Xác định độ Chặt Tiêu Chuẩn đất Tại Hiện Trường
Có thể bạn quan tâm
Xác định độ chặt tiêu chuẩn của đất được dựa trên TCVN 8217:2009, TCVN 8728:2012, TCVN 8729:2012 để phân loại, xác định độ ẩm, khối lượng thể tích và độ chặt của đất tại hiện trường.
Phương pháp này áp dụng đối với các loại đất hạt mịn không chứa hoặc có chứa sạn sỏi, đất rời loại cát và sỏi sạn không chứa hoặc có chứa cuội dăm.
Đây là phương pháp xác định độ chặt của đất tại hiện trường, sau thi công đầm chặt đất từng lớp theo phương pháp đầm nén dùng trong xây dựng các công trình thủy lợi.
I. Yêu cầu chung để xác định độ chặt tiêu chuẩn đất tại hiện trường
- Để xác định độ chặt của từng lớp đất đắp tại hiện trường, ngoài việc phải tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng thể tích đơn vị đất ẩm và độ ẩm của đất đắp để tính ra khối lượng thể tích đơn vị đất khô, còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn và văn bản liên quan khác của công tác thi công đắp đất theo phương pháp đầm nén.
- Trong quá trình thi công đắp đất, đơn vị thí nghiệm phải thường xuyên có mặt tại hiện trường và chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng thể tích đơn vị và độ ẩm của đất.
- Người phụ trách thí nghiệm phải theo dõi, quan sát, khi nhận thấy lớp đất đắp có thể đã được đầm đến độ chặt yêu cầu thì tiến hành lấy mẫu xác định khối lượng thể tích đơn vị đất ẩm và độ ẩm của lớp đất đắp đó, rồi tính ra khối lượng thể tích đơn vị đất khô và độ chặt của đất.
- Mẫu thử phải lấy đến đáy của lớp đất, sau khi đã gạt bỏ từ 4 cm đến 5 cm phần trên của lớp đất. Các điểm lấy mẫu cần được bố trí trên các tuyến dọc theo tâm và rìa của vùng đầm chặt, với khoảng cách phù hợp theo yêu cầu của quy trình thi công và kiểm tra chất lượng đất đắp theo phương pháp đầm nén.
- Trong quá trình thí nghiệm tại hiện trường, nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện vật liệu dùng để đắp khác với loại vật liệu trong hồ sơ thiết kế quy định, thì người phụ trách thí nghiệm phải báo ngay cho các đơn vị liên quan biết để kịp thời xử lý.
- Sau khi đào lấy mẫu thí nghiệm xong, nhất thiết phải lấp đầy hố bằng đất ở xung quanh và đầm chặt lại cẩn thận, đối với các hố đào thí nghiệm dùng cát thế chỗ, đặc biệt là trong đất dính, thì phải lấy hết cát ra trước khi lấp hố.
II. Phương pháp xác định độ chặt của đất tại hiện trường:
Tiến hành lấy mẫu và xác định khối lượng thể tích đơn vị của đất ẩm và độ ẩm của đất tại các vị trí đại diện của lớp đất đã đầm nén được thực hiện qua 3 phương pháp xác định bao gồm: phương pháp dao vòng lấy mẫu và phương pháp đào hố – dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ, phương pháp đào hố – dùng nước thế chỗ.
Nhưng hiện nay, phương pháp xác định độ chặt thường được quan tâm và sử dụng phổ biến là phương pháp đào hố dùng cát tiêu chuẩn để thế chỗ và phương pháp giao vòng lấy mẫu.
1. Phương pháp hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ
a. Phạm vi áp dụng cho đất:
- Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có chứa hơn 30 % sỏi sạn cỡ hạt từ 2 mm đến 40 mm nhưng không quá 10 % cỡ hạt lớn hơn 20 mm; hoặc, đất sạn sỏi hạt nhỏ đến hạt trung pha (hoặc lẫn) bụi và sét, có không quá 10 % vật liệu hạt cỡ từ 20 mm đến 40 mm.
- Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có chứa hơn 30 % sỏi sạn hạt nhỏ đến hạt to, nhưng không quá 10 % cỡ hạt lớn hơn 20 mm đến 40 mm; hoặc các đất sạn sỏi hạt nhỏ đến hạt to pha (hoặc lẫn) bụi và sét, có không quá 10 % vật liệu hạt cỡ từ 40 mm đến 80 mm.
b. Các bước tiến hành:
Bước 1: Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Cân xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là mct)
Bước 2: Làm phẳng bề mặt cần thí nghiệm, định vị khuôn thí nghiệm.
Bước 3: Đào 1 cái hố có đường kính khoảng 15cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày của lớp vật liệu được lu lèn.
