. Tổng số hộ dân 1423, tổng số nhân khẩu 5551.

Trải qua các thời kỳ lịch sử địa giới hành chính có nhiều thay đổi. Trước đây nam Phong gồm có 3 xã: Cổ Châu, Nam Phú và Nội Hợp. Nam Phú thời xưa còn có tên là Nam Ngon, rồi Nam Nguyễn, Nội Hợp có tên là làng Hóp. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, cả 3 thôn đều thuộc tổng Mỹ Lâm, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Tháng 4- 1946, sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã và cấp tỉnh, 3 xã nhỏ Cổ Châu, Nội Hợp và Nam Phú sáp nhập thành xã Nam Phú. Căn cứ vào Thông tư 73/TT-LB của Ủy ban kháng chiến Hành chính Bắc bộ về tiếp tục sáp nhập xã nhỏ thành xã lớn, xã Nam Phong được thành lập trên cơ sở sáp nhập các thôn Cổ Châu, Nội Hợp, Nam Phú và hai thôn Phong Triều, Nam Quất. Trong quá trình cải cách ruộng đất, nhận thấy quy mô các xã lớn, trong khi đó trình độ quản lý của cán bộ còn non yếu, một số mới được đào tạo trong quá trình cải cách ruộng đất, nên tháng 6 -1956 Huyện ủy Phú Xuyên thông qua chủ trương chia tách gồm 3 thôn: Nội Hợp, Cổ Châu và Nam Phú. Tên gọi địa dư hành chính của xã tồn tại đến ngày nay.

2. Về truyền thống lịch sử.

Nam Phong có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trên cơ sở những tài liệu thành văn và truyền miệng, hiện vật và phi hiện vật đã sưu tầm được cho phép khẳng định lịch sử lâu đời của xã Nam phong. Tuy chưa có điều kiện khai quật toàn diện một cách có hệ thống các tầng lớp văn hóa trong lòng đất, song vào những năm trước đây, người ta đã đào được những mảnh gốm, sứ nhiều chủng loai, nhiều sắc men và các lớp gạch hoa, đồ gốm có trang trí hoa văn…có niên đại hàng trăm năm. Những dấu tích cho thấy người Việt cổ sớm quần cư trên địa bàn Nam Phong, cư dân nơi đây đã trải qua một quá trình lâu dài chinh phục thiên nhiên, mở rộng địa bàn canh tác và cư trú, tạo nên làng xã như ngày nay. Mặt khác căn cứ vào Gia phả của các dòng họ, các sắc phong thần Thành Hoàng làng của các triều đại phong kiến thì xã Nam Phong có ít nhất từ thế kỷ thứ III sau công nguyên. Trong quá trình hình thành làng xã, quần tụ dân cư và chung tay phát triển kinh tế -xã hội, các thế hệ nhân dân Nam Phong luôn phải đương đầu với bao thiên tai, địch họa. Quá trình đó đã hun đúc và hình thành nên nhiều giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa tiêu biểu vừa có tính đặc thù của bản sắc quê hương, vừa phản ánh nét văn hóa chung của nông thôn Việt Nam.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, văn hóa tín ngưỡng Phật giáo- là văn hóa tín ngưỡng duy nhất có trên địa bàn xã. Đã có nhiều dấu tích để lại, đó chính là những công trình kiến trúc cổ xưa của cha ông ta để lại và tồn tại cho tới ngày nay, các công trình tín ngưỡng đã được nhân dân qua các thế hệ bảo tồn và tôn tạo. Hiện nay trên địa bàn xã có 12 công trình văn hóa tín ngưỡng, là nơi thờ tự các vị thánh có trong sử sách như: Đức Tản Viên, Tổng đốc Ninh Bình, Mẫu Âu Cơ…vv. Đã có 5 công trình tín ngưỡng được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia và thành phố: Chùa Sùng Khánh (năm 2007), Đình Nam Phú ( năm 2008), Đền Nam Phú (năm 2008), Nhà thờ họ Nguyễn (năm 2008), Đình Cổ Châu (năm 2008). Các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân nơi đây, hằng năm các hoạt động tín ngưỡng thường xuyên được tổ chức vào những dịp lễ để nhớ ơn các vị thần, thánh đã mang lại cho nhân dân cuộc sống an lành cho nhân dân trong xã.

