Xác định chỉ tiêu cơ lý của đất? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng Xác định chỉ tiêu cơ lý của đất? Chào các bác Em có một số vướng mắc khi thiết kế mong các bác giúp dùm Khi tôi nghiên cứu hồ sơ địa chất của 1 công trình để tính móng thì các số liệu cho như sau: - LỚP ĐẤT CÁT HẠT NHỎ CHẶT VỪA + Với thành phần hạt: Đường kính hạt d: 1 - 0.5mm là 2.0% Đường kính hạt d: 0.5 - 0.25mm là 16.6% Đường kính hạt d: 0.25 - 0.1mm là 58.4% Đường kính hạt d: 0.1 - 0.05mm là 17.0% Đường kính hạt d: 0.05 - 0.01mm là 6.0% + Khối lượng riêng ys: 2.66g/cm3 + Góc nghỉ khi khô : 27 độ 10 phút + Góc nghỉ khi ướt : 21 độ 30 phút Từ những số liệu như vậy thì xác định các thông số dung trọng tự nhiên(khối lượng thể tích), góc ma sát trong và lực dính như thế nào? Có thể xác định các thông số đó bằng công thức tính cụ thể hay bảng tra từ các số liệu ban đầu không?(sách cơ học đất tôi tìm không thấy), bảng tra thì ở trong tài liệu nào?tài liệu nào nói rõ phần này không? Theo tôi được biết thì đối với đất cát thì khi tính toán giả định dung trọng tự nhiên là 1.8g/cm3 có xét đến khả năng đẩy nổi của nước ngầm rồi có đúng hay không? nếu chưa xét đến khả năng đẩy nổi thì giá trị này là 2.8g/cm3 có phải không? Do mới ra trường nên kiến thức còn nhiều hạn chế và thiếu sót mong các anh chị chỉ bảo thêm chân thành cảm ơn Có 117 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Chiêm ngưỡng mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp khiến ai cũng phải ngoái nhìn!! |
| Đất của bạn là đất rời nên lực dính xem như ~ 0. Góc nội ma sát chính là góc nghỉ đó. Tùy theo điều kiện mà áp dụng góc nghỉ khô hay ướt. Tức là tuy theo điều kiện có nước ngầm hay không mà chọn góc nghỉ này để tính toán (hoặc có thể chọn góc nghỉ khô để tính với áp suất hữu hiệu, hoặc góc nghỉ ướt để tính với áp suất tổng) Màu đỏ: Không đúng. Dung trọng bão hòa của cát tùy theo độ chặt nó có thể biến thiên từ 1.8~1.9 t/m3 (hoặc hơn tùy cấp phối) và dung trọng đẩy nổi (dưới mực nước ngầm) từ 1.0 ~ 1.05 t/m3 (cũng tùy cấp phối). Giá trị 2.8g/cm3 (2.8t/m3) lả KL riêng hạt của đất cát. nc. oanh | muaxanh | |
| trong lý thuyết, đối với đất cát dung trọng tự nhiên là: gamma~18kN/m3 còn dung trọng bão hòa: gamma.sat~20kN/m3 dung trọng đẩy nổi (khi tính toán dưới mực nc ngầm): gamma.sat-gamma.w ~ 20-10=10kN/m3 (do áp lực nc đẩy lên, nên làm giảm đi tác dụng của khối lượng đất đè xuống) còn khối lượng riêng của hạt cát ko phải 2.8g/cm3 mà khoảng 2.65g/cm3 = 2.65t/m3: tức là với 1m3 cát thì có khối lượng là 2.65 tấn. Nhưng trong đất cát thì ngoài cát ra (pha rắn) còn có thêm pha nước (hơi nc, ẩm) và pha khí, nên khối lượng riêng của đất cát chỉ còn khoảng 1.8g/cm3 (thay đổi tùy vào tỷ lệ của 3 pha trên), đổi ra dung trọng thì là = 18kN/m3 mà hình như trong kết quả đo đạc thực nghiệm đã có viết "Khối lượng riêng ys: 2.66g/cm3" , gamma.s đấy chính là khối lượng riêng của hạt cát (đo trong thực nghiệm). | dudung | |
| rất khó khăn để lấy mẫu cát nguyên trạng, không bit cách gi`có được góc ma sát vậy . | profilmuoibay17 | |
| Các góc đó không phái từ mẫu nguyên dạng. nc. oanh | BarbaraEr | |
| Thường đối với đất cát thì rất khó lấy mẫu nguyên dạng bác ạ và vì vậy góc ma sát trong (là các góc nghỉ khi ướt và khi khô của đất cát) xác định bằng thí nghiệm đối với mẫu không nguyên dạng. àh mà tôi đọc một số tài liệu thì họ bảo đối với một số loại đất cát pha có thể lấy được mẫu nguyên dạng, không bít có đúng không...??? | EduardoMn | |
| Kiến trúc Phương Anh có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế nhà và xây nhà dân dụng. Trải qua nhiều năm phát triển, đến nay đã sở hữu hàng trăm mẫu thiết kế nhà Hải Phòng , thương hiệu uy tín từ năm 2003 | Luckyman | |
| Các loại đất sét, sét pha, cát pha đều có thể lấy được mẫu nguyên dạng. Chỉ có cát là không thể lấy được nguyên dạng. | profillink10 | |
| Mẫu nguyên dạng (undisturbed sample) đất nào cũng có thể lấy được tùy từng loại đất mà dùng thiết bị thích hợp. Ngoại trừ cát sạch bão hòa nước (cát chảy) thì rất khó. Nói chung cát thường lẫn bột (silty SAND) nên lấy mẫu nguyên dạng là bình thường. Vấn đề là về phòng thí nghiệm, không có cách gì đưa "nó" vô dao vòng 1 cách nguyên dạng được, cho nên việc lấy mẫu nguyên dạng ở hiện trường là vô nghĩa. Đối với loại cát sét SC thì không có vấn đề gì. Đồi với cát nên dùng kết quả thí nghiệm hiện trường (SPT, CPT). > | sieunhangiambeo | |