Bước 4: Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị, úp miệng phễu của bộ chứa cát tiêu chuẩn vào lỗ thủng của đế định vị. Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van lại, nhấc toàn bộ phễu rót cát ra.
Bước 5: Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là mcs)
Bước 6: cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là mw)
Bước 7: lấy mẫu vừa đào lên đem đi sấy khô.
Bước 8: Cân mẫu vừa sấy khô (ký hiệu là mk)
Bước 9: lập công thức và tính toán dựa trên số liệu vừa có => khối lượng thể tích khô tại hiện trường (ght).
c. Tính toán số liệu:
- Thể tích của hố đào:
- Khối lượng thể tích của mẫu ban đầu được đào lên:
- Độ ẩm của mẫu ban đầu được đào lên:
- Khối lượng thể tích khô của mẫu ban đầu được đào lên:
d. Xác định độ chặt K tại hiện trường (ght)
Từ các thí nghiệm trên ta có thể xác định được:
- Dung trọng khối lượng thể tích khô trong phòng thí nghiệm (gmax)
- Dung trọng khối lượng thể tích khô tại hiện trường (ght)
- Hệ số nén chặt tại hiện trường có ý nghĩa rất lớn. Nếu hệ số này gần về bằng 1 chứng tỏ rằng: nền đang thí nghiệm được thi công tốt và kết cấu của nền rất tốt. Hầu như các thành phần cấp phối của nền đã được lèn chặt vào nhau không còn khoảng trống.
- Nhưng nếu hệ số K hiện trường > 1 có thể có nhiều nguyên nhân:
+ Kết quả tính toán (ght) của phòng thí nghiệm bị sai, ở trường hợp này (gmax) nhỏ => K>1
+ Kết quả tính toán (ght) của hiện trường không đúng số liệu dẫn đến (ght) hiện trường lớn => K>1
+ Vật liệu thi công mà mẫu mang thí nghiệm ở phòng thí nghiệm là không đồng nhất => K>1
+ sự dảnh hưởng của công đầm nén tại công trường đã sử dụng công đầm lớn hơn công đầm ở phòng thí nghiệm khi tính toán => K>1
+ Sự ảnh hưởng thành phần % lượng hạt cốt liệu nhỏ => K>1
….
2. Phương pháp dao vòng lấy mẫu
a. Phạm vi áp dụng cho đất
- Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có lượng chứa không quá 10 % sỏi sạn có cỡ hạt từ 2 mm đến 5 mm.
- Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có lượng chứa không quá 20 % sỏi sạn có cỡ hạt từ 2 mm đến 10 mm, trong đó không quá 10 % vật liệu hạt cỡ từ 5 mm đến 10 mm.
- Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có chứa không quá 30 % sỏi sạn có cỡ hạt từ 2 mm đến 20 mm, trong đó không quá 10 % vật liệu hạt cỡ từ 10 mm đến 20 mm.
b. Tiến hành thí nghiệm
- Tập hợp các thông tin về vật liệu đắp (mỏ vật liệu, loại đất, khối lượng thể tích khô lớn nhất, độ ẩm đầm nén tốt nhất, khu vực đắp, độ chặt yêu cầu, khoảng độ ẩm đầm nén thích hợp, các thông tin khác có liên quan).
- Kiểm tra hiện trường và lập sơ đồ bố trí các vị trí các điểm lấy mẫu thí nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật quy định trong 4.4; đặt số hiệu cho các điểm lấy mẫu thí nghiệm theo trật tự quy ước thống nhất.
- Khi dự đoán là lớp đất có thể đã được đầm nén đạt độ chặt yêu cầu hoặc sau khi đã đầm đủ số lượt đầm quy định sơ bộ cho mỗi lớp đắp (xác định được từ kết quả đầm thử), cần khẩn trương tiến hành lấy mẫu để thí nghiệm xác định khối lượng thể tích đơn vị đất ẩm và độ ẩm của đất tại các vị trí đã được bố trí.
- Xác định khối lượng thể tích đơn vị đất ẩm của từng mẫu đất lấy từ lớp đất đã đầm: thực hiện theo TCVN 8729:2012.
- Xác định độ ẩm của đất: theo TCVN 8728:2012
- Sau khi đào lấy mẫu thí nghiệm xong, lấp hố cẩn thận và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
c. Tính kết quả
- Theo phương pháp thí nghiệm đã áp dụng, tính kết quả thí nghiệm ngay sau khi thí nghiệm xong đối với từng mẫu theo trình tự:
- – Tính khối lượng thể tích đơn vị đất ẩm, gW(g/cm3).
- – Tính độ ẩm của đất, W (%).