Nam Phong là quê hương giàu truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại do Đảng ta lãnh đạo nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, có biết bao người con ưu tú của quê hương Nam Phong đã hy sinh, đóng góp sức lực, trí tuệ, tình cảm để chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã có 74 thương bệnh binh, 130 liệt sỹ, 12 bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong đó có 2 mẹ VNAH còn sống.

3. Về tiềm năng và thế mạnh của xã.

Đất đai ở Nam Phong khá mầu mỡ, gồm nhiều các chủng loại. Đặc điểm thổ nhưỡng này tạo thuận lợi cho việc phát triển một nền trồng trọt toàn diện. Nam Phong là một trong những xã đi đầu trong phát triển cây đậu tương từ những năm 1990. Và cho đến nay việc phát triển cây đậu tương vẫn được Đảng ủy- HĐND- UBND chú trọng, coi là mũi nhọn trong việc phát triển cây vụ đông.

Thực hiện chủ trương, kế hoạch về việc dồn điền đổi thửa của UBND huyện Phú Xuyên, năm 2013 xã Nam Phong đã hoàn thành việc giao ruộng cho các hộ dân, mỗi hội chỉ còn 1-2 thửa, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất, hệ thông giao thông thủy lợi nội đồng cơ bản đã được kiên cố hóa, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp đã được nhân dân áp dụng: Gieo mạ bằng khay, cây lúa bằng máy. Với mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, Đảng ủy- HDND- UBND xã đã họp và triển khai kế hoạch tới các tiểu ban trong việc quy hoạch các công trình phúc lợi, vùng sản xuất..vv để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc phát triển kinh tế toàn diện của xã, hiện nay xã đã và cơ bản đạt 15/19 tiêu chí.

4. Kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong những năm gần đây.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã Nam Phong đang đổi mới từng ngày, có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Xã thu nhập bình quân đạt trên 25 triệu đồng/người/năm. An sinh xã hội ngày càng được cải thiện. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao được chăm lo phát triển đã và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thường xuyên. Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, tôn tạo và phát huy.

Nếp sống văn minh được hình thành và phát triền. Trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh, nhất là phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Gia đình văn hóa”. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ngày càng được nhân rộng, 3/3 làng có quy ước xây dựng làng văn hóa, công tác quản lý và tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng quy định, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, trang trọng theo đúng thuần phong mỹ tục. Đến nay có 3/3 làng được công nhận làng văn hóa, 4/5 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hóa và hàng năm có trên 90% hộ đạt gia đình văn hóa so với số hộ đăng ký.

Công tác an ninh, quốc phòng được chăm lo, xây dựng và củng cố vững chắc. Tình hình anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn đươc giữ vững. Công tác quân sự địa phương và an ninh nhân dân đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Đảng bộ xã Nam Phong có 257 đảng viên sinh hoạt ở 8 chi bộ trực thuộc. Những năm qua Đảng bộ luôn làm tốt vai trò lãnh đạo, trú trọng công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, học tập quán triệt Nghị quyết của Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, thực sự là hạt nhân lãnh đạo, chú trọng công tác phát triển đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị đoàn kết, thống nhất, vững mạnh. Đảng bộ nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nêu cao và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, nêu cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức thành viên, tích cực vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động. Hàng năm đều được đánh giá là đơn vị vững mạnh của Huyện.

5. Các chức danh lãnh đạo của Đảng ủy -- HĐND -- UBND – Uỷ ban MTTQ nhiệm kỳ 2015 – 2020:

STT

Họ và tên

Chức danh

1

Hoàng Văn Chuyền

Bí thư Đảng ủy

2

Trần Đức Tuyến

Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND

3

Nguyễn Vinh Quang

Phó Bí thư TT Đảng ủy - Chủ tịch HĐND

4

Nguyễn Văn Phú

Chủ tịch HĐND

5

Nguyễn Hữu Sơn

Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch UBND

6

Nguyễn Trí Quang

Đảng ủy viên - Chủ tịch UBMTTQ

Ad Min

Các tin khác
  • XÃ ĐẠI THẮNG
  • XÃ PHÚC TIẾN
  • Thị trấn Phú Xuyên
  • Thị trấn Phú Minh
  • Xã Bạch Hạ
  • XÃ CHÂU CAN

Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Xã Nam Phong Nam định