| Xin hoi Bac Oanh là tôi có tiêu chuẩn nào nói về việc lấy góc ma sat của cát bằng với góc nghỉ (khô hoặc ướt), nếu có cho xin với hoặc cho tôi xin số hiệu để tôi kiếm. | dolkihote | |
| Cám ơn Bác Oanh đã cho tên tiêu chuẩn xác định góc nghỉ của cát. Tôi muốn hỏi thêm là có tiêu chuẩn nào nói về việc lấy góc nghỉ đó (thay cho góc ma sát trong) để tính toán (sức chịu tải...) không? | dudung | |
| Tui đang làm một dự án đường cao tốc, có 3 phòng thí nghiệm thuộc dạng có kinh nghiệm tham gia. Kết quả thí nghiệm góc nghỉ của mỗi phòng khá khác nhau, chủ yếu do độ chặt của cát khi đo. Nơi thì đầm 3 lớp rồi đo, nơi thì cho cát đổ tự nhiên rồi đo... Nhiều khi muốn bỏ quách thí nghiệm này cho rồi, nhưng thấy nếu cát chỉ thí nghiệm thành phần hạt, tỷ trọng, độ ẩm (không chính xác), dung trọng (không chính xác), emax, emin thì ít thông tin quá. Cái vụ "góc nghỉ" không thấy qui trình nước ngoài nào đề cập, chủ yếu họ tính góc phi qua SPT hay CPT mà thôi. Thực sự các bác thiết kế nhà mình có xài cái "góc nghỉ" hay không, không biết. Nếu các bác có xài thì góp ý để tiếp tục, còn không bỏ quách đi giống như cái "nén nhanh" trước đây vậy! | DonaldMi | |
| Tôi thấy cái thí nghiệm "nén nhanh" vẫn sử dụng bình thường đấy thôi, chắc Bác HieuNghi làm bên giao thông toàn dính đến lớp đất bùn yếu phía trên nên dùng thí nghiệm nén nhanh thì hơi "nguy hiểm". Đối với các lớp đất khác thì OK. Cái góc nghỉ của cát nếu có tiêu chuẩn nào nói là dùng thay cho góc ma sát trong để tính toán thì cứ sử dụng thôi, ngặt cái là tìm mãi không thấy tiêu chuẩn đó (hoặc sách nào đó cũng được). | Alewohabee | |
| Tôi có thấy trong sách CHĐ của Vũ Công Ngữ & Nguyễn Văn Dũng có nói vè việc lấy góc ma sát của cát bằng với góc nghỉ khô rồi. | hiepsitayto | |
| Chào các bạn, có ai có thể giải thích hộ tôi ý nghĩa của góc nghỉ không? | DonaldMi | |
| Góc ma sát phụ thuộc vào độ chặt của đất, bạn so sánh kết quả của hai thí nghiệm khác nhau (đầm 3 lần cho kết quả cát chặt, còn cho chảy tự nhiên cho kết quả cát lỏng), theo lí thuyết có thể chênh lệch nhau đến 10°. Kết quả bạn nhận được hoành toàn có cơ sở. | noithatap | |
| có phải góc nghi là "psi" tiếng Anh không? nếu đúng như vậy thì góc này rất quan trọng, không kém gì góc "phi" đâu. bạn tìm đọc lý thuyết "stress-dilatancy" của thầy Rowe. Theo lí thuyết thì góc psi=-(inc_s1-inc_s3)/(inc_s1+inc_s3) inc_s = incremental strain Nếu làm thí nghiệm direct shear box thì có thể đo được góc này nếu plot vertical displacement against horizontal displacement. Góc "psi" thông thường ảnh hưởng đới sự biến dạng của đất, đặc biệt quan trọng trong bài toán về slope stability bởi vì đất không bị bao bọc xung quanh, quan trọng hơn những bài toán về cọc khoan nhồi chẳng hạn. Nếu bạn dùng vòng Mohr để tính toán nháp stress, thì cũng có thể dùng nó để tính toán biến dạng nếu biết góc "psi". Kĩ thuật này rất hay, tuy nhiên không mấy người dùng, chắc không được học. | puma12 43 | |
| À, vừa nghĩ ra góc nghỉ là angle of repose trong tiếng Anh. Đối với đất cát, thì góc này là góc ma sát tới hạn (critical state hoặc constant volume), thấp hơn peak một ít. Nếu bạn bốc một nắm cát và chút nó từ từ lên mặt bàn thì cái góc nghỉ này bằng với góc của đống cát ấy tạo lên so với mặt bàn. | truongtiengka | |
| Góc nghỉ và góc ma sát là hai đại lương khác nhau. chỉ trong trường hợp cát rất lỏng thì hai góc mới bằng nhau. Không phải trong trường hợp nào cung có thể lấy góc ma sát băng góc nghỉ được, vì trên thực tế cát rất ít khi ở tình trạng rất lỏng. Các cách xác địng góc ma sát của cát: dùng: thí nghiệm ba trục (Triaxial shear test), thí nghiệm cắt trực tiếp (ko biết dịch co đúng ko) (Direct shear box) hoac thí nghiệm cắt đơn (Simple Shear test). Trên thực tế cát không lấy mẫu nguyên dạng được, dựa vào kết quả của SPT hoặc CPT để xác định cát chặt hay lỏng (lỏng < 25%, chặt vừa 25 đến 50%, chặt từ 50 đến 80%, trên 80%: rất chặt). Từ đó sẽ bố trí thí nghiệm với độ chặt tương tự. Trong các thí nghiệm có thể dùng các phương pháp lắp mẫu khác nhau để đạt được độ chăt mong muốn. Ví dụ: với phương pháp mois tamping có thể đạt được độ chính xác trên +-5% với cát chặt đến rất chặt. Thí nghiệm trường được sử dụng nhất là triaxial shear va direct shear. Còn có một cách nữa để lấy mẫu thí nghiệm nguyên dạng của cát là dùng phương pháp của mấy bác làm kem (đông đá). Nhưng vì rất tốn kém nên tôi cũng chưa gặp bao giờ. | nguyentrungata | |
