Xạ Trị: Phương Pháp điều Trị Này Là Gì | Trung Tâm Ung Thư Parkway ...

Bạn không chắc chắn xạ trị liệu gồm những gì? Sau đây là giới thiệu sơ bộ.

Xạ trị, được biết đến là liệu pháp tia xạ, chính là sử dụng các tia mang năng lượng cao, thông thường là tia X và các tia tương tự, để điều trị bệnh ung thư. Nó hoạt động bằng cách phá hủy các tế bào ung thư ở vùng đích; tế bào bình thường có thể bị tổn thương bởi xạ trị nhưng thông thường chúng có thể tự phục hồi, trong khi các tế bào ung thư thì không có khả năng này.

Tại sao lại dùng xạ trị?

Đây là một trong những phương pháp chính trong điều trị rất nhiều dạng ung thư, và có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp cùng hóa trị hoặc phẫu thuật. Việc sử dụng xạ trị trong điều trị ung thư phần lớn là để chữa khỏi và kiểm soát bệnh (bằng cách teo nhỏ khối u hoặc làm chậm quá trình di căn), nhưng xạ trị cũng được dùng để giảm đau và giảm chảy máu trong mục đích điều trị nâng đỡ.

Tùy thuộc vào loại ung thư cần điều trị, xạ trị có thể được dùng trước, trong hoặc sau phẫu thuật.

Ví dụ, xạ trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị tiên phong được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u để sau đó có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc đảm bảo rằng nó ít có khả năng tái phát sau này. Xạ trị trong phẫu thuật thông thường được áp dụng dưới hình thức xạ tia ngoài hoặc xạ trong. Các tế bào bình thường nằm trong vùng lân cận được che chắn khỏi tiếp xúc với tia xạ trong quá trình xạ. Xạ trị sau phẫu thuật, hay xạ trị bổ sung thì tương tự như xạ trị trước phẫu thuật, làm cho điều trị chính hiệu quả hơn.

Đã có rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực xạ trị và đã thực sự có những cải thiện đáng kể trong điều trị khỏi ung thư hoàn toàn và trong việc giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị ung thư.

Các phương pháp xạ trị

Phương thức xạ trị phổ biến nhất là sử dụng tia X hoặc tia Gamma hoặc photon để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc cản trở sự phát triển của chúng. Đây được biết đến là liệu pháp tia xạ truyền thống.

Các phương thức khác gồm xạ trị điều chỉnh cường độ (IMRT), xạ trị có dưới hướng dẫn của hình ảnh (IGRT), Xạ trị 3 chiều, xạ trị động, xạ phẫu, xạ trong và xạ cấy ghép.

Xạ trị điều chỉnh cường độĐây là một dạng phát triển của xạ trị và sử dụng các tia xạ chính xác tùy thuộc vào hình dạng khối u, giảm thiểu phơi nhiễm tia xạ cho các mô lành xung quanh, cũng như tác dụng phụ. IMRT sử dụng nhiều chùm tia xạ nhỏ với cường độ khác nhau được kiểm soát cẩn thận.

Xạ trị dưới sự hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnhPhương pháp này sử dụng khả năng chẩn đoán hình ảnh gắn liền của máy gia tốc tuyến tính để giúp tăng độ chính xác, định vị và xác định vị trí đích hàng ngày. Điều này giúp các bác sỹ giảm được khối lượng điều trị và do đó giảm được tác dụng phụ cũng như tế bào lành bị ảnh hưởng.

Xạ trị 3 chiềuHiện nay đây chính là cách tiếp cận cơ bản của hầu hết các trung tâm xạ trị hiện đại. Nó cho phép các bác sỹ nhìn rõ khối u và nhắm đích khối u trong không gian, giúp cung cấp thông tin hiểu biết hơn với cơ quan xung quanh.

Xạ trị độngPhương pháp này sử dụng hình ảnh chi tiết, định vị động trên máy tính với nhiều chùm tia ở nhiều mặt phẳng khác nhau để lên kế hoạch điều trị. Với sự chuẩn bị lên chính xác và dưới sự hướng dẫn của hình ảnh để chiếu liều tia xạ với độ chính xác cực cao. Nó có thể dùng như là xạ trị 1 lần liều cao hoặc nhiều liều nhỏ phân ra trong vài liệu trình cho các khối u đích nhỏ và nơi mà khối u có thể nằm gần các cơ quan quan trọng khác.

Xạ phẫuĐây là điều trị không xâm lấn trong đó sẽ chiếu tia cực kỳ tập trung từ nhiều hướng khác nhau. Phương pháp này cho phép một liều xạ mạnh được thực hiện đồng thời với việc giảm phơi nhiễm xạ tới các mô lành xung quanh. Nó sử dụng khái niệm giống như với xạ trị động.

Xạ trong và xạ cấy ghépPhương pháp này bao gồm việc cấy ghép nguồn phóng xạ vào trọng hoặc ngay cạnh vị trí khối u. Cho phép điều trị được thực hiện trực tiếp vào vị trí đích, trong khi giữ cho các mô lành xung quanh an toàn khỏi xạ liều cao.

Tác dụng phụ của xạ trị

Với bất kỳ phần nào của cơ thể là đích của xạ trị, bạn đều có nguy cơ trải qua một số tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau. Hầu hết mọi người có cảm giác mệt, buồn nôn, phản ứng da, triệu chứng như bị cúm, rụng tóc, thay đổi các chỉ số máu và cảm giác ngon miệng.

Có rất nhiều cách để kiểm soát các tác dụng phụ nhưng bác sỹ điều trị sẽ là người tốt nhất đưa ra lời khuyên cho bạn với các giải pháp phù hợp vì tác dụng của nó rất khác biệt với mỗi cá nhân. Các tiến bộ trong lĩnh vực này cũng đã tạo ra rất nhiều cải thiện trong việc giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị.

Charmaine Ng

Nguồ n: Trung tâm Ung thư Parkway

Từ khóa » Tia Xạ Trị