- Tính khối lượng thể tích đơn vị đất khô, gc (g/cm3), theo công thức 3:
Tổng hợp khoảng biến thiên độ ẩm của đất đắp đối với các mẫu đạt độ chặt yêu cầu và các mẫu không đạt độ chặt yêu cầu và so sánh chúng với khoảng độ ẩm đầm nén thích hợp của đất.
d. Báo cáo kết quả thí nghiệm
Báo cáo kết quả xác định độ chặt của lớp đất đắp tại hiện trường gồm các thông tin sau:
– Tên công trình, hạng mục công trình, loại thiết bị đầm nén.
– Khu vực đắp, chiều dày lớp rải và cao độ mặt lớp sau khi đầm chặt.
– Mô tả mẫu đất: (thành phần, trạng thái, màu sắc, kết cấu…)
– Khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất, gc.max (g/cm3), độ ẩm đầm nén tốt nhất Wtư (%), độ chặt yêu cầu (Kyc).
– Vị trí lấy mẫu: số hiệu mẫu đất, cao độ lấy mẫu.
– Phương pháp thí nghiệm áp dụng.
Kết quả thí nghiệm:
+ Tổng số mẫu thí nghiệm
+ Số % mẫu thử đạt độ chặt yêu cầu và khoảng dao động độ ẩm của đất: (từ …% đến …%)
+ Số % mẫu thử không đạt độ chặt yêu cầu và khoảng chênh lệch (nhỏ thua) về khối lượng thể tích đơn vị đất khô so với khối lượng thể tích đơn vị đất khô yêu cầu và khoảng dao động độ ẩm của đất.
– Nhận xét chung về chất lượng đầm chặt của lớp đất.
– Sơ đồ vị trí lấy mẫu thí nghiệm và bảng ghi chép kết quả thí nghiệm.
Dựa vào kết quả thí nghiệm và căn cứ vào yêu cầu chất lượng đầm chặt đối với đất đắp, đưa ra nhận xét và thông báo ngay kết quả cho đơn vị thi công và các đơn vị liên quan khác biết để tiến hành đầm thêm hay cho nghiệm thu lớp đầm.
>>> Để đảm bảo xác định độ chặt hiện trường đạt kết quả tốt nhất cần lưu ý các vấn để:
- Nên chọn đơn vị thí nghiệm uy tín – chuyên nghiệp.
- Cần có người kiểm tra giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm.
- Kiểm tra giám sát việc cung cấp vật liệu tại hiện trường.
- Thực hiện thí nghiệm đúng quy trình.
>>> Quý khách có nhu cầu thí nghiệm xác định độ chặt tiêu chuẩn của đất tại hiện trường hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được thí nghiệm và báo giá tốt nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Thí nghiệm đất – cát đắp – đá trong phòng thí nghiệm và hiện trường
- Quy cách lấy mẫu đất thí nghiệm
- Tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông nhựa mới nhất
- Thí nghiệm cát cho bê tông và vữa
Quý Khách hàng có nhu cầu thí nghiệm vật liệu xây dựng hoặc tìm Phòng Thí Nghiệm uy tín – chất lượng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi: TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM KIỂM ĐỊNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG Điện thoại: 0979 635 840 Website: https://thinghiemvlxd24h.com/ Email: thinghiemkdvlxd@gmail.com Địa chỉ: KĐT Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội |
Từ khóa » Hệ Số đầm Chặt Của đất đồi
-
HỆ SỐ LU LÈN VÀ ĐẦM NÉN CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU - 123doc
-
Hệ Số đầm Nén
-
Áp Dụng Hệ Số Chuyển đổi đất Rời Xốp Sang đất Lu Lèn K90 - Đấu Thầu
-
Về Việc Áp Dụng Hệ Số Chuyển đổi Từ đất Rời, Xốp
-
HỆ SỐ RẢI, LÈN NÉN CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU - Facebook
-
Các Hệ Số Khi Thi Công đất [Archive] - CAUDUONGBKDN
-
Hệ Số Lu Lèn, Đầm Chặt Của Đá 0x4
-
Tham Khảo Cách Tính Hệ Số Nở Rời Của đất Chuẩn Nhất - Skycentral
-
Hệ Số đầm Chặt Của đất Là Gì - Hàng Hiệu
-
Hệ Số Đầm Chặt, Hệ Số Lu Lèn Đá 0x4 - VLXD Sài Gòn
-
ĐỘ CHẶT K=0.9, 0.95, 0.98 LÀ GÌ? NẾU K > 1 THÌ SAO?
-
Hệ Số Lu Lèn Cấp Phối Đá Dăm Loại 1, Mặt Đường ...
-
Tính Khối Lượng Mua đất Cho Công Tác đắp đất Khi Lập Dự Toán