| Hình như thí nghiệm góc nghỉ của cát không có công đoạn đầm thì phải các bác. cái thiết bị thí nghiệm góc nghỉ bằng nhựa cí 1 tí vậy thì đầm bằng cách nào nhỉ. tôi thường làm bằng cách: đất lấy từ ống SPT đem về phòng sấy khô đem ra cho đầy vào thiết bị thí nghiệm và rút cây thướt ở giữa lên sau đó tính góc nghĩ khô theo số đọc khắc trên vạch. đối với góc nghĩ ướt thì sau khi đổ cát khô vào tôi tiếp tục cho nước vào đến bão hòa và lại rút thước lên làm tương tự như góc nghĩ khô chứ không thấy hướng dẫn đầm gì cả. Mà nhất là các khu resort ở miền trung đa phần xây dựng trên nêè cát nên các anh CĐT nước ngoài thường yêu cầu cái này để tính ổn định mái đắp có vật liẹu là cát đó. | GeraldKr | |
| Mấy tiền bối cho tôi hỏi cái zụ lập biện pháp thi công đào đắp đất móng. Em đã xem wa tài liệu nhưng vẫn k tài nào kiem đc cái chỉ tiêu cơ lý của đất cát pha sét. Trong hồ sơ có ghi la công trinh thi công vào tháng 5/2011. Tiền bối nào có thể giúp e dc k ạ!!!! :Z:Z | Haroldser | |
| Bác nào có bản excel để vẽ thành phần hạt trong thí nghiệm thành phần hạt không cho tôi xin .Cảm ơn các bác trước | GeraldKr | |
| Tôi gửi để bạn tham khảo. | dutrieu | |
| mấy bác cho tôi hỏi muốn tính độ lún khì nền đất là cát hạt nhỏ có độ chặt vừa tôi tìm hệ số nén lún mà khồng thấy hỏi thầy giáo bảo là 0.02 đến 0.03 | JacimtoCogy | |
| Chào các Bác. Bác nào có thể cho tôi biết các xác định (phương pháp) tỷ trọng của đất và tỷ trọng này áp dụng vào việc gì? Thanks! | inetryconydot | |
| - các xác định: đọc tiêu chuẩn hoặc SGK - tỷ trọng của đất được dùng để tính các chỉ tiêu vật lý khác: độ rỗng, hệ số rỗng, dung trọng đẩy nổi, hệ số bão hòa... | profiltam | |
| Chào các Bác. Bác nào có thể cho tôi biết các xác định (phương pháp) tỷ trọng của đất và tỷ trọng này áp dụng vào việc gì? Thanks! chỉ biết là xác định trong thí nghiệm nén 3 chiều. Của cát thường là 0.25-0.3, sét cứng 0.2-0.3, sét pha: 0.32-0.37, sét dẻo: 0.35-0.45, sét nhão: 0.5 | thanhthuonghm | |
| sỹ diện nhầm tỷ trọng với cái gì thế??? | profillinkmuoimot11 | |
| chắc là nhầm với hệ số nở ngang. | cameralenguyen | |
| sỹ diện nhầm tỷ trọng với cái gì thế??? nhầm, trả lời câu hỏi của fx500ms, hệ số nở ngang. :d ps: không phải sỹ diện. > | sukem13579 | |
| hê hê, gọi cho vui ý mà, đừng giận nhé mà bác Ngọc đoán đúng cái nhầm bạn sydien1102 đúng, tài thật. Chỉ có tôi là luận tên bạn ý sai.> | dutrieu | |
| Tất cả những thằng sỹ diện không bao giờ nhận tôi là sỹ diện. | Robertol | |
| Anh nào có tiêu chuẩn 14 TCN 146:2005 ko cho tôi với tôi đang cần kiếm mãi ko thấy đâu. | hoang tuan | |
| thực ra theo cách hiểu của tôi đối với góc nghỉ tự nhiên của cát người ta sử dụng trong những trường hợp sau: 1. đối với cát được coi là nền : do không lấy được mẫu nguyên dạng , người ta bắt buộc phải đưa phi của cát vào tính toán khi đó tùy theo có nước ngầm hay không có nước ngầm người ta sử dụng góc nghỉ khô hay ướt. Người ta sử dụng góc nghỉ này cho an toàn vì khi đầm chặt thì phi của cát rất cao ( nhìn thấy ghê) 2. Đối với cát san nền ( nhất là các bãi thuộc nhà máy đóng tàu nôm na là gần sông) người ta sử dụng góc nghỉ của cát để sử dụng trong bài toàn tính bề mặt dốc của nền đoạn tiếp giáp với sông và dự đoán xem khi nước lên cao thì nền cát có bị mất tí nào hay không ( có mất chắc cũng không đáng kể). Đây là ý kiến của tôi vì nói thực tôi thấy đối với cát làm nền việc thí nghiệm chỉ mang tính chất lấy tiền vì đa phần đều tính theo SPT, còn đối với khu vực gần sông, lớp cát trên mặt thì thì nghiệm là cần thiết | Danielpr | |
| Xếp tôi giao cho tôi kiểm tra lại dự toán KS địa chất do đơn vị tư vấn lập, vậy mà tôi chẳng phần biệt được: Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý cuả mẫu đất nguyên dạng là 9 chỉ tiêu. Vậy 9 chỉ tiêu đó là chỉ tiêu gì? Tôi có thể tìm hiểu ở đâu? Xin mọi người giải thích rùm em. Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất không nguyên dạng 7 chỉ tiêu là những chỉ tiêu gì? Em đang cần rất gấp, mong mọi người giúp đỡ. Tôi xin đa tạ nhiều. | thanhtruc | |
| 9 anh đó là: Anh TP hạt Anh độ ẩm tự nhiên Anh độ ẩm giới hạn chảy Anh độ ẩm giới hạn dẻo Anh dung trọng tự nhiên Anh tỷ trọng Anh Hệ số nén lún a1-2 Anh Sức kháng cắt (cắt nhanh) cái này gồm 2 anh là anh Phi và Anh Sờ ê Sê Anh Hàm lượng hữu cơ 7anh cho đất không nguyên dạng:Anh này có 2 chi: Chi 1 Chi đất dính: bao gồm các anh Anh TP hạt Anh tỷ trọng Anh độ ẩm tự nhiên Anh độ ẩm giới hạn chảy Anh độ ẩm giới hạn dẻo Chi 2 Chi đất rời: Anh TP hạt Anh tỷ trọng Anh Góc nghỉ khô Anh góc nghỉ ướt Anh Hệ số rỗng max Anh Hệ số rỗng min .... còn vài anh nữa, chưa kịp nhớ ra | Amen1402 | |
| Nhân tiện thấy có 2 bạn nói về lấy mẫu, các bạn dùng từ "nguyên dạng" tôi có cảm giác chưa đúng, mà phải là "nguyên trạng", nhân đây thấy dân ĐCCT nhiều nhiều đề nghị các bác cho hỏi luôn 16 chỉ tiêu cơ lý thông thường mà các quyển "đơn giá khảo sát" của Nhà nước xuất bản thường hay hỏi là những chỉ tiêu nào? liệt kê? Cám ơn các bác! | Robertgomo | |
| Hì hì. Tôi đố bạn lấy được mẫu nguyên trạng đấy. (theo tôi nó chỉ mang tính chất tương đối thôi) | Arshes | |
| Mấy chú bên Kho bạc Nhà nước và bên CĐT có tí tuổi mà cứ ngồi vặn: "Đề nghị anh chỉ cho tôi biết bản test nào là anh làm cho 16 chỉ tiêu thí nghiệm đó?, nếu "anh" không chỉ được thì "em" xin đưa khối lượng thí nghiệm mẫu trong phần khảo sát địa chất về thí nghiệm 9 chỉ tiêu", đau mà muốn nổ mắt. Ai khéo nói xin giúp tôi 1 tay, tôi xung phong thank cả 2 tay luôn | MrAn12345 | |
| Không, ý của tôi chỉ là tên gọi của "nó" thôi HungGeoPro6 ạ, cũng trong " đơn giá khảo sát, đố bạn tìm được 1 từ mẫu nguyên trạng. Nhưng trong quy trình, chúng ta lại thấy rất suốt ngày lấy mấu nguyên trạng. Theo anh trả tiền cho tôi hay theo anh bảo tôi làm đây? Đồng ý là tương đối, nhưng khi viết thuyết minh chúng ta cần viết cho chuẩn là trạng hay dạng, tất nhiên, nguyên trạng hay nguyên dạng thì cũng để chỉ ra rằng mẫu đó được lấy lên bằng phương pháp đóng ống mẫu thành mỏng hoặc pítông. | thatgia | |
| Cái này có 2 vấn đề: 1. Nếu chỉ nói 16 chỉ tiêu thì có thể làm 9 nhưng vẫn có 17 vì bao gồm cả chỉ tiêu dẫn xuất mà có khi còn thừa ấy chứ. 2. Nói chỉ tiêu thí nghiệm thì lại khác. ở trên có 10 anh rồi tôi bổ sung thêm 6 anh nữa 11. Anh Tan rã. 12. Anh Thấm 14. Anh độ hút ẩm 15. Anh Trương nở 16. Anh Co ngót 17. Anh....... | MrAn12345 | |
| Không, ý tôi là chỉ tiêu "thông thường" mà dân ĐCTC dùng thôi, chứ chỉ tiêu đặc biệt thì nhờ mấy anh bên thủy lợi cũng được kha khá. Cái này phải hỏi mấy anh bên chỗ soạn thảo đơn giá mới biết | Robertplus | |
| Xem lại chi tiết trong bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý ấy 16 anh có thừa: 1 Độ ẩm tự nhiên 2 Dung trọng ướt 3 Dung trọng khô 4 Khối lượng riêng 5 Hệ số rỗng 6 Độ lỗ rỗng 7 Độ bão hòa 8 Giới hạn chảy 9 Giới hạn dẻo 10 Chỉ số dẻo 11 Độ sệt 12 Lực dính đơn vị 13 Góc ma sát trong 14 Góc nghỉ khô 15 Góc nghỉ ướt 16 Hệ số nén lún 17 Áp lực tính toán quy ước 18 Mô đun biến dạng | JacimtoCogy | |
| Ấy, tôi cũng trình bày y chang bác, cớ mà các chỉ tiêu dẫn xuất không được tính mà chỉ tính các chỉ tiêu "thí nghiệm" thôi, thế nên các "anh" mới hỏi test đâu? Quái ác quá | ao anh xa | |
| lại còn trong 18 cái bác kê ấy là kê chung đấy nhé, 14 và 15 của đất rời chứ | SpencerJalf | |
| Có 2 trường hợp: 1. Làm đủ các chỉ tiêu thí nghiệm: không bàn 2. Làm 9 nhưng tính 16 -17: là kiểu lờ lờ nước hến hoặc nhập nhằng đánh lận con đen. Gặp thằng CĐT rắn, am hiểu nó tỳ cho thì chấp nhận cắt. Gặp thằng CĐT lờ mờ, gà mờ thì cứ CHÉM GIÓ ào ào nó cứ đếm thấy đủ 16-17 cái gạch đầu dòng là nó cho qua. (Trường hợp của bạn đang nằm trong cái kiểu này >) | anhtuannguyen0904 | |
| Mệt nhỉ, dưng mà cái thằng cha " đơn giá Nhà nước" nó lại ghi lù lù ra là thí nghiệm 17 chỉ tiêu thông thường, và oái ăm hơn là: " nếu chỉ thí nghiệm 9 chỉ tiêu thì hệ số nhân công và máy x0.55" => rớt thê thảm | sieunhangiambeo | |
| 17 chỉ tiêu thì có mấy chỉ tiêu TN 3 trục nữa, nên chắc là đủ! Chỉ có điều. Cái người đưa ra số lượng chỉ tiêu đõ k biết căn cứ vào đâu mà gọi thế?! Đưa ra rồi sao k nêu đích danh (liệt kê) ra cho anh tôi nhờ! Cừ thực thực hư hư khó chịu thật! | EduardoMn | |
| Bác Ngọc làm trọng tài được không ạ? | hoangphunhan | |
| Trọng tài về cái gì ???. Nói chung là tôi ko thích làm trọng tài vì kiểu gì cũng có ít nhất 1 thằng nó ghét. Trong trường hợp xấu thì cả hai thằng nó ghét hoặc tất cả chúng nó đều ghét. | quyetthang122 | |
| ối, anh tôi đang bàn cãi về chuyện 17 chỉ tiêu cơ lý mẫu đất ạ, trong đơn giá nhà nước thì ghi là thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nguyên dạng (cắt, nén bằng phương pháp 1 trục) trong đó nêu rõ rằng mẫu nguyên dạng phải thí nghiệm 17 chỉ tiêu nhưng lại không liệt kê, phần ghi chú tai hại hơn: Nếu thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nguyên dạng chhỉ xác định 9 chỉ tiêu thông thường thì định mức nhân công và máy nhân hệ số k = 0.55 Anh tôi đều có nhiều ý kiến, người thì kê 17 chỉ tiêu bao gồm cả thí nghiệm và dẫn xuất, người lại kê thêm thấm, co ngót, trương nở, phân rã. Mấy anh kho bạc thì cứ đếm test trả tiền, mà mấy bác chủ đầu tư thì luôn có ý "hạch", vậy mong Bác chỉ đường cho chúng tôi đi với. Nhờ bác đọc thêm mấy topic trên rõ hơn ạ! | nguyentrungata | |
| Cái này tôi có biết gì đâu. Chịu. | BrandonMr | |
| Vậy bác Ngọc biết ai bên I bờ sờ ty chuyên soạn/liên quan về mục này không ạ? Vì mấy cái này do BXD lập, ban hành rồi các địa phương vận dụng cho tỉnh nhà. Việc này rất nhạy cảm vfi chi phí tư vấn hầu hết phụ thuộc vào các công tác khảo sát địa chât mà mẫu thí nghiệm lại rất nhiều tiền. Nếu bớt đi 0.45% đơn giá nhân công và máy thì có nghĩa là giá tư vấn chỉ còn lại khoảng 2/3 mà thôi. | truongtiengka | |
| IBST chỉ chuyên về khoa học và kỹ thuật thôi, vì vậy nó nằm rất xa Bộ XD, cơ quan quản lý của ngành XD. Những chuyện tiền nong và những chuyện tương tự như vậy thì sẽ phải nằm gần Bộ trưởng cho dễ quản lý. Vì vậy, cái chuyện này thì phải tìm đến cơ quan nào ở ngay cạnh Bộ trưởng. Hình như nó là Viện kinh tế của Bộ XD thì phải. | ClintomEa | |
| xem ra chưa có bác nào liệt kê đúng chính xác 17 ct hay 9 ct nhỉ. Hầu hết các bác cũng chỉ liệt kê theo một báo cáo hay tài liệu nào đó đã làm, tuy nhiên vẫn có sai lệch 1 vài chỉ tiêu giữa các bác, nghĩa là chưa chính xác may ra chỉ 1 bác đúng. nhà cháu cũng chịu cái văn bản gốc quy định 17 ct như thế nào thì tôi ko biết, nhưng tôi đã thấy có văn bản tính tiền cho cả chỉ tiêu tính toán đấy. nếu có thể thì cứ tính tiền theo từng chỉ tiêu, như vậy sẽ rất rõ ràng hợp lý. | nguoixau | |
| Bây giờ mà hiểu thế này thì mọi người xem thế nào nhé: 1 - thí nghiệm 9 chỉ tiêu có nghĩa là chỉ cung cấp cho anh thiết kế đúng 9 chỉ tiêu đó, do việc tính toán chỉ tiêu dẫn xuất không được xét nên bọn tôi cũng không tính cho các ông. => k nhân công và máy x 0.55%. 2 - Nếu các ông muốn lấy 17 chỉ tiêu (cả dẫn xuất) thì bọn tôi sẽ tính dưng mà ông phải thanh toán tiền mẫu 17 chỉ tiêu. => k nhân công và máy x 100% | Arshes | |
| Cho tôi hỏi tôi thống kê cho ra 3 đặc trưng,đặc trưng tiêu chuẩn,đặc trưng tính toán 1 và 2,lúc nào tôi dùng đặc trưng nào trong 3 cái đặc trưng này để tính toán!em làm đang làm đồ án,mọi người giúp e vơi!cảm ơn! | Robertvove | |
| Bạn DANQUANG90 nên đọc tài liệu thêm về việc sử dụng kết quả xử lý, trong đó có nêu rõ rồi, trạng thái GH1 tính cho ổn định. Trạng thái GH2 tính cho biến dạng | EduardoMn | |
| Góc ma sát trong của đất cát theo góc dốc tự nhiên. Góc dốc tự nhiên của cát là góc mà ở đó mái dốc không có gì chống đỡ của đất cát giữ được sự cân bằng hoặc một góc tạo thành khi đổ cát một cách tự do. PP này thí nghiệm cát ở trạng thái khô và tt bão hoà Trong thí nghiệm cắt trực tiếp trên máy cắt phẳng người ta vẫn tiến hành thí nghiệm cắt cho mẫu cát, nhưng ở tốc độ chậm và ở trạng thái bão hòa nước, đồng thời đo biến dạng đứng và biến dạng ngang | BrandonMr | |
| Góc ma sát trong của đất cát theo góc dốc tự nhiên. Góc dốc tự nhiên của cát là góc mà ở đó mái dốc không có gì chống đỡ của đất cát giữ được sự cân bằng hoặc một góc tạo thành khi đổ cát một cách tự do. PP này thí nghiệm cát ở trạng thái khô và tt bão hoà Trong thí nghiệm cắt trực tiếp trên máy cắt phẳng người ta vẫn tiến hành thí nghiệm cắt cho mẫu cát, nhưng ở tốc độ chậm và ở trạng thái bão hòa nước, đồng thời đo biến dạng đứng và biến dạng ngang | Danielpr | |
| Cát pha có thể lấy được mẫu nguyên dạng. Lấy được hay không chủ yếu do vấn đề thiết bị và con người thôi. | EduardoMn | |
| Cũng còn một vấn đề nữa đó là liệu có cần thiết hay không. Lấy nguyên dạng thì được lợi hơn cái gì. | CharlesEn | |
| theo tôi là cần thiết chứ không các bác cơ học đất lấy cái gì mà tính chẳng nhé tính theo thí nghiệm hiện trường mà lỡ cái lớp cát pha đấy nằm ở sâu 11m chẳng hạn thì thí nghiệm chắc là khó và không chính xác. ( bản thân tôi chỉ tin vào thí nghiệm spt 50% thôi) | MichaelKl | |
| cần chứ bác, chí ít là thí nghiệm mẫu nguyên trạng giá cao hơn | hoang tuan | |
| Ha ha bác nói chuẩn không cần chỉnh. Nếu sau này bác gửi mẫu ở chỗ tôi số lượng không nhiều và không đòi gấp thì bác sẽ có kết quả thật giá trung bình ( tôi thề tôi hứa tôi đảm bảo) | nguyentrungata | |
| Em nghĩ cũng cần có sự bàn luận về cát pha, nó được coi là đất dính trong khi hàm lượng hạt sét chiếm không đáng kể. Trạng thái thì có cứng, dẻo (biến đổi trong phạm vi rất rộng) và chảy. Cát pha lại rất nhạy cảm với nước, sơ sẩy là sai ngay, nên nhiều khi tin thí nghiệm SPT hơn thí nghiệm trong phòng khi đánh giá về cát pha. | controlledpills | |
| em nhớ không nhầm trong một topic nào đó thầy cũng đã nói là thí nghiệm SPT trong cát chỉ số N30 chưa chắc đã phản ánh đúng kết cấu của cát là chặt hay xốp nhưng do không có gì kiểm chứng nó cả nên coi là đúng ( vậy mà thầy lại nói là tin cậy SPT trong cát pha liệu có mâu thuẫn không?) theo quan điểm của tôi nếu cát pha thí nghiệm chuẩn ( kể cả cắt phẳng nhưng với sơ đồ uu thì cắt nhanh hơn tốc độ bình thường KQ tương đối chuẩn, còn thành phần hạt tôi không dám bàn vì thời nay khảo sát dân dụng do VN làm chủ đầu tư có ai đóng mẫu đâu toàn ép mẫu dính sét vào thì thường phân tán) ( xin lỗi thầy nếu tôi nhầm cái nhận xét của người khác cho thầy) | lightzar | |
| thêm nữa với thực tế đi làm tôi nhận thấy giờ đây người ta tin vào thí nghiệm hiện trường (SPT ) hơn là kq thí nghiệm trong phòng? Tại sao vậy? phải chăng càng ngày càng lôm côm trong công tác thí nghiệm ( trong khi chả ai kiểm chứng xem SPT có TN đúng độ sâu có thổi rửa hay không, có đóng vào đoạn phân lớp hay không...) | profilmuoibon14 | |
| Vấn đề có cần thiết lấy mẫu nguyên trạng của bất kỳ loại đất nào trong đó có cát pha là phụ thuộc vào sự cần thiết của bài toán cần giải quyết do thiết kế yêu cầu. Với những bài toán mà chủ yếu chỉ cần biết tại độ sâu nào đó nó là đất gì thì có lẽ cũng chẳng cần chính xác lắm đối với các tham số cơ lý đất để mà cứ phải bỏ nhiều tiền ra lấy mẫu nguyên trạng nhất là đối với những loại đất rất khó lấy mẫu nguyên trạng như cát và bùn sét, bùn cát .... Với những loại đất rất khó lấy mẫu nguyên trạng mà lại dùng các thiết bị phọt phẹt và con người không chịu tự nhận là phọt phẹt để khoan lấy mẫu nguyên trạng thì cứ nên gọi nó là mẫu suýt nguyên trạng. Nghĩa là cứ coi là nó nguyên trạng nhưng nên ghi chú thêm trong báo cáo là không dám chắc chắn lắm để thằng thiết kế nó biết nó xử lý. Thực ra thì những thằng thiết kế cứng đanh nó đọc kết quả thí nghiệm thật thì trong một số trường hợp cũng có thể biết được mẫu nào đã bị không còn nguyên trạng nữa rồi. Nhưng khi gặp phải thằng thí nghiệm cũng cứng đanh thì nó múa dẻo kết quả thì đến bố thiết kế cũng chịu không phát hiên ra. Lúc này, các thí nghiệm hiện trường sẽ tỏ ra tin cậy hơn ngay cả khi độ chính xác của chúng theo đồn đại là không cao bằng kết quả nhận được theo thí nghiệm trong phòng. | SpencerJalf | |
| thầy ngủ muộn nhỉ. Ở Việt Nam mọi người đều nắm được thuyết tương đối và 6 cặp phạm trù triết học rất siêu. Bản thân người thí nghiệm cứng đanh khi thí nghiệm đã biết được mẫu nào nguyên dạng hay không nguyên dạng nên với cái không nguyên dạng mà ghi nguyên dạng rõ ràng là phải biến phủ định của phủ định bằng khẳng định rồi ( mà có hi thí nghiệm xuyên hiện trường bây giờ có lẽ cũng đáng tin cậy thật vì cứ 2 cái sai thành 1 cái đúng thầy nhỉ) | hoibmtose005 | |
| Cái này cũng chính xác luôn! Bạn nào làm khảo sát ĐCCT mà làm thêm phần thiết kế xử lý sẽ thấy điểm này. Có những lớp cần lấy với số lượng mẫu nhiều và khoảng cách lấy mẫu nhỏ, nhưng có những lớp chỉ cần lấy ít mẫu cũng đảm bảo. | Renatosymn | |
| Cũng nhân tiện chủ đề này tôi tranh thủ quảng cáo tý. Các bạn nào cầm mua ống mẫu Pistong Model Osterbeg thì liên lạc với tôi nhé. Hàng Made in VietNam- Giá Việt Nam. OSTERBEG FIX PISTON SAMPLE >Bạn nào cần gia công các thiết bị cho khảo sát ĐCCT cứ liên lạc với tôi. | Robertvove | |
| Bạn nhầm sang đất sét rồi, còn với cát pha thì tôi vẫn tin tưởng vào SPT (tất nhiên phải thí nghiệm cẩn thận) hơn là trong phòng. | trangyu lan | |
| giữa cái xấu và một cái tồi tệ thì vẫn phải chọn theo một cái | Vimcentcow | |
| cái này được gọi là lá rách đùm là nát chỉ đúng khi ngưòi đi thực tế làm tài liệu còn chỉ ngồi ở nhà phân tích thì cái xấu có khi lại thành cái siêu tôi tệ bác nhỉ | SpencerJalf | |
| Khối lượng thể tích mà xác định bằng cách tra bảng? Nếu bác đang là: 1. Sinh viên: Đồ án này không gần với thực tế. 2. Người thiết kế: Chuẩn bị hành trang vào .... 3. Chủ đầu tư: Hủy ngay cái cách mà thằng nào xúi bậy! Gọi mấy ông khoan khảo sát địa chất đến làm cho lúc đấy thì không cần phải tra nữa! | thietkelogo | |
| Như này nhé! Em gởi Bác xem một cái bảng công thức quy đổi, bác kết hợp với công thức định nghĩa của các đại lượng (sách cơ đất nào cũng có cả) từ đó Bác sẽ tìm được kết quả mong muốn, Lưu ý một số đại lượng trong bảng của tôi khác bảng của bác như sau: gama: dung trọng tự nhiên gama (d): Dung trọng khô gama (s): Dung trọng hạt ~ delta trong bảng của bác (nếu coi gama (w) = 10 kN/cm3) gama (): Dung trọng đẩy nổi gama (sat): Dung trọng bão hòa gama (w): Dung trọng của nước (bảng của bác gama (w) là dung trọng tự nhiên) Bảng đây: > Hy vọng giúp được bác! | AlbertgeK | |
| cảm ơn cậu nhiều. nhưng mà tôi đã tính thử rùi nhưng mà không đc. thầy giáo bảo phải tra trong bảng này nhưng tôi chẳng bít không biết làm sao mà, hy vọng có pro nào đã làm qua giúp tôi đc.hix | thuymo | |
| e thấy trong các bảng tổng hợp cơ lý của đất có mốt số lớp đất có 2 lực dính kết và 2 góc ma sát trong.e ko biết tại sao phải như vậy? ai có thể giải thich giúp tôi được ko ạ? | dacbiet | |
| tra tham khảo thôi vì biên dao động khá lớn, của Việt Nam hay ở đâu cũng thế. Cách tra: xác định loại đất từ thành phần hạt, dựa vào góc nghỉ để đánh giá mức độ chặt, rồi từ đó quyết định lấy gama bão hòa. (có thể kết hợp thêm giá trị E0 để đánh giá độ chặt). lớp 4 : tp hạt -->đất cát lẫn sạn sỏi, với góc nghỉ cho thấy cát thuộc trạng thái kết cấu thuộc dạng rất rời -- lấy gama bh tầm 1,7 lớp 5: tp hạt --> đất sỏi sạn pha cát, từ góc nghỉ thì dự rằng kết cấu kém chặt đến chặt vừa --> lấy gama bh tầm 2,0 | Freddievaw | |
| 2 cái khác nhau, đó là theo sức kháng cắt tổng và sức kháng cắt hiệu quả, tương ứng sẽ sử dụng cho bài toán phân tích ổn định điều kiện không thoát nước và thoát nước. Đọc lại về thí nghiệm cắt, ở ketcau cũng có nhiều người nói rồi. | tontai | |
| bác kiểm tra lại hộ tôi với đc không, cái lớp 5 của tôi là lớp có trạng thái chặt - rất chặt mà, không bít là gama bh của 2 lớp như trên có lớn quá không. bác cho tôi hỏi là bác tra theo góc nghỉ ở đâu vậy ?? | Winmordbet | |
| góc nghỉ tra theo kinh nghiệm tôi thôi còn gama bh thì tôi cũng dõi vào cái bản của thầy bạn đưa, tôi cũng xem qua một vài số liệu khảo sát sẵn có gama bh của cát. | EfrainKl | |
| thế thì tôi cứ theo bác vậy, đằng nào thì tôi cũng đã có tí kinh nghiệm nào đâu. mà cái bảng trên của thầy giáo sử dụng như thế nào bác chỉ tôi với đc không??bác ơi cho tôi hỏi từ góc nghỉ tự nhiên của cát có thể xác định được góc ma sát trong hay không ??hay là bác có kinh nghiệm gì không chỉ tôi với. | hiepsitayto | |
| xin hỏi các bác là tôi đánh giá kết quả thí nghiệm của đất cấp 2 và đất cấp 3 thì phải dựa vào tiêu chuẩn nào nhỉ Nếu bác nào biết thì gửi cho tui theo địa chỉ mail: Phulocnhothuong2010 Xin cám ơn các bác trước nha | Renatosymn | |
| Bác có nhầm không đã cắt phẳng bão hòa cho cát lại còn cắt chậm nữa thì bão hòa làm gì? thà cắt chậm cho cát khi ở trạng thái khô còn hơn ( toàn xúi bậy) | muaxanh | |
| Có chắc góc nghỉ của cát ướt là góc ma sát trong của cát không bác? | profil7 | |
| Chào các bác,em là thành viên mới của diễn đàn, tôi đang học môn địa chất công trình mà không có tài liệu tham khảo. Bác nào có thì cho tôi xin với nha, xin cảm ơn các bác. | tieu sao | |
| Bác quang diep rất thân mến! Nếu để ý, Bác sẽ thấy rằng tất cả các nội dung của diễn đàn này đều là tài liệu tham khảo cho Bác đấy! | EfrainKl | |
| Lưu ý cho các bạn trẻ : tham khảo trong này xong nhớ đọc kĩ phần kết luận của : NgocIBST, nguyễn công oanh, phantuhuong hay Wasabi nhé đó là những người có chuyên môn ( hay coi đấy là đúng đi) còn lại thì có người đúng người sai độ tin cậy không được cao lắm | trannguyen1602 | |
| Cứ tin theo tôi quá mà không chịu tự nghiên cứu và tự kiểm chứng lại thì thế nào cũng có lúc .... bị tôi lừa đấy. Phép lừa là thực hiện theo hai bước sau: 1. Mặc Comple, Caravat rồi Múa may quay cuồng, Nổ Đùng đoàng sao cho thật đúng, thật tốt để mọi người tin theo. 2. Thừa lúc mọi người đang mê văn tín chạy theo thì căng dây trên đường chạy để cho chúng nó vấp ngã sấp mặt cho chúng nó chết. Vì vậy nên luôn cẩn thận vì biết đâu tôi lại sắp sửa thực hiện bước 2. | Alewohabee | |
| Biết tính cụ quá rồi : mặc comple deo kính đen quẳng bom cho cả làng đánh nhau thi thoảng cụ lại ném lựu đạn để chém nhau tiếp nhưng kết cục lại cụ vẫn đưa mồi và bia ra để kết luận ( mừ nhà cháu đôi khi chả biết cụ kết luận đúng hay sai) | nguoixau | |
| Đến tôi còn chẳng biết chắc là tôi kết luận đúng hay sai huống chi là.... | anhtuannguyen0904 | |
| Ối, các tiền bối có chuyên môn mà làm ăn như thế này có phải là chết hậu bối tụi tôi không cứ bảo sao VN càng ngày càng đi xuống >) (just kidding) | GeorgeEr | |
| Có ai có chỉ tiêu cơ lý của đất bazan không cho tôi với, tôi tìm hoài mà không có. | test1212 | |
| Các bác cho e hỏi, khi e chạy các phần mềm như plaxis mà tài liệu khảo sát cho góc nghỉ khô và ướt thì tùy theo lớp cát đó nằm trên hay dưới mực nước ngầm để chọn??? Dưới mực nước ngầm thì lấy góc nghỉ ướt có phải ko ạ? | duancuacuon | |
| Đối với đất nguyên trạng thì gồm có 17 chỉ tiêu: 1. Thành phần hạt 2. Độ ẩm 3. Tỷ trọng 4. Khối lượng riêng 5. Khối lượng thể tích tự nhiên 6. Khối lượng thể tích khô 7. Độ bão hòa 8. Độ lỗ rỗng 9. Hệ số rỗng 10. Giới hạn chảy 11. Giới hạn dẻo 12. Chỉ sô dẻo 13. Độ sệt 14. Lực dính kết 15. Góc nội ma sát 16. Hệ số nén lún 17. Mô đun tổng biến dạng Đối với đất không nguyên trạng bao gồm các chỉ tiêu: 1. Thành phần hạt 2. Độ ẩm 3. Tỷ trọng 4. Giới hạn chảy 5. Giới hạn dẻo 6. Chỉ số dẻo 7. Độ sệt Đối với mẫu không nguyên trạng lấy mẫu SPT bao gồm 6 chỉ tiêu trên nhưng gồm có : 1. Góc nghĩ khi khô 2. Góc nghĩ khi ướt 3. Hệ số rỗng nhỏ nhất 4. Hệ số rỗng lớn nhất theo như tôi biết là như rứa, ai biết bổ sung thêm nhé (tôi mới ra trường làm dc có 1 tháng nên kiên thức còn hạn chế | thanhtruc | |
| 1. Người ta gọi là 17 chỉ tiêu thí nghiệm nên trong cái 17 chỉ tiêu trên kia lại có cả chỉ tiêu tính toán nên không đúng. 2. Đất không nguyên dạng bao gồm đất dính và đất rời nên cái bôi đỏ viết thấy nó thế nào ý ( chẳng lẽ đất dính không lấy được bằng SPT và đất rời lấy trong SPT thí nghiệm được giới hạn chảy và giới hạn dẻo) 3. Góp ý thêm, không nên dùng khái niệm tỷ trọng nhé ( cái này kiểu gì thầy cũng nhắc rồi) | CharlesEn | |
| Sao ko dùng bác? cái này tiếng Anh có phải là Density ko? nếu thế thì dịch ra tiếng Việt là cái gì? | michaelyork | |
| Density là khối lượng riêng nhé bác (mass per unit volume) Còn trọng lượng riêng là weight per unit volume Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất được so sánh với một chất đối chứng (thường là nước). | lightzar | |
| THế mà từ điển anh việt nó dịch density là tỷ trọng mới đau chứ. | profiltam | |
| Uh vấn đề là người dịch từ tiếng anh sang tiếng việt ( bản thân tôi hồi đi học thầy giáo đã dặn kĩ là dùng từ khối lượng riêng còn từ tỷ trọng thầy bảo là nó bị sai về bản chất vật lí nhưng do nhiều nơi ( có người thế hệ cũ) vẫn quen dùng nên có thể hiểu là chỉ cùng một khái niệm) có thể người dịch lại thuộc người thế hệ cũ | Freddievaw | |
| Density: là mật độ và nhiều nghĩa nữa. Cái "mass per unit volume" mà bạn nói rất dễ được hiểu là khối lượng thể tích không nhỉ? Vì có biết là đơn vị thể tích rắn hay rắn + rỗng đâu. Trong khảo sát địa chất tôi chưa gặp cái khái niệm trọng lượng riêng của đất, điều này đc thay thế bằng tỷ trọng của hạt đất ( Specific gravity weight). | duancuacuon | |
| Bác hơi bị nhầm lẫn khái niệm rồi nhé. weight per unit of volume tạm dịch là " trọng lượng đơn vị thể tích" hay là trọng lượng riêng thể tích hay là " trọng lượng riêng" | checkerso1 | |
| Đó là trường hợp chung, còn mà chi tiết ra thì lại có " trọng lượng đơn vị thể tích tự nhiên, trọng lượng đơn vị thể tích khô, trọng lượng đơn vị thể tích hạt.... | Amen1402 | |
| Ô thế lại quay về thời sinh viên à? Giải thích các thuật ngữ rất là cơ bản. Thế thì chán. | Charlesquew | |
| mấy a cho e hỏi đất á cát thì xếp vào đất cát hay sét ạ?e đang làm đồ án nền móng.cái bảng tra sức chịu tải đơn vị diện tích ở đầu mũi cọc chỉ có đất cát và đất sét à.đất e là đất á cát có độ sệt o.5 vậy tra theo cát hay sét có độ sệt 0.5 ạ?thank mấy a c | BrandonMr | |
| em cũng đang cần như bác, có ai giúp không, tôi xin đội ơn !!! > | KennethOt | |